Nợ dài hạn đến hạn trả
Current Portion Of Long-Term Debt
Nợ dài hạn đến hạn trả
Khái niệm
Nợ dài hạn đến hạn trả trong tiếng Anh là Current Portion Of Long-Term Debt, viết tắt là CPLTD.
Nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) là một phần trong bảng cân đối kế toán của công ty ghi lại tổng số nợ dài hạn phải trả trong năm hiện tại của công ty đó.
Ví dụ một công ty có nợ tổng cộng là 100.000 USD và 20.000 USD nợ sẽ đáo hạn và phải được thanh toán trong năm hiện tại, công ty sẽ ghi nhận 80.000 USD là nợ dài hạn và 20.000 USD dưới dạng nợ dài hạn đến hạn trả.
Đặc điểm Nợ dài hạn đến hạn trả
Khi đọc bảng cân đối kế toán của công ty, các chủ nợ và nhà đầu tư sử dụng phần nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) để xác định xem một công ty có đủ thanh khoản để trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn hay không.
Những người quan tâm sẽ so sánh số tiền này với tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện tại của công ty để đánh giá xem công ty thực sự có thể thực hiện các khoản thanh toán khi nợ đáo hạn hay không.
Một công ty có nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) lớn với vị thế tiền mặt tương đối nhỏ thường có rủi ro vỡ nợ cao hơn hoặc có khả năng không trả nợ đúng hạn. Do đó, người cho vay có thể quyết định không cấp nhiều tín dụng hơn cho các công ty này hay các nhà đầu tư có thể bán cổ phần của họ tại công ty này.
Nợ ngắn hạn so với Nợ dài hạn
Các doanh nghiệp phân loại các khoản nợ, hay nợ phải trả, của họ thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn là những khoản công ty phải thanh toán trong năm hiện tại, chẳng hạn như thanh toán tiền thuê nhà, các hóa đơn chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chi phí tiền lương, hóa đơn tiện ích và các chi phí hoạt động khác.
- Nợ dài hạn bao gồm các khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác có lịch trả nợ kéo dài hơn một năm. Cuối cùng, khi các khoản thanh toán cho các khoản nợ dài hạn đến hạn trong khung thời gian một năm tiếp theo, các khoản nợ này trở thành các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, được công ty ghi nhận là CPLTD.
Nếu một doanh nghiệp muốn giữ các khoản nợ của mình được phân loại là nợ dài hạn, họ có thể chuyển các khoản nợ của mình thành các khoản vay bằng các khoản trả nợ tăng vọt hoặc các công cụ có ngày đáo hạn muộn hơn.
Ví dụ: giả sử một công ty có khoản nợ dài hạn là 100.000 USD. Nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) của nó dự kiến là 10.000 USD cho năm tới.
Tuy nhiên, để tránh việc số tiền này được ghi nhận là một khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có thể thực hiện một khoản vay với lãi suất thấp hơn với khoản trả nợ tăng vọt trong 2 năm. Từ đó, nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) của công ty sẽ không tăng.
Trong các trường hợp khác, các khoản nợ dài hạn có thể tự động chuyển đổi sang CPLTD. Ví dụ, nếu một công ty phá vỡ một giao ước về khoản vay của mình, người cho vay có thể thực hiện quyền thu hồi toàn bộ khoản vay đến hạn.
Trong trường hợp này, số khoản vay đến hạn sẽ tự động chuyển từ nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD).
Ghi nhận Nợ dài hạn đến hạn trả trên Bảng cân đối
Để minh họa cách các doanh nghiệp ghi lại các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, hãy tưởng tượng một doanh nghiệp A được cấp khoản vay 100.000 USD, phải trả trong khoảng thời gian 5 năm.
Doanh nghiệp A ghi nợ khoản tín dụng 100.000 USD trong phần khoản phải trả, tại mục các khoản nợ dài hạn, đồng thời ghi có khoản tiền mặt 100.000 USD để cân đối sổ sách. Vào đầu mỗi năm tính thuế, doanh nghiệp A chuyển phần nợ đến hạn trả của năm đó sang phần nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán của công ty.
Giả sử nếu doanh nghiệp A phải trả 20.000 USD khoản trả nợ trong năm nay, số tiền nợ dài hạn sẽ giảm và số tiền nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) sẽ tăng trên bảng cân đối bằng với số tiền đó.
Khi doanh nghiệp A trả hết nợ mỗi tháng, nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) sẽ giảm và tiền mặt của doanh nghiệp sẽ giảm.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Giá vàng
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
Các “gã khổng lồ” công nghệ trước “cơn khát” năng lượng của AI
Số lượng trung tâm dữ liệu toàn cầu gia tăng nhanh chóng mà chưa có dấu hiệu chững lại, thúc đẩy các “ông lớn” công nghệ tìm kiếm giải pháp tối ưu để cung cấp năng lượng cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI). Những lựa chọn được xem xét bao gồm chuyển sang năng lượng hạt nhân, áp dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng cho trung tâm dữ liệu và phát triển máy tính lượng tử, theo CNBC.
Hợp tác với Nvidia về chip nhớ AI tác động đến cổ phiếu Samsung
Mới đây, Samsung Electronics tuyên bố đạt được bước tiến trong việc cung cấp sản phẩm chip AI tiên tiến nhất của mình cho Nvidia. Động thái này góp phần "trấn an" các nhà đầu tư trước lo ngại công ty này đang bị SK Hynix "bỏ xa" trên thị trường “nóng bỏng” này, theo Bloomberg.
“Phải lòng” Ecopark
Những kỳ nghỉ cuối tuần trong lòng thành phố triệu cây xanh Ecopark thật vi diệu! Nó không chỉ là “trạm dừng chân” giá trị giữa guồng quay hối hả của công việc, mà còn là sợi dây gắn kết gia đình.