FPT Retail sắp phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu trả cổ tức
Doanh nghiệpCông ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT) vừa công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024.
Đẩy mạnh đầu tư công và điều hành thu, chi ngân sách; đồng bộ giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển được cho là những nhiệm vụ trọng tâm để phục hồi phát triển kinh tế hậu COVID-19.
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, để đạt được nhiệm vụ quan trọng được UBND TP Hà Nội nhấn mạnh là: Giữ vững thành quả chống dịch; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; Tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế; TP cần tập trung đẩy mạnh đầu tư công và điều hành thu, chi ngân sách.
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 95 - 97% kế hoạch năm 2021 là một trong những nhiệm vụ kinh tế và chính trị quan trọng nổi bật trước mắt, do vậy, TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt, giải quyết các thủ tục về đầu tư, xây dựng của dự án; về thu hồi, GPMB và giao đất, nhất là các dự án quan trọng, cấp bách; hoàn thành nhanh, gọn từng dự án đúng cam kết; điều chỉnh kế hoạch vốn tập trung cho các dự án cấp bách và có khả năng giải ngân đáp ứng tốt các yêu cầu hiện hành…
Quyết liệt thực hiện thu ngân sách ở mức cao nhất theo mục tiêu, kế hoạch được giao, phát huy hết dư địa các khoản thu, nguồn thu ngân sách, tăng thu về đất nhất là thu đấu giá quyền sử dụng đất và tiền thuế - tiền thu đất phải nộp khi hết thời gian được gia hạn; đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và hạn chế tối đa phát sinh các khoản nợ thuế mới.
Giải quyết ngay hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư nông thôn, đất vườn liền kề của các hộ gia đình, cá nhân sang đất ở nhằm vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa góp phần thu ngân sách địa phương.
![]() |
Những nhiệm vụ trọng tâm để phục hồi phát triển kinh tế hậu COVID-19 |
Để đạt mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế, lãnh đạo TP yêu cầu các cấp ngành, địa phương và đơn vị phải bắt tay ngay vào rà soát khả năng, nguồn lực phát triển, các nhiệm vụ, công việc, chỉ tiêu phải thực hiện trong quý IV để xây dựng kế hoạch và kịch bản phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương cụ thể theo các tiêu chí sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn dịch bệnh; phân công nhiệm vụ, thời gian và yêu cầu hoàn thành cụ thể từng cấp, cá nhân lãnh đạo, từng ngành, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện.
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng cần xây dựng và thực hiện lộ trình nới lỏng giãn cách xã hội phù hợp theo kết quả kiểm soát dịch bệnh cụ thể trên thực tế địa bàn; Thành lập và triển khai hoạt động của các Tổ công tác của TP Hà Nội về tháo gỡ khó khăn cho DN, HTX, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19; về cải cách thủ tục hành chính, về quy hoạch, đất đai, đô thị và về đảm bảo nguồn thu, thúc đẩy giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn TP.
Hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh và các dự án khởi nghiệp sáng tạo cần đồng bộ cả về thể chế và tài chính, tín dụng, bao quát các công đoạn, yếu tố đầu vào, đầu ra và quản trị kinh doanh. Tập trung triển khai nhanh, đầy đủ và hiệu quả nhất các chính sách và quy định chung của Chính phủ về cơ cấu nợ và giảm lãi suất, phí tín dụng; gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông; các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động cho các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần các Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ...
Chủ động và linh hoạt thực hiện các chính sách đặc thù phù hợp phân cấp quản lý hiện hành và thực tiễn của Thủ đô, như: Luật Thủ đô và Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019; Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND TP Hà Nội; Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế trên địa bàn TP.
Tiếp tục đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và đẩy nhanh giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính, đầu tư, kinh doanh; tổ chức các hội nghị đối thoại để nhận diện và giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tối đa cho các cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và trong sản xuất nông nghiệp.
Với những giải pháp chủ động, toàn diện và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và người dân, kỳ vọng Hà Nội tiếp tục phục hồi và phát triển kinh tế bứt phá hơn, đạt tốc độ tăng trưởng GRDP khoảng 7% trong quý IV và mức là 4,5 - 5% cho cả năm 2021...
"Trong 9 tháng năm 2021, tác động tiêu cực của dịch Covd-19 đã khiến các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh tăng; DN gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ và nguồn vốn... Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô suy giảm. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quý IV và giai đoạn tiếp theo buộc TP phải đưa ra các giải pháp đồng bộ" - TS. Nguyễn Minh Phong. 9 tháng năm 2021, khách du lịch quốc tế giảm 82,7%. Khách du lịch trong nước giảm 42,1%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 10,4%. Kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4%. Hoạt động công nghiệp, xây dựng tháng 9 giảm 7,82% so cùng kỳ. 8 tháng đầu năm, số DN thành lập mới giảm cả về số lượng và vốn đăng ký, trong khi số DN giải thể và tạm ngừng hoạt động tăng mạnh. Chi NSNN cho đầu tư phát triển chỉ đạt khoảng 32% dự toán Chính phủ giao… |
Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT) vừa công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024.
Theo CNBC, Microsoft vừa thông báo cắt giảm khoảng 9.000 nhân viên, tương đương gần 4% nhân sự toàn cầu, tại nhiều bộ phận và cấp bậc.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: mã chứng khoán HAG) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025 với lợi nhuận đạt hơn 60% kế hoạch cả năm, dù chưa ghi nhận doanh thu từ mảng sầu riêng. Doanh nghiệp của bầu Đức dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2025 từ 1.114 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket (mã chứng khoán CMN) vừa công bố ngày chốt quyền nhận cổ tức năm 2024. Cùng đó, Miliket đang có kế hoạch ngừng sản xuất dòng mì ký, một trong những dòng sản phẩm truyền thống, gắn liền với thương hiệu của Miliket, cùng với sản phẩm mì 2 tôm nổi tiếng.
Chiều 2/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Makara Capital (Singapore) đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
Theo bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể chia sẻ: "Khi tổng kết, chúng tôi vô cùng phấn khởi với con số 24.422 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6, cao gấp hơn hai lần so với giai đoạn 2021-2024"
TNG vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu ước đạt 4.073 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 50% kế hoạch năm. Mỗi người lao động TNG đạt hiệu suất doanh thu 214 triệu đồng/6 tháng, hay 35,6 triệu đồng/tháng.
CTCP Chứng khoán Sen Vàng (mã GLS) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 với sự xuất hiện của những cổ đông chủ chốt. Đáng chú ý, bóng dáng Tập đoàn Xuân Thiện 'nhảy' vào thị trường tài chính, Chủ tịch Xuân Thiện chi 500 trăm tỷ gom cổ phiếu.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 330/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Everland (Mã chứng khoán EVG : HoSE).
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã ck: DBC) vừa tổ chức cuộc họp định kỳ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh quý II/2025, triển khai nhiệm vụ quý III/2025 và các tháng cuối năm.
Google vừa ký hợp đồng mua điện nhiệt hạch lớn nhất thế giới với Commonwealth Fusion Systems, đồng thời rót vốn giúp phát triển nhà máy nhiệt hạch thương mại đầu tiên. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư để thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch – dạng năng lượng sạch gần như vô hạn, với tham vọng vượt Mỹ trong cuộc đua này.
Liên minh gần 200 tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Allianz, Nokia, IKEA, vừa kêu gọi EU giữ nguyên các quy định báo cáo và thẩm định bền vững. Họ cảnh báo việc nới lỏng luật có thể làm suy yếu năng lực cạnh tranh và tăng trưởng của doanh nghiệp châu Âu.
Với trợ lý du lịch AI, người dùng có thể đang xem video về Maldives và ngay lập tức ra lệnh cho trợ lý AI tìm vé máy bay, đặt khách sạn chỉ trong vài cú nhấp.
Đô thị Sông Đà (SDU) đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính gồm kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) mua vào tương ứng hóa đơn của các đơn vị có thông báo không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh; kê khai sai thời điểm doanh thu tính thuế, thuế GTGT đầu ra tương ứng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã chứng khoán VPB) vừa thông báo miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ đối với ông Nguyễn Thành Long.
Ngày 30/6, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG) công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc phê duyệt chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, mã chứng khoán VCR).
HĐQT Ngân hàng Eximbank vừa công bố nghị quyết về việc bổ nhiệm cán bộ cấp cao.
CTCP Bất động sản Ninh Vân Bay (mã chứng khoán NVT : HoSE) mới đây thông báo thay đổi nhân sự.
PIF đã mua vào 50 triệu cổ phiếu KBC trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu vốn từ 0% lên 5,31% và chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty.
Meta vừa ký loạt thỏa thuận với Invenergy, đảm bảo gần 800 MW điện gió và mặt trời từ các dự án mới tại Mỹ, nhằm vận hành các trung tâm dữ liệu và hiện thực hóa tham vọng AI. Hãng đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 toàn chuỗi giá trị vào năm 2030.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?