Tin mới
  • Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2025

  • Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên, hiện thực hoá giấc mơ trí tuệ nhân tạo (AI)

  • Đề xuất lùi thời gian áp tiêu chuẩn khí thải mức cao với xe ô tô

  • Chạy thử toàn bộ hệ thống vận hành Cảng HKQT Long Thành trước tháng 6/2026

  • 6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 15%

  • Bạch kim lập đỉnh 11 năm, làn sóng tích trữ đồng tại Mỹ gia tăng

  • HAGL (HAG) của 'bầu Đức' dự kiến nâng mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 2.500 tỷ đồng

  • 'Mì tôm tuổi thơ - Miliket' sắp 'khai tử' sản phẩm gắn bó gần nửa thế kỷ, chia cổ tức 13% bằng tiền

  • Xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ

  • Tập đoàn AEON muốn mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP HCM

  • GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63%

  • Giá dầu thô Brent tăng gần 3%

  • Chứng khoán Mỹ leo cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

  • Giá nhà đất các địa phương sẽ có biến động mạnh trong thời gian tới

  • Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam

  • 7 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam bị thu hồi

  • Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

  • 'Làn sóng khởi nghiệp' quay trở lại tạo kỷ lục với hơn 24.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6/2025

  • Giám đốc Công ty Athena Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam vì sản xuất kem chống nắng giả

  • Tập đoàn nào đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP HCM?

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Nếu dịch Covid-19 tái bùng phát, nỗi lo nợ xấu sẽ mang tính hệ thống

10:42 |  29/04/2021

Mặc dù các ngân hàng đã chuẩn bị “tinh thần” nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp khó khăn hơn thì nợ xấu sẽ mang tính hệ thống.

Thời điểm hiện tại, tại Ấn Độ đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 200.000 người tử vong và các chuyên gia nghi ngại số ca nhiễm thực tế tại quốc gia này có thể tới hơn nửa tỷ người. Còn tại Việt Nam, số ca nhiễm Covid-19 phải cách ly trong quá trình nhập cảnh tại biên giới Campuchia – Việt Nam liên tục gia tăng dù Việt Nam là quốc gia ứng phó và kiểm soát dịch rất tốt. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn đó và đây cũng chính là mối quan ngại vì có đường biên giới mở với Lào và Campuchia. Do đó, nếu dịch Covid-19 tái bùng phát, nỗi lo nợ xấu sẽ mang tính hệ thống.

Chia sẻ về mối lo nợ xấu, ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho rằng, bất kỳ nền kinh tế nào cũng khó có thể tránh khỏi nợ xấu bởi nợ xấu có thể khởi phát từ dịch bệnh nhưng cũng có thể do nội tại nền kinh tế.

Hiện nay con số nợ xấu chưa đầy đủ cho nên bức tranh nợ xấu sẽ rõ hơn cuối 2021 và 2022. Trong năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã hạ được bớt nợ xấu, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại thì nguy cơ cho nợ xấu là “rất căng”.

Mặc dù các ngân hàng đã chuẩn bị “tinh thần” nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài và doanh nghiệp vẫn tiếp tục cần hỗ trợ thì về mặt lý thuyết nợ xấu sẽ mang tính hệ thống… ông Cường nhận định.

Nếu dịch Covid-19 tái bùng phát, nỗi lo nợ xấu sẽ mang tính hệ thống
Nếu dịch Covid-19 tái bùng phát, nỗi lo nợ xấu sẽ mang tính hệ thống.

VNDirect từng chỉ ra tốc độ hình thành nợ xấu phụ thuộc vào 3 yếu tố, gồm cơ cấu cho vay giữa phân khúc doanh nghiệp và cá nhân; khẩu vị rủi ro của ngân hàng và mức độ rủi ro tập trung. Với những lý do như vậy, nhóm phân tích VNDirect cho rằng, những ngân hàng có dư nợ lớn cho vay tín chấp và bất động sản sẽ khó xử lý nợ xấu hơn.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) đánh giá, trong bối cảnh khách hàng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh thì các ngân hàng cũng đang chịu hậu quả nặng nề khi doanh nghiệp không trả được nợ, tiềm ẩn nợ xấu gia tăng và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Trước đó, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, trong năm 2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 3 lần, từ 6 % xuống mức thấp kỷ lục 4,0%; lãi suất chiết khấu giảm từ 4,0% xuống 2,5%.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm trần lãi suất huy động tiền VND kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hỗ trợ tín dụng thông qua cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện tại và áp dụng lãi suất ưu đãi cho các khoản vay mới đối với các lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ảm đạm và tình trạng phá sản doanh nghiệp làm cho nhu cầu tín dụng sút giảm.

Tính đến cuối năm 2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng ước tính vào khoảng 11,0% so với năm 2019, giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Cung tiền ước tăng 12,6% trong năm 2020, cao hơn so với mức 12,1% trong năm 2019.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/neu-dich-covid-19-tai-bung-phat-noi-lo-no-xau-se-mang-tinh-he-thong-d277.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.