Nguy cơ lớn đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lo ngại về y tế toàn cầu khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021, đồng thời nâng mức lạm phát dự kiến, cảnh báo về rủi ro giá cả cao hơn.

Các chuyên gia của IMF cho rằng, các quốc gia, ngân hàng trung ương cần “tuyệt đối cẩn trọng” trước những gì đang diễn ra khi các nguy cơ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế đang tăng lên.

Theo tờ The Wall Street Journal, trong báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2021 xuống 5,9% (báo cáo tháng 7-2021 dự báo mức 6%), trong đó tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển giảm xuống mức 5,2%. Mức giảm này phản ánh các vấn đề từ sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thế giới. Đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, triển vọng tăng trưởng được cải thiện lên mức 6,4% cho năm 2021. IMF vẫn duy trì quan điểm, tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức trung bình 4,9% vào năm 2022.

Trong khi đó, tờ The Economist nhận định, những gói kích thích mà các nước triển khai để ứng phó với dịch COVID-19 đã tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ nhưng chưa ổn định. Người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm hàng hóa so với mức bình thường, kéo căng chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã không được đầu tư thỏa đáng.

Triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức.
Triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức.

Áp lực lạm phát

Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phát đi những tín hiệu hồi phục mạnh mẽ, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát đình trệ (stagflation), là hiện tượng kinh tế tăng trưởng thấp trong khi tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp đều cao.

Chỉ số Giá cả của Chi phí Tiêu dùng Cá nhân (PCE lõi) trong tháng 8/2021 của Mỹ tăng 3,6%, trong khi chỉ số này của Anh tăng 3,1%, cũng là mức cao mới trong nhiều năm trở lại đây.

Thực trạng này khiến nhiều chuyên gia lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ quay lại tình trạng lạm phát đình trệ của thập niên 1970. Giới chuyên gia kinh tế phổ biến cho rằng lạm phát tăng chủ yếu do nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới tái khởi động, dựa trên hiệu ứng cơ sở thấp của năm 2020, nên tỷ lệ lạm phát tăng mạnh. Tiếp đó là trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành, chính phủ các nước đã tung ra các gói kích thích kinh tế với tổng giá trị lên đến 10.400 tỷ USD để kích thích nhu cầu.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, trong khi các biện pháp kiểm soát biên giới hạn chế đi lại và lưu thông hàng hóa đã gây rắc rối cho chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cũng đẩy cao chi phí hàng hóa và dịch vụ. Do biến thể virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành và tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu bấp bênh, một số chuyên gia kinh tế lo ngại môi trường lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp có thể khiến kinh tế toàn cầu quay trở lại thập niên lạm phát đình trệ.

Năm 2021, giá dầu bật tăng từ mức đáy của năm 2014 và nếu chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, giá "vàng đen" đã tăng hơn 60%. Xét từ góc độ thiếu hụt nguồn cung năng lượng của Trung Quốc và châu Âu gần đây, giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vẫn có không gian tiếp tục gia tăng.

Giá năng lượng toàn cầu tăng mạnh khiến giá nguyên vật liệu và hàng hóa công nghiệp gia tăng, trong khi hoạt động cung ứng và vận chuyển tắc nghẽn do dịch bệnh đã đẩy cao giá cả hàng hóa và kỳ vọng lạm phát. Mặc dù tình hình lạm phát hiện nay có điểm tương đồng so với mức lạm phát cao của thập niên 1970, song liệu đây chỉ là vấn đề kết cấu ngắn hạn hay sẽ tồn tại kéo dài vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

IMF dự báo lạm phát ở các nền kinh tế phát triển đạt 2,8% vào năm 2021 và 2,3% vào năm 2022 (cao hơn so với mức 2,4% và 2,1% trong báo cáo tháng 7-2021). Áp lực lạm phát còn rõ rệt hơn ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, khi giá tiêu dùng tăng 5,5% trong năm nay và 4,9% trong năm tới.

IMF cảnh báo, tác động tiêu cực của lạm phát có thể tăng thêm, nếu sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch trở nên tiêu cực hơn và kéo dài. Điều đó có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn, kìm hãm đà phục hồi.

Tháng trước, Ngân hàng trung ương Na Uy (Norges Bank) đã điều chỉnh tăng lãi suất, trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Norges Bank nhấn mạnh rằng Na Uy có thể sẽ có nhiều hơn một đợt tăng lãi suất vào cuối năm nay.

Trong khi đó, sau cuộc họp chính sách hồi tháng Chín, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng có ý nói rằng ngân hàng này sẽ tăng lãi suất. Ngày 6/10, Ngân hàng trung ương New Zealand cũng đã lần đầu tiên tăng lãi suất trong vòng 7 năm, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục gỡ bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ.

Khác với các ngân hàng trung ương khác sử dụng công cụ lãi suất để kiểm soát lạm phát, Singapore đã thông qua kế hoạch điều chỉnh tỷ giá đồng dollar Singapore (SGD) để đảm bảo giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững. Lạm phát tổng thể trong tháng Tám của Singapore là 2,4% và lạm phát lõi là 1,1%, đây đều là những số liệu cao so với dự đoán cả năm của Cục quản lý tài chính Singapore.

http://baochinhphu.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công bố thông tin theo quy định mới từ ngày 25/12

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công bố thông tin theo quy định mới từ ngày 25/12

Tài chính

Từ ngày 25/12, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế sẽ phải thực hiện theo quy định mới về công bố thông tin.

VN-Index bật tăng hơn 27 điểm, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc giải ngân vào đâu?

VN-Index bật tăng hơn 27 điểm, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc giải ngân vào đâu?

Tài chính

Thị trường chứng khoán sau những ngày ảm đạm, VN-Index đã hồi phục và tăng vượt ngưỡng 1.265 điểm. Theo các chuyên gia nhận định, nhà đầu tư có thể cân nhắc gia tăng giải ngân trong giai đoạn này khi các cổ phiếu đầu tư dài hạn đang có mức định giá hấp dẫn, tập trung vào những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.

Quỹ ETF Việt Nam chứng kiến dòng vốn rút ròng hơn 1.340 tỷ đồng

Quỹ ETF Việt Nam chứng kiến dòng vốn rút ròng hơn 1.340 tỷ đồng

Tài chính

Theo báo cáo mới đây của VNDirect Research, các ETF Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 11, với giá trị rút ròng là 1.341 tỷ đồng.

Bitcoin lần đầu vượt mốc 100.000 USD

Bitcoin lần đầu vượt mốc 100.000 USD

Tài chính

Ngày 5/12, giá đồng bitcoin đã lần đầu tiên vượt qua mức 100.000 USD, tiếp nối đà tăng mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng trước

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 31,4 tỷ USD trong 11 tháng

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 31,4 tỷ USD trong 11 tháng

Tài chính

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư trực tiếp 31,4 tỷ USD trong 11 tháng năm 2024.

Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Tài chính

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

Giá vàng ngày 4/12 lại tăng sau đà giảm

Giá vàng ngày 4/12 lại tăng sau đà giảm

Tài chính

Giá vàng miếng đang niêm yết ở mức 83 - 85,5 triệu đồng/lượng. Mức giá này tăng 200.000 đồng so với chốt phiên trước.

Tháng 11/2024 huy động 20.760 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu

Tháng 11/2024 huy động 20.760 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu

Tài chính

Tháng 11/2024, Sở GDCK Hà Nội tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành. Theo đó, KBNN gọi thầu TPCP tại 5 kỳ hạn gồm 5, 10, 15, 20 và 30 năm, huy động được 20.760,5 tỷ đồng.

Bình quân mỗi ngày hơn 9.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng

Bình quân mỗi ngày hơn 9.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng

Tài chính

Tổng số tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9 đạt 270.911 tỷ đồng. Nếu tính bình quân theo ngày, mỗi ngày tháng 9 có 9.030 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.

VN-Index rơi khỏi mốc 1.250, nhóm cổ phiếu nào được chuyên gia khuyến nghị chọn lọc?

VN-Index rơi khỏi mốc 1.250, nhóm cổ phiếu nào được chuyên gia khuyến nghị chọn lọc?

Tài chính

Phiên giao dịch ngày 3/12 dưới áp lực khối ngoại bán ròng, VN-Index không trụ vững ở mốc 1.250 diểm. Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 4/12 lưu ý trong ngắn hạn, một số nhóm ngành cân nhắc chọn lọc cổ phiếu bao gồm phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp.

NHNN đảo chiều rút ròng hơn 27 nghìn tỷ đồng

NHNN đảo chiều rút ròng hơn 27 nghìn tỷ đồng

Tài chính

Trong thời gian từ 25/11-02/12, nhà điều hành đảo chiều hút ròng trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng 27,230 tỷ đồng, chủ yếu do kênh mua kỳ hạn ghi nhận khối lượng đáo hạn lớn.

VN-Index mở đầu tháng cuối cùng năm 2024 'xanh vỏ đỏ lòng' nhà đầu tư nên làm gì trong phiên giao dịch ngày 3/12?

VN-Index mở đầu tháng cuối cùng năm 2024 'xanh vỏ đỏ lòng' nhà đầu tư nên làm gì trong phiên giao dịch ngày 3/12?

Tài chính

VN-Index trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng cuối cùng trong năm 2024 đã rất nỗ lực để giữ mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên áp lực bán khiến cho thị trường "xanh vỏ đỏ lòng", chuyên gia dự báo thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co trong thời gian gần tới...

UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam là 6,6%

UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam là 6,6%

Tài chính

UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6.4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4/2024 đạt mức 5.2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6.6%.

Đề xuất đánh thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới một triệu đồng

Đề xuất đánh thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới một triệu đồng

Tài chính

Bộ Tài chính đang đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Việc này sẽ đảm bảo công bằng với hàng hóa trong nước và tăng thu ngân sách

 NAPAS xử lý bình quân 26 triệu giao dịch/ngày trong năm 2024

NAPAS xử lý bình quân 26 triệu giao dịch/ngày trong năm 2024

Tài chính

Năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Giá vàng ngày 2/12 rơi nửa triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 2/12 rơi nửa triệu đồng/lượng

Tài chính

Trong nước, sáng ngày 2/12 giá vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng mỗi lượng, còn vàng nhẫn được điều chỉnh giảm mạnh, neo ở mức 84 triệu đồng/lượng.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến 1/7/2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến 1/7/2025

Tài chính

Chiều 30/11, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tới hết ngày 30/6/2025.

 ECB xem xét hạ lãi suất lần thứ 4 khi lạm phát có dấu hiệu 'hạ nhiệt'

ECB xem xét hạ lãi suất lần thứ 4 khi lạm phát có dấu hiệu 'hạ nhiệt'

Tài chính

Thông tin trên được ông Francois Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng Pháp và cũng là thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, đưa ra ngày 29/11.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật về tài chính

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật về tài chính

Tài chính

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia ).

 VN-Index chinh phục ngưỡng 1.250 điểm

VN-Index chinh phục ngưỡng 1.250 điểm

Tài chính

Trong phiên cuối tháng 11/2024, khối ngoại mua ròng 334 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, điểm nhấn là 3 mã cổ phiếu FPT (237 tỷ đồng), MSN (88 tỷ đồng), HPG (72 tỷ đồng). Đây là phiên mua ròng thứ 6 của nhà đầu tư ngoại trên sàn HoSE. VN-Index tăng 8,35 điểm lên 1.250,46 điểm.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: