Vinhomes lãi sau thuế 2.652 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2024
Doanh nghiệpCTCP Vinhomes (HoSE: mã chứng khoán VHM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với mức lãi sau thuế 2.652 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2024.
Công ty CP Nhựa Bình Minh đứng vị trí 166 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp gì? Nhựa Bình Minh kinh doanh ra sao?
![]() |
Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp gì? |
Nhựa Bình Minh là cách gọi tắt để chỉ Công ty CP Nhựa Bình Minh (BMPLASCO) có mã cổ phiểu là BMP (HOSE: BMP) tên giao dịch quốc tế Binh Minh Plastics Joint Stock Company có địa chỉ trụ sở chính tại 240 Hậu Giang - Phường 09 - Quận 6 - TP. Hồ Chí Minh.
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ thực phẩm-Bộ Công nghiệp nhẹ theo Quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16/11/1977 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 08/02/1990, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về việc thành lập Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh trên cơ sở thành lập lại Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh.
Ngày 24/03/1994, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hóa Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 03/11/1994, Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 1434/CNn-TCLĐ về việc thành lập Công ty Nhựa Bình Minh là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.
Ngày 28/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 125/QĐ-TTg về việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam và chuyển Công ty Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Công Nghiệp. Ngày 04/12/2003, Bộ Công Nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.
Đến ngày 02/01/2004 Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.
Vốn điều lệ của Công ty đến nay là 107.180.000.000 VNĐ, được chia thành 10.718.000 cổ phổ thông với mệnh giá 10.000 VND/cp.
Ngày 12/06/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép phát hành số 49/ UBCK-GPNY cho phép Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMPLASCO) đăng ký lại cổ phiếu để niêm yết. Thời điểm đó, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã trở thành công ty thứ 40 niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau hơn 43 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam. Sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Công ty có hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến được trang bị đồng bộ tại 4 nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên, với công suất 150.000 tấn/năm. Hiện nay, công ty có gần 1.800 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.
Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc, và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research). Hàng năm, công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh.
![]() |
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty CP Nhựa Bình Minh |
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su;
Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc;
Sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất;
Tư vấn và thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng;
Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất;
Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm.
Từ năm 1987-1996, Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi từ một nhà máy chuyên sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất ống nhựa công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Song song đó, công ty đầu tư mở rộng nhà máy tại TP.HCM, đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai có tổng diện tích 20.000 m2 tại KCN Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, được trang bị máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu.
Với chủ trương đổi mới để phát triển, giai đoạn 1997-2006 công ty liên tục đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ cao, không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Chiến lược này đã tạo nền tảng cho Nhựa Bình Minh tiến vào sản xuất các sản phẩm ống đường kính lớn đạt chất lượng quốc tế như ống PVC-U dn 630 mm, ống HDPE dn 1.200 mm… bên cạnh các loại ống HDPE gân thành đôi, ống PP-R… mang lại nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng.
Dấu ấn mới vào năm 2007, công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc được thành lập tại KCN Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên, mang sứ mệnh đưa thương hiệu Nhựa Bình Minh đến với thị trường phía Bắc.
Năm 2017, nhà máy Bình Minh Long An được khánh thành tại KCN Vĩnh Lộc 2 (Bến Lức, tỉnh Long An) trên diện tích 155.000m2, được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại cho năng lực sản xuất hơn 100.000 tấn mỗi năm.
Từ năm 2018, Nhựa Bình Minh chính thức trở thành công ty thành viên thuộc tập đoàn SCG – tập đoàn công nghiệp hàng đầu Thái Lan và Đông Nam Á. Được tiếp cận bề dày kinh nghiệm và công nghệ quản trị hiện đại của một tập đoàn lớn, Nhựa Bình Minh có nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác nâng cao năng lực quản lý cũng như điều hành hiệu quả chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Năm 2022, Nhựa Bình Minh được vinh danh trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất 2022 của Forbes Việt Nam. Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng chuyên ngành ống nhựa và phụ tùng ống nhựa được góp mặt trong danh sách.
![]() |
Công ty CP Nhựa Bình Minh kinh doanh ra sao? |
Về kết quả kinh doanh, mới đây Nhựa Bình Minh đã công bố BCTC quý II với doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn còn giảm mạnh hơn giúp lợi nhuận gộp tăng 46,8% lên 572,7 tỷ đồng.
Công ty báo cáo 294,6 tỷ đồng lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ, gấp hai lần so với thực hiện năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục doanh nghiệp đạt được trong một quý.
Lũy kế 6 tháng, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu 2.797 tỷ đồng, giảm 4% so với nửa đầu năm ngoái. Cũng nhờ giá vốn giảm, doanh nghiệp đầu ngành nhựa này báo lãi ròng 575,4 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.526 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm gần 60% tài sản, tương đương 2.052 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 449 tỷ đồng, giảm 22%.
Doanh nghiệp này cũng chỉ có "vỏn vẹn" 55 tỷ đồng nợ vay tài chính với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 2.756 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 733 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/7, cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh tăng trần lên mức 101.600 đồng/cp. Thị giá của BMP đã bật tăng mạnh trong khoản thời gian gần đây sau thời gian dài đi ngang.
Cụ thể, giai đoạn đầu năm 2022 đến đầu năm nay, giá cổ phiếu này không có nhiều biến động và giao dịch quanh mức 50.000 đồng/cp - 60.000 đồng/cp. Tuy nhiên kể từ cuối tháng 3 đến nay, thị giá BMP đã tăng gần 80% từ mức 57.500 đồng/cp.
Vốn hoá thị trường cũng theo đó tăng thêm hơn 3.560 tỷ đồng trong quãng thời gian đó và đạt 8.300 tỷ đồng. Con số này đưa Nhựa Bình Minh tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp giá trị nhất ngành nhựa trên sàn chứng khoán. Mức giá trên cũng thiết lập đỉnh mới của cổ phiếu BMP kể từ khi có sự hiện diện của các cổ đông Thái Lan ở doanh nghiệp này.
Việc kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong những năm qua và giá cổ phiếu liên tục bứt phá, cổ đông vui nhất chính là The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd - một thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan hiện đang . Doanh nghiệp này hiện là cổ đông chi phối Nhựa Bình Minh khi nắm giữ 55% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp đến từ Thái Lan này trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh từ đầu tháng 3/2012 sau khi chi ra khoảng 243 tỷ đồng mua vào 5,85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng tỷ lệ 16,72% vốn thời điểm đó. Tổ chức này sau đó chi thêm khoảng 50 tỷ đồng để âm thầm gom thêm cổ phần và nâng sở hữu lên trên 20% vào cuối năm 2012.
“Đại gia” Thái Lan thực sự gây chú ý khi “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018. Với giá trúng bình quân bằng giá khởi điểm 96.500 đồng/cổ phiếu, ước tính The Nawaplastic đã chi ra khoảng 2.300 tỷ đồng cho thương vụ trên. Cổ đông này sau đó không hề giấu diếm tham vọng chi phối Nhựa Bình Minh khi liên tục tăng sở hữu.
Đến giữa năm 2018, tổ chức này đã nắm trên 54% cổ phần sau khi bỏ ra khoảng 130 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Vào đầu tháng 3 năm nay, The Nawaplastic tiếp tục chi thêm khoảng 25 tỷ đồng để nâng sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên xấp xỉ 55%. Ước tính, tổ chức này đã chi ra tổng cộng khoảng 2.750 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần BMP như hiện nay. Như vậy, sau hơn 11 năm đầu tư vào Nhựa Bình Minh, cổ đông Thái Lan tạm lãi đến hơn 1.800 tỷ đồng, chưa kể cổ tức.
Không chỉ lãi khi nhờ giá cổ phiếu tăng, cổ đông Thái Lan vẫn đều đặn nhận cổ tức bằng tiền mặt từ Nhựa Bình Minh. Ước tính, tổng số tiền cổ đông Thái Lan thu về từ các đợt trả cổ tức của Nhựa Bình Minh có thể lên đến hơn 1.300 tỷ đồng .
Ví dụ như trong năm 2022, sau khi báo lãi kỷ lục, Nhựa Bình Minh đã dốc gần 700 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền theo tỷ lệ 84%. Doanh nghiệp này cũng đã hoàn tất cả hai lần trả, một lần 31% và một lần 53%.
.
CTCP Vinhomes (HoSE: mã chứng khoán VHM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với mức lãi sau thuế 2.652 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2024.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với doanh thu 111,5 tỷ đồng, tăng 188% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp thu về 38,9 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần quý I/2024.
Tính đến cuối quý I/2025, Vietnam Airlines (HVN) còn khoản lỗ lũy kế hơn 30.200 tỷ đồng.
Vinamilk báo lãi sau thuế 1.587 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.568 tỷ; giảm lần lượt 28% và 29% so với quý I/2024. Theo thống kê đây là quý có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
Sau khi mua vào 1 triệu cổ phiếu ngày 23/4, quỹ Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Yeah1.
Nhà Khang Điền mới chỉ hoàn thành 18,68% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 11,9% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2025.
Ngân hàng VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực sau 3 tháng hoạt động đầu năm với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.499 tỷ đồng, cũng tăng gần 10%, tăng chi bình quân nhân viên lên hơn 45 triệu đồng/tháng.
Kết quả, Dược Hậu Giang lãi sau thuế 266 tỷ đồng, tăng 20% so với quý I/2024 và cao nhất kể từ quý II/2023.
Dù doanh thu tăng đáng kể so với nền thấp của quý 1/2024, DIC Corp vẫn phải báo lỗ sau thuế 45,44 tỷ đồng trong quý I/2025 do chi phí duy trì ở mức cao.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?