Áp lực tăng vốn của các ngân hàng vẫn rất lớn khi cơ quan quản lý ngày càng tăng sức ép áp dụng chuẩn Basel II, tiến tới là Basel III. Do đó, nới room để gọi vốn ngoại là giải pháp được nhiều ngân hàng mong đợi.
Trong khi các ngân hàng rất cần gọi vốn ngoại thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) chỉ ở mức tối đa 30% nên nhà đầu tư thiếu mặn mà, còn ngân hàng mất cơ hội tìm được đối tác chiến lược.
Tỷ lệ sở hữu thấp
Trong số 27 ngân hàng niêm yết trên sàn, tính đến thời điểm hiện nay chỉ có 15 ngân hàng có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 15%. Trong đó, một số ngân hàng đã kín hoặc gần kín tỷ lệ sở hữu vốn ngoại, như ACB, ABBank, VietinBank, Eximbank, MB, MSB, OCB, Techcombank, TPBank, Vietcombank. Ngược lại, vẫn còn những nhà băng sử dụng tỷ lệ này rất thấp như: VietCapital Bank (5%); SeABank (5%)…
Hiện nay, tình trạng chưa sử dụng hết tỷ lệ trần room ngoại đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng. Điển hình, 3 “ông lớn” là Vietcombank, Viettinbank và BIDV có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 16,7-25,5%. Agribank đang chuẩn bị cổ phần hóa, như vậy tính bình quân tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 ngân hàng nhà nước lớn mới chỉ loanh quanh ở mức 16-17%, vẫn còn dư địa tới 13% trong khu vực này.
Các ngân hàng mong nới trần room ngoại để gọi vốn đầu tư. (Ảnh: Int)
Đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần, tuy một số nhà băng đã sử dụng gần hết room cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ khoảng 27- 28%, song vẫn còn nhiều ngân hàng sử dụng tỷ lệ này rất thấp, song nếu mời chào thì cũng chưa chắc nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, ngay cả với ngân hàng còn nhiều không gian hay ít không gian đều đang gặp khó khăn trong quá trình tìm và lựa chọn đối tác chiến lược.
“Quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phù hợp là rất vất vả và khó khăn. Hơn một năm chúng tôi mới tìm được đối tác, nhưng khi tới được vòng đàm phán lại vướng các điều kiện giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Thông thường đối tác mong muốn tỷ lệ sở hữu từ 40% trở lên, trong khi quy định cho phép tối đa là 30%. Do đó hai bên không "gặp" được nhau”, lãnh đạo một ngân hàng cho hay.
Trước đó, tại Hội thảo công bố báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa tổ chức, các chuyên gia đánh giá, hệ số an toàn vốn (CAR) tại các ngân hàng thương mại vẫn chưa tăng tương ứng tốc độ tăng tài sản và tín dụng.
Mặt khác, áp lực tăng vốn của các ngân hàng vẫn rất lớn khi cơ quan quản lý ngày càng tăng sức ép áp dụng chuẩn Basel II, tiến tới là Basel III. Do đó, nới room để gọi vốn ngoại là giải pháp được nhiều ngân hàng mong đợi.
Cân nhắc điều chỉnh tỷ lệ room ngoại
Như vậy, chính các áp lực này cùng với thực tiễn hoạt động nên các nhà băng này đều mong được nới room vốn ngoại hơn nữa, nhằm dễ bề xoay xở phương án tăng vốn bằng cách chào bán cho cổ đông nước ngoài.
Thực tế, không chỉ có ngân hàng Việt, nhiều tập đoàn tài chính Hàn Quốc tại Việt Nam như Shinhan Bank, Keb Hana, Woori… cũng bày tỏ mong muốn được nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hồi giữa tháng 12/2021.
Thậm chí, nhiều nhà đầu tư ở các nước như Mỹ, Anh… cũng muốn sở hữu các công ty tài chính, ngân hàng Việt Nam. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho hay, rất nhiều nhà đầu tư ngoại đã nhờ chuyên gia này kết nối với một số ngân hàng trong nước để đàm phán mua bán - sáp nhập (M&A), song khi nghe đến giới hạn 30%, nhiều nhà đầu tư đã thoái lui.
TS. Lê Xuân nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đánh giá, hiện nay thị trường thuận lợi, mức độ quan tâm của nhà đầu tư ngoại vẫn rất lớn, Chính phủ nên cân nhắc nới room ngoại để các ngân hàng có thể gọi vốn từ nhà đầu tư ngoại, tăng tiềm lực tài chính, tăng quy mô, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
Đồng tình với việc xem xét nới room ngoại, song TS. Hiếu cho rằng, nới room ngoại là cần thiết nhưng cần đảm bảo hài hòa lợi ích, nhu cầu của các nhà đầu tư và vai trò quản lý nhà nước. Nếu mở chỉ nên mở với từng loại hình tổ chức tín dụng cụ thể và có lộ trình. Lý do việc nới room ngoại quá lớn trên phạm vi rộng có thể gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV đặt câu hỏi "Cần cân nhắc có nhất thiết đề xuất nâng tỷ lệ room cứng từ 30% lên 35% hay không?". Đồng thời cho rằng, cần cân nhắc hài hòa các yếu tố khi xem xét điều chỉnh giới hạn tỷ lệ room ngoại tại các ngân hàng Việt Nam.
Theo chuyên gia này, cần chứng minh tính khả thi như: Khối ngoại có dùng hết tỷ lệ sở hữu không? Bên cạnh đó, cần định hướng đối với tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức fintech, công ty chứng khoán, các tổ chức trung gian thanh toán khi cân nhắc việc nới room tại các ngân hàng để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả tổng thể của hệ thống.
Chào tháng 7, VN-Index đã nỗ lực kéo thêm gần 2 điểm tuy nhiên kết phiên vẫn rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Chứng khoán châu Á khởi sắc trong chiều 1/7 nhờ tâm lý lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản lại đi ngược xu hướng thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Việt (VSC).
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên cuối cùng của nửa đầu năm 2025 vào ngày thứ Hai (30/6), nhờ những thông tin tích cực liên quan tới đàm phán thương mại, hoàn tất một tháng giao dịch với thành quả tốt bất ngờ.
Tính chung cả tháng 6/2025, VN Index tăng 43,47 điểm, đóng cửa tại vùng cao nhất tháng. Triển vọng tháng 7 và quý III/2025 đang được đánh giá tích cực hơn, tuy nhiên, thanh khoản thấp là yếu tố cần lưu ý.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố thông tin về tình hình thanh toán trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong đó thông báo chậm thanh toán 861 tỷ đồng gốc và lãi lô trái phiếu mã Novaland.Bond.2019.
Theo ghi nhận, giá vàng miếng trong nước sáng 30/6 đi ngang ở mức 119,2 triệu đồng/lượng. Theo chuyên gia, giá vàng thế giới có biến động nhưng giá vàng tại Việt Nam có giảm về ngưỡng 100 triệu đồng/lượng hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên toàn cầu trong nửa đầu năm nay không đạt kỳ vọng của các ngân hàng đầu tư, nhưng loạt thương vụ lớn ở châu Á và bầu không khí lạc quan trở lại tại thị trường Mỹ đang mở ra triển vọng cho những siêu thương vụ sắp tới.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch thứ Hai khi cơ hội đàm phán giữa Mỹ và Canada quay trở lại. Đồng USD suy yếu, giá vàng, dầu lao dốc.
Các cố vấn tài chính khuyến nghị khách hàng phân bổ từ 10% đến 40% danh mục đầu tư vào tiền mã hóa. Một số nhà phân tích dự đoán giá Bitcoin có thể đạt 150.000 – 250.000 USD vào cuối năm nay, và 500.000 USD vào cuối thập kỷ này.
Cổ phiếu Coinbase đang có mức tăng mạnh nhất trong chỉ số S&P 500 tính đến tháng 6, nhờ các tín hiệu tích cực từ phía cơ quan quản lý, loạt sản phẩm mới ra mắt và đặc biệt là việc được đưa vào chỉ số chứng khoán quan trọng này vào cuối tháng 5.
Thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận sự ổn định tạm thời trong khi Phố Wall dần quen với cú sốc thuế quan hồi tháng Tư, các chỉ số chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới, nhà đầu tư vẫn tỏ ra dè dặt trước phong cách ra quyết sách nhanh và hỗn loạn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đà tăng hiện tại của thị trường rất mong manh.
Chỉ số S&P 500 lập kỷ lục cao mới vào phiên giao dịch cuối tuần, khi nhà đầu tư “phớt lờ” những nhận định mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan vấn đề thuế quan giữa Mỹ và Canada.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định chấp thuận niêm yết 311,85 triệu cổ phiếu TAL của CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land - UPCOM: mã chứng khoán TAL).
Sáng 27/6, với 447/449 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?