Theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ toàn bộ quy định về thủ tục thẩm định khoản phát hành trái phiếu quốc tế của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 17/2013/ TT-NHNN hướng dẫn thủ tục thẩm định khoản phát hành trái phiếu quốc tế của ngân hàng thương mại nhà nước căn cứ quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trước đây đã được thay thế bằng Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định 153).
Do đó, Thông tư số 17/2013/ TT-NHNN cần được thay thế để đảm bảo phù hợp với cơ sở pháp lý ban hành tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Dự thảo Thông tư Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh đề xuất bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục thẩm định khoản phát hành trái phiếu quốc tế (TPQT) của ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước.
Được biết, Nghị định 153 đã bỏ các quy định về việc thẩm định khoản phát hành TPQT của doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù bỏ quy trình thẩm định khoản phát hành TPQT của NHTM nhà nước, nhưng các nội dung cần thiết để xem xét phê duyệt việc phát hành TPQT của NHTM nhà nước cũng như các doanh nghiệp khác mà NHNN quản lý sẽ được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn để đảm bảo tuân thủ quy định tại Luật số 69/2014/QH13 quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung quy định về các trường hợp sẽ không phải thực hiện đăng ký thay đổi khoản phát hành TPQT: Nhằm đơn giản hóa TTHC, dự thảo Thông tư sẽ bổ sung quy định nêu rõ các trường hợp sẽ không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản phát hành, tương tự như quy định đối với khoản vay nước ngoài bao gồm: Thay đổi địa chỉ bên đi vay, tên Ngân hàng thương mại; trả nợ lãi, phí,...
Dự thảo Thông tư cũng đề xuất bỏ các nội dung không liên quan đến TTHC trong việc phát hành TPQT:Sau khi khoản phát hành được đăng ký, việc sử dụng tài khoản, các giao dịch chuyển tiền liên quan, trách nhiệm báo cáo, trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản… được thực hiện như các khoản vay truyền thống khác. Do đó, để tránh trùng lặp, Thông tư này sẽ chỉ quy định về TTHC liên quan đến quá trình phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp bao gồm: (i) Thủ tục xác nhận hạn mức phát hành trái phiếu quốc tế không được Chính phủ bảo lãnh; (ii) Thủ tục xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Các nội dung quản lý ngoại hối khác (mở tài khoản, chế độ báo cáo, chuyển tiền… ) được thực hiện thống nhất giống các khoản vay nước ngoài dưới hình thức và thực thiện theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (và các văn bản thay thế/sửa đổi – nếu có).
Như vậy, so với Thông tư 17, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17 sẽ không còn các nội dung quy định về quyền mua ngoại tệ của Tổ chức phát hành, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ tài khoản phát hành, quy định về mở tài khoản phát hành; quy định về cơ chế báo cáo.
Ý kiến tham gia, góp ý xin gửi về: Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận sự ổn định tạm thời trong khi Phố Wall dần quen với cú sốc thuế quan hồi tháng Tư, các chỉ số chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới, nhà đầu tư vẫn tỏ ra dè dặt trước phong cách ra quyết sách nhanh và hỗn loạn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đà tăng hiện tại của thị trường rất mong manh.
Chỉ số S&P 500 lập kỷ lục cao mới vào phiên giao dịch cuối tuần, khi nhà đầu tư “phớt lờ” những nhận định mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan vấn đề thuế quan giữa Mỹ và Canada.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định chấp thuận niêm yết 311,85 triệu cổ phiếu TAL của CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land - UPCOM: mã chứng khoán TAL).
Sáng 27/6, với 447/449 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Hải Phòng.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được thông qua, đã tăng phân cấp quyền quyết việc cho vay đặc biệt với khoản vay lãi suất 0%/năm mà không có tài sản đảm bảo.
Theo ước tính của MBS, khoảng 67,6 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong quý 3/2025, tăng 50,5% svck và cao hơn 61% tổng giá trị đáo hạn nửa đầu năm 2025. Trong đó, nhóm ngành bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 85% với giá trị đáo hạn ước tính khoảng 57,5 nghìn tỷ đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM và thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở thống nhất về hoạt động, quản lý, giám sát; có định hướng phát triển sản phẩm riêng biệt, phát huy thế mạnh của từng Thành phố.
Citigroup dự báo giá vàng thế giới sẽ có thể rơi xuống ngưỡng dưới 3.000USD/ounce vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026. Giá vàng trong nước sáng 27/6 đồng loạt niêm yết giá vàng miếng ở mức 117.7 – 119.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khá mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (26/6), với chỉ số S&P 500 lên sát mức kỷ lục mọi thời đại, cho thấy nhà đầu tư vẫn giữ được sự lạc quan nhất định trong bối cảnh có nhiều mối lo bủa vây, từ thuế quan, chiến tranh cho tới sự dai dẳng của lạm phát.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đang tiến hành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua loạt nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa.
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy về chính sách hỗ trợ vay vốn nhằm tạo việc làm, ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và người lao động thôi việc sau quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố.
Hiện tại, thị trường chứng khoán vẫn đang tạm lắng sau đợt tăng nhờ lệnh ngừng bắn. Nhà đầu tư theo dõi sát các thỏa thuận thương mại trước hạn chót áp thuế quan của Mỹ. Đồng USD giảm mạnh sau khi Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Fed Powell. Giá dầu nhích nhẹ sau tháng biến động
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (25/6) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, trong đó S&P 500 gần như đi ngang và cách không xa mức kỷ lục mọi thời đại. Cổ phiếu Nvidia tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới nhờ tâm lý lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 24/6 đã quay lại hoạt động phát hành tín phiếu sau gần 4 tháng gián đoạn, đánh dấu bước đi đáng chú ý trong điều hành chính sách tiền tệ, trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp tục leo lên mức kỷ lục mới.
Sáng ngày 25/6, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung giữ được trạng thái ổn định, trong bối cảnh giá dầu thô dao động gần mức thấp nhất trong nhiều tuần. Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran đã giúp cải thiện phần nào tâm lý nhà đầu tư, dù những lo ngại về nguy cơ xung đột bùng phát trở lại vẫn còn hiện hữu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?