Phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi
Translation Exposure
Hình minh họa. Nguồn: amwal-mag.com
Phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi
Định nghĩa
Phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi trong tiếng Anh là Translation Exposure hoặc Accounting Exposure.
Phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi là rủi ro mà vốn chủ sở hữu, tài sản, nợ hoặc thu nhập của công ty bị biến đổi về giá trị do tỉ giá hối đoái thay đổi. Điều này xảy ra khi một công ty chuyển đổi số liệu trên báo cáo tài chính của các chi nhánh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau về đồng tiền bản địa của công ty mẹ.
Kế toán sử dụng các phương pháp khác nhau để bảo vệ các công ty khỏi loại rủi ro này, chẳng hạn như các kỹ thuật hợp nhất báo cáo tài chính của công ty và các qui trình đánh giá kế toán chi phí hiệu quả nhất. Trong nhiều trường hợp, phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi được ghi lại trong báo cáo tài chính dưới dạng lãi hoặc lỗ ngoại tệ.
Ví dụ về phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi
Phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi có thể có thể dẫn đến các khoản lãi hoặc lỗ trên báo cáo tài chính, dù bản thân các tài sản của công ty không có sự thay đổi gì. Các khoản lãi hoặc lỗ này được ghi nhận do giá trị hiện tại của tài sản công ty biến động theo tỉ giá hối đoái.
Giả sử một công ty Mỹ sở hữu một nhà xưởng ở Đức trị giá 1 triệu euro, tỉ giá hiện tại là 1 USD = 1 EUR thì giá trị của nhà xưởng này sẽ được ghi nhận là 1 triệu đôla. Nếu tỉ giá hối đoái thay đổi thành 1 USD = 2 EUR, tài sản sẽ được ghi nhận giá trị 500.000 đôla. Công ty sẽ có một khoản lỗ 500.000 USD trên trên báo cáo tài chính hợp nhất dù bản thân nhà xưởng này không có sự thay đổi gì.
Phân biệt phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi và phơi nhiễm rủi ro giao dịch
Phơi nhiễm rủi ro giao dịch liên quan đến rủi ro khi giao dịch kinh doanh được thực hiện bằng ngoại tệ, khi tỉ giá thay đổi sẽ khiến giá trị của lượng tiền thu về hoặc nhận được tăng hoặc giảm trước khi giao dịch hoàn tất.
Phơi nhiễm rủi ro chuyển đổi tập trung vào sự thay đổi giá trị tài sản nắm giữ tại nước ngoài dựa trên sự thay đổi tỉ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.
(Theo: investopedia.com)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?