Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản số 5962/NHNN-TTGSNH yêu cầu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.
Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14
Ngày 16/6/2022 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 thống nhất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 42 trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết, NHNN yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được phân công tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản chỉ đạo của NHNN có liên quan đến việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 42 trong thời gian Nghị quyết được kéo dài.
Đồng thời, tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với Chính quyền địa phương, cơ quan công an, thi hành án dân sự, cơ quan thuế, tòa án các cấp và các cơ quan liên quan để thực thi có hiệu quả các chính sách tại Nghị quyết số 42, đặc biệt là các chính sách về thu giữ tài sản đảm bảo (Điều 7), áp dụng thủ tục rút gọn trong tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án (Điều 8), thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 12, Điều 15), các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (Điều 9, Điều 15).
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về xử lý nợ theo Nghị quyết số 42 trong nội bộ và đến khách hàng hiện đang có nợ xấu tại TCTD để khách hàng hiểu rõ quyền của TCTD trong việc xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản bảo đảm và trách nhiệm trả nợ của khách hàng.
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và VAMC tăng cường phối hợp trong việc triển khai các hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu đối với các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt và mua theo giá thị trường nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42.
Mặt khác, tiếp tục nghiên túc thực hiện chế độ báo cáo về nợ xấu theo Nghị quyết số 42, kết quả xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42… Kịp thời báo cáo NHNN và các đơn vị có liên quan các khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý liên quan đến triển khai xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 trong thời gian Nghị quyết được kéo dài.
Theo thống kê của NHNN, tính lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng; cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình giai đoạn 2012 - 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng)./.
“Chỉ số sợ hãi” của Phố Wall – thước đo mức độ biến động thị trường – bất ngờ tăng vọt, chạm đỉnh cao nhất trong hơn hai tuần qua. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc: Dow Jones giảm 0,79%, S&P 500 mất 0,94%, còn Nasdaq rớt 1,2%. Cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với iPhone nếu sản phẩm này không được sản xuất trong nước.
Các ngân hàng lớn tại Mỹ đang xem xét khả năng hợp tác để phát hành một loại stablecoin chung, nhằm đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Kết thúc phiên 22/5, chỉ số Dow Jones giảm 1,35 điểm xuống 41.859,09 điểm, S&P 500 mất 2,60 điểm (-0,04%) còn 5.842,01 điểm; còn Nasdaq tăng 53,09 điểm (+0,28%) lên 18.925,74 điểm.
Từ những phiên đấu giá trái phiếu ảm đạm đến sự lao dốc của trái phiếu dài hạn, giới đầu tư đang phát đi thông điệp rõ ràng: trong bối cảnh bất ổn hiện nay, các chính phủ sẽ phải trả lãi cao hơn nếu muốn huy động vốn dài hạn.
Bitcoin tiếp tục đà tăng vào thứ Năm và thiết lập kỷ lục mới. Theo dữ liệu từ Coin Metrics, giá Bitcoin tăng hơn 3%, lên mức 111.529,78 USD, sau khi có thời điểm chạm 111.886,41 USD.
Kết thúc phiên giao dịch 22/5 chỉ số VN-Index giảm 9,21 điểm (0,7%) xuống 1.313,84 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 0,67 điểm (0,31%) xuống 216,79 điểm. Chuyên gia nhận định phiên giao dịch ngày 23/5, các nhà đầu tư nên ưu tiên nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công và bán lẻ.
Nhiều doanh nghiệp thông báo sẽ gom tiền mã hóa, đặc biệt là memecoin của Tổng thống Trump, để kéo giá cổ phiếu đi lên nhằm tồn tại trên sàn chứng khoán Mỹ.
Giá Bitcoin lập đỉnh lịch sử, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt và chứng khoán toàn cầu chao đảo trước lo ngại về tình hình tài khóa của Mỹ. Nhà đầu tư trở nên thận trọng sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dự luật chi tiêu khổng lồ của ông Trump có thể khiến nợ công tăng. Tâm điểm thị trường hiện chuyển sang các dữ liệu kinh tế quan trọng từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Phiên giao dịch ngày 22/5, gái vàng tại các doanh nghiệp SJC, PNJ, DOJI đồng loạt điều chỉnh bảng niêm yết theo hướng tăng mạnh. Giá vàng SJC tăng lên 121 triệu đồng/lượng, chênh lệch vàng thế giới hơn 16 triệu đồng
Công ty cổ phần Chứng khoán HD (HDBS) bị đình chỉ hoạt động thanh toán giao dịch, hoạt động giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong 7 ngày, từ 20/5 đến 26/5.
Thị trường chứng khoán Phố Wall đã trải qua một phiên giao dịch giảm điểm mạnh vào ngày 21/5, trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt.
Đóng góp ý kiến vào về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, trong phiên thảo luận tại Tổ chiều 21/5, nhiều đại biểu Quốc hội tại Tổ 2 đề xuất thực hiện việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng đến hết năm 2026 với tất cả các mặt hàng.
Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC - UPCoM) ông Lê Viết Hiếu, con trai Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải đăng ký mua cổ phiếu để nâng sở hữu lên 0,49% vốn điều lệ.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (20/5) vì cổ phiếu công nghệ không duy trì được đà tăng, khi thị trường theo dõi cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ về đề xuất cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
Tính từ đầu năm 2025, cổ phiếu VIC đã tăng hơn 125% , đồng thời cũng là mã tăng giá mạnh nhất trong nhóm VN30. Theo cập nhật mới nhất của tạp chí Forbes, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng lên 10,2 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?