Nhìn lại những sự kiện 'nóng' trên thị trường chứng khoán năm 2022

Thị trường chứng khoán năm 2022 đã khép lại một năm biến động dữ dội với hàng loạt sự kiện “nóng”. Trong đó nổi bật nhất với làn sóng VN-Index bứt tốc vượt ngưỡng 1.500 điểm xác lập kỷ lục; những vụ thao túng thị trường chứng khoán bị phanh phui; Nghị định 65/2022/NĐ-CP hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu phát triển....

Thị trường chứng khoán năm 2022: Thăng hoa - Trầm lắng - Bình ổn - Trách nhiệm

VN-Index giảm 35%

Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó, tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 6-6,5% đã định. Trái ngược với đà phục hồi và tăng trưởng cao của nền kinh tế, chỉ số VN-Index suy giảm rất mạnh. Từ ngày 06/01/2022, làn sóng VN-Index bứt tốc vượt ngưỡng 1.500 điểm xác lập kỷ lục trong lịch sử và có cả những cú ngã ở mốc 1.200 điểm khiến vết thương chưa kịp hồi phục đã lại “đổ máu”.

Vào đầu tháng 9/2022, VN-Index nối dài xu hướng giảm và tiếp tục lao dốc về mức thấp 952,1 điểm vào ngày 22/11 (thực tế, chỉ số đã tạo đáy tại mức 874 điểm hồi giữa tháng 11 vừa qua). HNX-Index và UPCoM-Index cũng giảm lần lượt 58,9% và 39,3% kể từ đầu năm. Kết thúc 2022, VN-Index dừng ở mức 1,007.09, giảm gần 33%.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/12, chỉ số VN-Index giảm 2,2 điểm xuống 1.007,09 điểm. HNX-Index giảm 1,23 điểm xuống 205,31 điểm. Upcom-Index giảm nhẹ xuống 70,83 điểm. Thanh khoản giảm mạnh xuống chỉ còn 7.700 tỷ đồng trên 3 sàn, trong đó có 6.733 tỷ đồng trên HOSE.

Tính chung cả năm 2022, chỉ số VN-Index giảm 34%, từ mức đỉnh 1.525,58 điểm ghi nhận trong phiên đầu năm xuống còn 1.007,09 điểm vào cuối năm.

Trong năm 2022, VN-Index là chỉ số có hiệu suất đầu tư kém tích cực nhất với mức giảm 36,5% kể từ đầu năm và có diễn biến giá xếp sau tất cả các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác bao gồm Indonesia (JCI Index: +6,8% kể từ đầu năm), Singapore (STI Index: +4,3% kể từ đầu năm), Thái Lan (SET Index: -2,6% kể từ đầu năm), Malaysia (FBMKL CI Index: -8,1% kể từ đầu năm), Philippines (PCOMP Index: -9,7% kể từ đầu năm).

Những vụ thao túng thị trường chứng khoán bị phanh phui

Theo đó, các vụ thao túng thị trường chứng khoán lần lượt như: thao túng giá của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, ông Đỗ Thành Nhân – Chủ tịch HĐQT Louis Holding và hàng loạt lãnh đạo của Chứng khoán Trí Việt lần lượt bị phanh phui.

Cụ thể: Năm 2022, hoạt động thanh tra, giám sát trên thị trường chứng khoán để lại nhiều dấu ấn trong xử lý vi phạm hành chính lẫn hình sự.

Trong 11 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt hành chính 442 trường hợp, với tổng số tiền phạt 33,41 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý có 3 trường hợp về tháo túng chứng khoán; 4 trường hợp bị áp dụng đình chỉ giao dịch; 15 trường hợp phải khắc phục hậu quả: buộc cải chính thông tin, trả tiền nhà đầu tư....

Căn cứ trên kết quả giám sát, ngành chứng khoán đã chuyển cơ quan công an xử lý hình sự đối với nhóm cổ phiếu FLC, đối với các sai phạm tại các công ty liên quan trong “nhóm Louis” và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần ASA cùng một số đơn vị khác.

Bên cạnh đó, hoạt động phát hành trái phiếu cũng được cơ quan quản lý chấn chỉnh mạnh tay điển hình như các vụ việc tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh hay Công ty An Đông, đơn vị liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Thị trường chứng khoán năm 2022: Thăng hoa - trầm lắng - bình ổn - trách nhiệm
Những vụ thao túng thị trường chứng khoán, hoạt động phát hành trái phiếu bị phanh phui trong năm 2022 như một liều vaccine giúp thị trường minh bạch.

Nghị định 65/2022/NĐ-CP hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu phát triển

Những biến động trên thị trường và cú sốc tâm lý đã khiến nhiều nhà đầu tư rụt rè. Rất nhanh chóng, này 16/09/2022, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP được ban hành. Đây là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Một số nguyên tắc cơ bản được đặt ra tại Nghị định 65 là hướng doanh nghiệp tuân thủ điều kiện phát hành trái phiếu quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp; bổ sung các quy định theo thẩm quyền của Chính phủ để tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, bền vững, bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư, khắc phục bất cập trên thị trường thời gian vừa qua.

Đồng thời, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP cũng tăng cường quản lý, giám sát bao gồm cả giám sát liên thông giữa lĩnh vực thị trường tài chính, lĩnh vực tín dụng ngân hàng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Một trong những nội dung quan trọng được bổ sung trong Nghị định số 65/2022/NĐ-CP là các quy định nhằm tăng cường tính minh bạch và tuân thủ pháp luật của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Đây được xem như một liều vaccine cho thị trường, giúp cho các doanh nghiệp có định hướng rõ ràng, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

Làn sóng bán giải chấp cổ phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp

Tại thời điểm cuối quý 3/2022, tổng dư nợ cho vay đạt 161,231 tỷ đồng, vẫn duy trì ở mức cao so với mức đỉnh quý 1/2022 (188,870 tỷ đồng), nhưng giá trị giao dịch hàng ngày vẫn rất thấp. Nguyên nhân là các tài sản thanh khoản cao như cổ phiếu bị bán ra hoặc sử dụng làm tài sản đảm bảo nhằm lấy tiền mặt cho nhu cầu ngoài giao dịch.

Nhưng thị giá cổ phiếu bất động sản giảm mạnh do hệ lụy của áp lực đáo hạn trái phiếu tăng lên và những thông tin bắt bớ lãnh đạo của một số tập đoàn lớn ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Điều này đã gây ra tình trạng các CTCK bán giải chấp cổ phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp như DIG, PRD, HPX, HDC, HBC, NVL… khiến cán cân cung - cầu trên thị trường nhiều giai đoạn lệch hẳn về bên bán.

Thị trường chứng khoán phái sinh vượt qua mốc 1 triệu tài khoản sau 5 năm vận hành

Thị trường phái sinh sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index chính thức vận hành ngày 10/8/2017. Trải qua 5 năm, quy mô thị trường gia tăng vượt bậc và dần trở thành một công cụ phòng vệ hữu hiệu, đáp ứng nhu cầu giao dịch ngắn hạn của nhà đầu tư. Riêng trong năm 2022, thị trường phái sinh ghi nhận nhiều kỷ lục, như có thêm 416.840 tài khoản đầu tư phái sinh được mở mới, nâng tổng số tài khoản phái sinh lên 1.150.883; Thanh khoản trung bình 11 tháng đạt 249.159 hợp đồng/phiên, tăng 31,91% so với bình quân năm 2021. Trong năm, kỷ lục thanh khoản được lập ngày 25/10/2022 với 647.457 hợp đồng.

Theo thời gian, thị trường phái sinh phát huy vai trò giữ chân dòng vốn ngắn hạn khi thị trường cổ phiếu sụt giảm, đồng thời tạo điều kiện để nhà đầu tư phòng vệ, giảm áp lực phải bán tháo danh mục cổ phiếu. Tuy nhiên, do quy mô tăng mạnh nên năm 2022 có những thời điểm thị trường phái sinh tác động đáng kể lên thị trường cổ phiếu, nhất là trong những ngày đáo hạn hợp đồng.

Thị trường chứng khoán năm 2022: Thăng hoa - trầm lắng - bình ổn - trách nhiệm
Thống kê về thị trường chứng khoán phái sinh 10 tháng đầu năm 2022. Ảnh: HNX

Để hạn chế tác động này, từ ngày 16/6/2022, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã thay đổi cách tính giá thanh toán cuối cùng là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục. Đồng thời từ ngày 15/12/2022, tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu được điều chỉnh tăng từ 13% lên 17%.

Vốn ngoại chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Tính tới hết ngày 23/12, khối ngoại đã mua ròng gần 27.000 tỉ đồng, tương đương với hơn 1,16 tỉ USD, giúp TTCK Việt Nam ghi nhận một điểm sáng hiếm hoi về thu hút vốn ngoại trong năm 2022 này.

Điểm nhấn của vốn ngoại trong năm 2022 là hoạt động mua ròng của khối ngoại được yểm trợ lớn qua kênh ETF. Lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 12, dòng vốn ETF ghi nhận giá trị kỷ lục, đạt gần 20 nghìn tỉ đồng, vượt xa giá trị 13,5 nghìn tỉ đồng của cả năm 2021. Dự báo, ETF vẫn là công cụ đầu tư hữu hiệu trong thu hút vốn ngoại vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

Áp dụng chu kỳ thanh toán T+2, đưa TTCK Việt Nam đến gần hơn mục tiêu được nâng hạng

Từ ngày 29/8/2022, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) - tổ chức được thành lập trên cơ sở Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam - đã chính thức rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán về ngày T+2. Cụ thể: nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây.

Quy chế có một số nội dung thay đổi mới gồm: Thời gian ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán được điều chỉnh từ 15h30-16h00 lên 11h00-11h30 ngày T+2 (trường hợp có phát sinh thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền thì thời gian hoàn tất thanh toán chậm nhất là 12h00);

Thành viên lưu ký phải thực hiện phân bổ tiền và chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi NHTT hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán, đảm bảo hoàn tất trước 13h ngày thanh toán; đồng thời thông báo cho VSD về kết quả thực hiện chậm nhất 16h30 cùng ngày.

Bổ sung một số trường hợp xử lý vi phạm do vi phạm quy định Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán để tăng cường quản lý rủi ro từ việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán.

Thị trường chứng khoán năm 2022: Thăng hoa - trầm lắng - bình ổn - trách nhiệm

Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán là một điểm cộng cho TTCK Việt Nam năm 2022 và giúp thị trường đến gần hơn với mục tiêu được nâng hạng. Quyết sách này giúp nhà đầu tư cải thiện vòng quay giao dịch cổ phiếu, chủ động hơn trong chiến lược đầu tư, kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận, hoặc giảm thiểu thiệt hại tùy theo diễn biến của thị trường.

Số tài khoản chứng khoán đạt 6,8% dân số Việt Nam

Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 96.427 tài khoản chứng khoán trong tháng 10, giảm nhẹ so với tháng trước. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 96.290 tài khoản và các tổ chức mở mới 137 tài khoản. Đây là lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư nội thấp nhất kể từ tháng 2/2021 và là tháng thứ 5 liên tiếp sụt giảm.

Tính đến cuối năm 2022, số lượng tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán trong nước chiếm tới 6,8% tổng dân số Việt Nam, vượt xa mục tiêu 5% được đưa ra trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Ðề án cơ cấu TTCK và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam còn chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, từ mức 3.000 tài khoản trong năm 2000 lên gần 2,8 triệu tài khoản vào cuối năm 2020. Đặc biệt, 10 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 1 triệu nhà đầu tư mới nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước đạt gần 3,8 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số.

Việc tham gia tích cực của khối ngoại và các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết. TTCK được xem là “bệ phóng” cho nhiều doanh nghiệp phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, trở thành những tên tuổi lớn trên thương trường.

Thoái vốn, cổ phần hóa DNNN năm 2022 tiếp tục khó khăn

Tính đến ngày 15.12.2022, các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn với giá trị sổ sách khoảng 593 tỉ đồng, thu về 3,6 nghìn tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với dự toán nộp vào ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định năm 2022 là 30 nghìn tỉ đồng. Nói cách khác, số thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đến nay mới đạt 11% kế hoạch dự toán ngâ

https://sohuutritue.net.vn/nhin-lai-nhung-su-kien-nong-tren-thi-truong-chung-khoan-nam-2022-d154706.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Novaland lại chậm thanh toán hàng trăm tỷ đồng nợ trái phiếu

Novaland lại chậm thanh toán hàng trăm tỷ đồng nợ trái phiếu

Tài chính

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.

Giá vàng trong nước tạm chững lại, thế giới dự báo giá vàng đảo chiều giảm

Giá vàng trong nước tạm chững lại, thế giới dự báo giá vàng đảo chiều giảm

Tài chính

Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -

WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 Việt Nam xuống 5,8% duy trì ổn định

WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 Việt Nam xuống 5,8% duy trì ổn định

Tài chính

Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.

Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc tạm dừng mức thuế 125% với một số hàng Mỹ

Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc tạm dừng mức thuế 125% với một số hàng Mỹ

Tài chính

Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.

Hội đồng Tư vấn chính sách gồm 13 Ủy viên, Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng là gì?

Hội đồng Tư vấn chính sách gồm 13 Ủy viên, Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng là gì?

Tài chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?

Bùi Cao Nhật Quân - con trai ông Bùi Thành Nhơn không bán ra 2,9 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký

Bùi Cao Nhật Quân - con trai ông Bùi Thành Nhơn không bán ra 2,9 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký

Tài chính

Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.

Sáng Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng nói: Chọn VIC hay chọn vàng? Chọn VIC là đúng rồi', chiều cổ phiếu Vin Group tăng 'đỉnh nóc, kịch trần'

Sáng Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng nói: Chọn VIC hay chọn vàng? Chọn VIC là đúng rồi', chiều cổ phiếu Vin Group tăng 'đỉnh nóc, kịch trần'

Tài chính

Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.

Giá vàng ngày 24/4 biến động trên vùng đỉnh 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 24/4 biến động trên vùng đỉnh 121 triệu đồng/lượng

Tài chính

Theo ghi nhận sáng ngày 24/4, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Phú Quý và Doji cùng niêm yết từ 119-121,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.

Gia đình Chủ tịch DIG tiếp tục bị bán giải chấp 2,3 triệu cổ phiếu

Gia đình Chủ tịch DIG tiếp tục bị bán giải chấp 2,3 triệu cổ phiếu

Tài chính

Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu ký quỹ của một số cổ đông nội bộ và liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – Mã chứng khoán DIG).

Tiền gửi của các tổ chức vào ngân hàng giảm, khiến tổng huy động vốn đi xuống

Tiền gửi của các tổ chức vào ngân hàng giảm, khiến tổng huy động vốn đi xuống

Tài chính

Dù tiền gửi dân cư vẫn tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74% so với cuối năm 2024) song tiền gửi tổ chức giảm mạnh đã khiến tổng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.

Madame Nga muốn mua lại 1 triệu cổ phiếu SSB mà con trai đăng ký bán ra?

Madame Nga muốn mua lại 1 triệu cổ phiếu SSB mà con trai đăng ký bán ra?

Tài chính

Bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT SeABank đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu SSB nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng.

Giá vàng trong nước ngày 23/4 đảo chiều giảm mạnh tới 2-3 triệu đồng, rủi ro khi 'đu đỉnh' hiện hữu

Giá vàng trong nước ngày 23/4 đảo chiều giảm mạnh tới 2-3 triệu đồng, rủi ro khi 'đu đỉnh' hiện hữu

Tài chính

Sáng ngày 23/4, giá vàng đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, hạ 2 triệu đồng/lượng so với giá kết phiên ngày hôm qua. Giá mua vào hiện ở mức 120 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 122 triệu đồng/lượng.

VN-Index đánh mất mốc 1.200 điểm, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư mua nhóm cổ phiếu nào?

VN-Index đánh mất mốc 1.200 điểm, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư mua nhóm cổ phiếu nào?

Tài chính

Phiên 22/4, VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục trong phiên ngày 23/4.

HNX nghỉ giao dịch 3 ngày dịp lễ Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5

HNX nghỉ giao dịch 3 ngày dịp lễ Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5

Tài chính

HNX thông báo lịch nghỉ giao dịch dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5

Giá vàng SJC tạo đỉnh lịch sử mới với mốc 124 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tạo đỉnh lịch sử mới với mốc 124 triệu đồng/lượng

Tài chính

Giá vàng miếng tiếp tục tăng, chạm mốc 124 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử

Gần 50.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý II

Gần 50.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý II

Tài chính

Dòng tiền phải trả từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự kiến bao gồm gốc và lãi ước khoảng 10.700 tỷ đồng trong tháng 4, hơn 17.900 tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49.800 tỷ đồng trong quý II.

Giá vàng tăng vọt lên đỉnh 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng vọt lên đỉnh 121 triệu đồng/lượng

Tài chính

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới kéo giá vàng miếng SJC sáng ngày 22/4 lên đỉnh 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán Mỹ chao đảo khi Tổng thống Donald Trump liên tục công kích Chủ tịch Fed 'kẻ thất bại thảm hại'

Chứng khoán Mỹ chao đảo khi Tổng thống Donald Trump liên tục công kích Chủ tịch Fed 'kẻ thất bại thảm hại'

Tài chính

Ông Trump gọi Chủ tịch Powell là “người quá chậm chạp, kẻ thất bại thảm hại” ngay sau dó, Dow Jones bay gần 1.000 điểm.

Đồng USD xuống mức thấp nhất ba năm

Đồng USD xuống mức thấp nhất ba năm

Tài chính

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,06%, xuống mức 98,32. Đồng USD đã giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong ba năm khi niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Mỹ bị lung lay.

VN-Index lùi về sát mốc 1.200 điểm trong tuần lễ công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

VN-Index lùi về sát mốc 1.200 điểm trong tuần lễ công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Tài chính

VN-Index phiên 21/4 lùi sát về mốc 1.200 điểm khi hàng loạt cổ phiếu trụ chìm trong "sắc đỏ".

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: