Ngành đường sắt: Hợp nhất 2 đơn vị, nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc sáp nhập 2 Công ty Cổ phần vận tải đường sắt hiện nay sẽ giúp hai đơn vị tiết giảm chi phí tối đa, tận dụng tài nguyên chung nhằm tối thiểu hóa lỗ trong sản xuất kinh doanh, cho phép khả năng duy trì hoạt động

Ngành đường sắt: Hợp nhất 2 đơn vị, nâng cao năng lực cạnh tranh - Ảnh 1.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sau khi tái cơ cấu sẽ tập trung vào 3 ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.

Đề án tái cơ cấu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa được Chính phủ đồng ý phương án tái cơ cấu sẽ có mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý hơn theo hướng tập trung vào 3 ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, sở dĩ đưa ra phương án hợp nhất 2 đơn vị lớn của VNR bởi thời điểm cuối năm 2016, sản lượng, doanh thu và thị phần vận tải đường sắt có sự sụt giảm nghiêm trọng. Đặc biệt là sau cổ phần hóa tại các công ty cổ phần vận tải đường sắt.

Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức các công ty vận tải đường sắt sau khi tái cơ cấu, cổ phần hóa chưa phù hợp với thực tiễn của đường sắt Việt Nam.

Hạn chế cạnh tranh nội bộ, tập trung nguồn lực nâng cao năng lực cạnh tranh

Do đó, VNR nhận thấy cần phải xây dựng phương án thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại theo hướng hợp nhất 2 đơn vị này nhằm tăng cường tính chuyên môn hóa, tách bạch vận tải hàng hóa và vận tải hành khách, đồng thời, nhằm thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia, đầu tư vào vận tải hàng hóa, hành khách để khai thác nguồn lực xã hội về tài chính, công nghệ, thị trường và đặc biệt là quản trị.

Ưu điểm của phương án này xáo trộn ít về tổ chức và nhân lực. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí phát sinh của quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp vận tải đường sắt, như phải thực hiện đánh giá lại các tài sản dự kiến chuyển nhượng và phải tổ chức đấu giá; đảm bảo tính tập trung thống nhất trong hoạt động vận tải, đồng thời giữ được vai trò điều tiết của Nhà nước trong vận tải đường sắt, đặc biệt là trong vận tải hành khách.

Bên cạnh đó, việc hợp nhất không chỉ hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ, mà còn hướng đến tập hợp nguồn lực các doanh nghiệp trong Tổng công ty. Khi đó, ngành đường sắt sẽ được nâng cao năng lực cạnh tranh với các phương thức vận tải khác; hạ giá thành vận tải; cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đa dạng hóa dịch vụ vận tải; khắc phục được sự đan xen, chồng chéo khi có nhiều tổ chức, nhiều nhân lực trên cùng một địa điểm cùng thực hiện một công việc.

Sau khi hợp nhất, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt (doanh nghiệp đã được hợp nhất) thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản để thành lập công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt; tiến tới xây dựng lộ trình thoái vốn tại công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa để thực hiện mục tiêu xã hội hóa vận tải hàng hóa đường sắt.

Ngoài ra, thị trường vận tải hàng hóa do công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đảm nhận và thị trường vận tải hành khách do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất đảm nhận, nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, quốc phòng.

Ngành đường sắt: Hợp nhất 2 đơn vị, nâng cao năng lực cạnh tranh - Ảnh 3.

Thị trường vận tải hàng hóa do công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đảm nhận và thị trường vận tải hành khách do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất đảm nhận. Ảnh: VNR

Quyền lợi người lao động không bị ảnh hưởng

Liên quan đến các chính sách cho người lao động sau khi hợp nhất 2 đơn vị, ông Vũ Anh Minh cho biết, việc tái cơ cấu này là kế thừa lại toàn bộ, không phải cổ phần hóa, nên quyền lợi người lao động sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc sát nhập 2 đơn vị sẽ làm phát sinh lao động dôi dư cần giải quyết chế độ chính sách.

Cụ thể, số lượng lao động được tinh giảm sẽ tập trung trước tiên vào khối gián tiếp do giảm đầu mối quản lý, giảm số lượng phòng, ban trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, góp phần tăng năng suất của khối lao động gián tiếp, chọn lọc được những lao động tốt nhất để làm việc.

Bên cạnh đó, định biên các lao động trực tiếp trước đây buộc phải bố trí tại các ga làm nghiệp vụ khách vận, hóa vận tại các công ty cổ phần vận tải sẽ được giảm một nửa, do sau khi sáp nhập sẽ chỉ cần duy nhất một đại diện thực hiện các nghiệp vụ này tại các ga.

Để giải quyết việc này, đối với các vị trí đến tuổi nghỉ chế độ của khối lao động gián tiếp không tuyển dụng mới chỉ tiến hành điều chuyển trong nội bộ; khối lao động trực tiếp, trên cơ sở tận dụng nguồn lực chung của các đơn vị để phân công công việc, hạn chế tuyển dụng mới.

Không những thế, trong các tình huống khẩn cấp như đại dịch COVID-19 vừa qua, việc vận hành một doanh nghiệp tinh gọn sẽ cho phép điều chuyển linh hoạt, tăng khả năng ứng phó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm bớt thiệt hại, cho phép doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

"Năm 2022, ngành đường sắt sẽ tái cơ cấu mạnh mẽ, có những việc sẽ động chạm tới quyền lợi cá nhân, tổ chức nhưng buộc phải làm bởi ngay bản thân lãnh đạo hay cán bộ lao động cũng trăn trở. Do đó, Tổng công ty đang khẩn trương hoàn thiện phương án trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt. Nếu thuận lợi, VNR sẽ cần khoảng 8-10 tháng để hợp nhất sắp xếp lại các đơn vị", ông Vũ Anh Minh thông tin.

Ngày 7/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo đó, thực hiện thu gọn đầu mối Chi nhánh Xí nghiệp đầu máy từ 5 chi nhánh thành 3 chi nhánh; chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người đang có tại 3 Ban Quản lý đường sắt khu vực 1, 2, 3 về 1 ban quản lý dự án đường sắt để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do VNR làm chủ đầu tư và chấm dứt hoạt động của 2 ban quản lý dự án còn lại.

Hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn (Saratrans) thành một Công ty cổ phần Vận tải đường sắt.

https://baochinhphu.vn/nganh-duong-sat-hop-nhat-2-don-vi-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-102220414154614221.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

An Thịnh liên tiếp lỗ lũy kế lên gần 57,9 tỷ đồng, vừa hút thêm 5.000 tỷ từ phát hành trái phiếu

An Thịnh liên tiếp lỗ lũy kế lên gần 57,9 tỷ đồng, vừa hút thêm 5.000 tỷ từ phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp

Trong 6 tháng gần đây, Công ty An Thịnh huy động tới 12.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, nhưng tình hình tài chính của Công ty lại không mấy khả quan.

Một startup AI 'lọt vào tầm ngắm' của OpenAI nhưng bị Mỹ đưa vào danh sách đen'

Một startup AI 'lọt vào tầm ngắm' của OpenAI nhưng bị Mỹ đưa vào danh sách đen'

Doanh nghiệp

OpenAI vừa bất ngờ chú ý đến một startup trí tuệ nhân tạo ít được biết đến, mà họ cho rằng đang đứng ở “tuyến đầu” trong cuộc đua AI của Trung Quốc nhằm vươn lên dẫn đầu thế giới. Startup đó không phải DeepSeek.

Xiaomi ra mắt xe điện 'đối đầu' Tesla, cổ phiếu lập tức tăng vọt lên mức cao kỷ lục

Xiaomi ra mắt xe điện 'đối đầu' Tesla, cổ phiếu lập tức tăng vọt lên mức cao kỷ lục

Doanh nghiệp

Cổ phiếu của Xiaomi, niêm yết tại Hồng Kông (Trung Quốc), đã tăng hơn 5% và đạt mức cao kỷ lục vào thứ Sáu, chỉ một ngày sau khi mẫu xe điện mới của hãng nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ khách hàng.

Nike ước tính thuế nhập khẩu sẽ khiến hãng tốn thêm 1 tỷ USD trước khi kịp tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng

Nike ước tính thuế nhập khẩu sẽ khiến hãng tốn thêm 1 tỷ USD trước khi kịp tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp

Nike công bố kết quả kinh doanh quý IV vượt kỳ vọng của Wall Street. Tuy nhiên, Nike cảnh báo rằng các loại thuế mới sẽ khiến hãng phải gánh thêm chi phí lên tới 1 tỷ USD trong năm tài chính hiện tại, trước khi hãng kịp thực hiện các đợt tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng.

Masan Consumer (MCH) tạm ứng cổ tức tiền mặt 25%, dự chi hơn 2.500 tỷ

Masan Consumer (MCH) tạm ứng cổ tức tiền mặt 25%, dự chi hơn 2.500 tỷ

Doanh nghiệp

Với hơn 1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Masan Consumer dự chi hơn 2.500 tỷ cho đợt cổ tức lần này.

Một Phó Tổng giám đốc Techcombank rời ghế nóng sau 15 năm gắn bó

Một Phó Tổng giám đốc Techcombank rời ghế nóng sau 15 năm gắn bó

Doanh nghiệp

Theo thông tin công bố, ông Phan Thanh Sơn chính thức rời vị trí Phó tổng giám đốc Techcombank theo quyết định mới được ngân hàng công bố ngày 26/6.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú thế giới

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú thế giới

Doanh nghiệp

Theo cập nhật tại ngày 26/6 từ Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group (mã chứng khoán MSN) đã trở lại danh sách tỷ phú USD với khối tài sản 1,1 tỷ USD.

Lương lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước có thể lên đến 320 triệu/tháng

Lương lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước có thể lên đến 320 triệu/tháng

Doanh nghiệp

Bộ Nội vụ đang dự thảo nghị định quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước và kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước.

Meta thắng kiện bản quyền AI, nhưng vẫn có thể bị kiện tiếp trong tương lai

Meta thắng kiện bản quyền AI, nhưng vẫn có thể bị kiện tiếp trong tương lai

Doanh nghiệp

Diễn biến mới nhất, Meta đã giành chiến thắng trong một vụ kiện bản quyền quan trọng liên quan đến mô hình trí tuệ nhân tạo Llama của công ty, đối đầu với 13 tác giả nổi tiếng.

NHNN chấp thuận cho Eximbank chuyển trụ sở ra Hà Nội

NHNN chấp thuận cho Eximbank chuyển trụ sở ra Hà Nội

Doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội.

VietABank được chấp thuận tăng vốn thêm gần 2.800 tỷ đồng

VietABank được chấp thuận tăng vốn thêm gần 2.800 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) vừa có thông báo về việc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận VietABank tăng vốn điều lệ đợt 1 thông qua hình thức phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu tối đa thêm hơn 2.764 tỷ đồng.

Sáng kiến 'Địa cầu Quê tôi' giáo dục hòa bình cho công dân toàn cầu – 'Di sản' cuộc đời của Chủ tịch HBC Lê Viết Hải

Sáng kiến 'Địa cầu Quê tôi' giáo dục hòa bình cho công dân toàn cầu – 'Di sản' cuộc đời của Chủ tịch HBC Lê Viết Hải

Doanh nghiệp

“Địa cầu Quê tôi” là tâm huyết cuộc đời và di sản tinh thần của kiến trúc sư Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình muốn để lại cho nhân loại. Sáng kiến này hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình thông qua giáo dục công dân địa cầu.

Thế giới Di động (MWG) chuẩn bị trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%

Thế giới Di động (MWG) chuẩn bị trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%

Doanh nghiệp

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG : HoSE) vừa thông báo ngày 25/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện trả cổ tức tiền mặt năm 2024.

Cổ phiếu Nvidia đạt mức cao kỷ lục trong 'thời kỳ hoàng kim' của AI

Cổ phiếu Nvidia đạt mức cao kỷ lục trong 'thời kỳ hoàng kim' của AI

Doanh nghiệp

Cổ phiếu của Nvidia (NVDA.O) đã lập đỉnh mới trong phiên giao dịch thứ Tư, giúp nhà sản xuất chip này giành lại ngôi vị công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Chuyên gia phân tích nhận định rằng Nvidia sắp bước vào "thời kỳ hoàng kim" của trí tuệ nhân tạo.

Hơn 31 năm có mặt tại Việt Nam, Pepsi muốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Hơn 31 năm có mặt tại Việt Nam, Pepsi muốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Anne Tse, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn PepsiCo.

Becamex IDC thay tổng giám đốc gắn bó 7 năm, bổ nhiệm người cũ

Becamex IDC thay tổng giám đốc gắn bó 7 năm, bổ nhiệm người cũ

Doanh nghiệp

Theo đó, ông Phạm Ngọc Thuận gắn bó với Becamex IDC 7 năm rời ghế Tổng giám đốc . Người kế nhiệm là ông Nguyễn Hoàn Vũ – từng giữ vai trò phó tổng giám đốc của công ty.

Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT

Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT

Doanh nghiệp

Chính phủ vừa đồng ý đưa Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông, Tổng công ty Truyền thông sáp nhập vào công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Công ty Cổ phần Cao su Sông Bé bị phạt nặng do 'xào nấu' kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi

Công ty Cổ phần Cao su Sông Bé bị phạt nặng do 'xào nấu' kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi

Doanh nghiệp

UBCKNN vừa xử phạt hành chính Cao su Sông Bé (BSR) với số tiền 125 triệu đồng đối với hành vi “xào nấu” kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi.

Tập đoàn Danh Khôi đổi tên, lấn sân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và y tế

Tập đoàn Danh Khôi đổi tên, lấn sân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và y tế

Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán NRC) đã chính thức thông qua việc đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Tập đoàn NRC tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, tổ chức ngày 24/6.

Cổ đông bác đề xuất Ricons niêm yết cổ phiếu

Cổ đông bác đề xuất Ricons niêm yết cổ phiếu

Doanh nghiệp

Gần 70% cổ đông tham dự phiên họp thường niên mới đây không tán thành việc Ricons niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE dù đã hoãn lại suốt 2 năm qua.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: