Nền kinh tế toàn cầu trong thời đại số hóa ngày nay, fintech - sự kết hợp hiệu quả giữa tài chính và công nghệ đã mang lại những biến đổi vượt bậc trong cách tiếp cận, quản lý tài sản, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.
Nền tảng Fintech là gì?
Thuật ngữ Fintech là sự kết hợp giữa “finance” (tài chính) và “technology” (công nghệ). Công nghệ tài chính chỉ việc áp dụng những công nghệ tiên tiến. Từ đó để làm mới hoặc cải thiện, nâng cao chất lượng của các phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Hiện nay, Fintech bao gồm những công nghệ như: Dịch vụ ngân hàng di động, ví điện tử, đầu tư trực tuyến; Cho vay ngang hàng (P2P lending), tiền mã hóa…; Blockchain, big data,…
Nền tảng Fintech là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ. (Nguồn: Shutterstock)
Fintech đã có nhiều đóng góp đến tài chính và cuộc sống con người. Công nghệ Fintech giúp tiết kiệm, nhanh chóng, nâng cao chất lượng dịch vụ; hạn chế sản xuất và giao dịch trực tiếp, thúc đẩy giao dịch trực tuyến qua internet banking, ví điện tử…; dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính ở các vùng sâu, vùng xa thông qua Fintech.
Fintech hoạt động thông qua trí tuệ nhân tạo, tượng tự như một robot cung cấp dịch vụ tài chính thông minh, giúp đơn giản hóa trải nghiệm tài chính hiện đại, thay đổi thói quen tiêu dùng từ truyền thống sang trực tuyến.
Sự phát triển của Fintech đã thay đổi những yêu cầu đối với nhân viên tài chính. Họ không chỉ cần hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải thành thạo trong việc sử dụng công nghệ. Điều này đã dẫn đến việc cắt giảm lượng nhân lực cần thiết. Thay vào đó, một cá nhân có thể hỗ trợ nhiều khách hàng hiệu quả cùng một lúc.
Đối tượng chủ yếu sử dụng Fintech là khách hàng. Họ trải nghiệm lợi ích từ định chế tài chính và tiện ích từ công nghệ. Khách hàng đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mới, tạo động lực cho công ty sáng tạo công nghệ mới. Mục tiêu chính là cung cấp sản phẩm tốt nhất, giá rẻ nhất, hài lòng khách hàng.
Fintech góp phần nâng cao trải nghiệm cho các bên tham gia thị trường tài chính. (Nguồn: Shutterstock)
Các định chế tài chính bao gồm ngân hàng, chứng khoán, công ty bảo hiểm, tài chính, cho thuê tài chính… Đây là thành phần quan trọng trong nền tài chính, hướng dẫn sáng tạo sản phẩm, phát triển thị trường tài chính. Định chế tài chính liên tục tạo sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Định chế tài chính hiểu tầm quan trọng của đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, liên kết hoặc thậm chí mở công ty Fintech. Mục tiêu chính là nắm giữ công nghệ mới, chiếm lĩnh thị trường tài chính nhanh chóng.
Các công ty Fintech ban đầu chuyên về công nghệ thông tin, hoạt động độc lập. Sau đó, nhận thấy nhu cầu ứng dụng công nghệ vào tài chính, Fintech đã mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp… Doanh nghiệp công nghệ tài chính phát triển mạnh mẽ dựa trên thúc đẩy này. Công ty Fintech tác động lớn đến định chế tài chính và khách hàng.
Những sản phẩm của Fintech nổi bật
- Ví điện tử: trở nên phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Các ví này liên kết với tài khoản ngân hàng tạo sự tiện lợi cho giao dịch như chuyển tiền, thanh toán. Paypal, Momo, Moca, Payoneer, Zalo Pay, VNPay là ví điện tử phổ biến hiện nay. E-banking.
Ví điện tử đã trở nên phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây. (Nguồn: Shutterstock)
- Ebanking: là bộ công cụ hỗ trợ giao dịch tài chính thông minh, hoạt động 24/7 và khắc phục nhược điểm truyền thống. Ứng dụng này giúp bạn chuyển tiền, thanh toán, kiểm tra tài khoản, mua sắm dễ dàng. Các phần của E-banking bao gồm SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking và nhiều công cụ khác.
- P2P Lending: là một dạng nổi bật trong Fintech. Ứng dụng cho phép nối liền người cho vay và người vay. Mô hình này loại bỏ trung gian như ngân hàng. Người cho vay có thể đầu tư từ 1.000.000 đồng, nhận lãi từ 15 – 20%/năm.
- Ứng dụng quản lý ngân sách: Fintech giúp người dùng giảm gánh nặng quản lý chi tiêu và theo dõi thu nhập. Bạn có thể lập kế hoạch, phân bổ chi tiêu qua các ứng dụng. Ứng dụng quản lý chi tiêu phổ biến như Money Lover, MISA Money Keeper, Spende …
- Ứng dụng đầu tư chứng khoán: là lựa chọn đầu tư đáng quan tâm hiện nay. Nhưng đầu tư chứng khoán truyền thống gây ra bất tiện. Fintech giải quyết vấn đề này bằng ứng dụng đầu tư chứng khoán trên điện thoại, máy tính. Nhà đầu tư tự theo dõi, phân tích thị trường, đặt lệnh đơn giản qua các ứng dụng. Các ứng dụng đầu tư CK nổi tiếng tại Việt Nam: Infina, VNDirect, SSI, Finhay…
- Hình thức tín dụng trả góp:Ngoài thanh toán, Fintech còn kết nối bán, mua và ngân hàng giúp việc mua sắm dễ dàng hơn. Khách hàng đăng ký mua trả góp qua app vay tiền ngân hàng hoặc công ty tài chính. Mỗi tháng khách hàng thanh toán tiền, bao gồm lãi suất và gốc, thông qua ứng dụng trên điện thoại. Không cần đăng ký trực tiếp, thời gian phê duyệt nhanh, 15 – 30 phút.
- Tiền điện tử (Cryptocurrency): là dạng tiền mã hóa phi tập trung, giao dịch qua ứng dụng riêng. Loại tiền này không chịu sự quản lý của quốc gia nào. Tiền ảo có tính bảo mật cao, mã hóa phức tạp thu hút sự phát triển và sử dụng trên toàn cầu. Cryptocurrency có tiềm năng trở thành phương tiện trao đổi, lưu trữ giá trị trong tương lai.
- Công nghệ chuỗi khối (Blockchain): là công nghệ cốt lõi tạo đột phá với tính bảo mật cao qua việc liên kết chuỗi mã hóa. Công nghệ này cho phép người dùng giao dịch an toàn trong môi trường chung. Ngân hàng, tổ chức tài chính đã áp dụng Blockchain để bảo mật hệ thống và nhận diện khách hàng. Điều này đồng thời tạo tiền đề thu thập nhu cầu thực tế một cách hiệu quả.
Công nghệ Blockchain tạo ra nhiều đột phá với tính bảo mật cao trong tài chính. (Nguồn: Forbes)
Fintech có ưu nhược điểm gì?
Có rất nhiều người dùng tin dùng dịch vụ tài chính của Fintech vì rất nhanh chóng, tiện lợi, dễ quản lý, sử dụng, có hệ thống bảo mật bằng sinh trắc học, mật khẩu an toàn. Blockchain sử dụng mã hóa phức tạp, tăng cường bảo mật cao cho những dữ liệu khổng lồ và những ứng dụng to lớn như trên. Nhưng Fintech vẫn đối diện với những nhược điểm, rủi ro và hạn chế.
- Tình trạng lừa đảo người dùng dùng ví điện tử để đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, ví điện tử của người dùng. Trường hợp này phổ biến nhất với hình thức lừa đảo qua điện thoại.
- Sự tăng giảm giá thất thường từ cổ phiếu các công ty Fintech dẫn đến sự nghi ngờ về tính ổn định hệ thống và khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
- Các ứng dụng tài chính ngân hàng đang được hỗ trợ của Fintech nhiều nhưng sự thuận tiện, đơn giản quá mức khiến người dùng không có ý thức cao về quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân.
- Các vấn đề bất cập thường xảy ra trong mảng tín dụng của tài chính ngân hàng liên quan nhiều đến yếu tố xác minh thông tin. Trong khi đó, dữ liệu trên kho ứng dụng hiện tại không đầy đủ và bị nhiều hạn chế, dẫn tới nhiều rủi ro cho phía ngân hàng hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khi cho vay qua app hoặc hỗ trợ mở thẻ tín dụng.
Cơ hội và thách thức của Fintech ở Việt Nam
Fintech đang trở thành xu hướng phát triển và là một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với sự đầu tư và phát triển, lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng về phát triển fintech trong khu vực. (Nguồn: fintechnews)
Cơ hội
- Định hình và phát triển lĩnh vực tài chính - ngân hàng đúng đắn hơn: Fintech giúp các định chế tài chính hiểu rõ khách hàng hơn về nhu cầu thực sự. Qua đó, các tổ chức này có cơ hội lựa chọn và phát triển cách thức phục vụ, dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu.
- Tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống tài chính: Fintech đang thúc đẩy các giải pháp online phát triển hơn trong lĩnh vực tài chính. Nhờ vậy, ngân hàng có khả năng phục vụ 24/7, giải quyết cùng lúc nhiều giao dịch, đẩy cao hiệu suất so với kênh truyền thống
- Phát triển ứng dụng thanh toán tiền ảo trong thanh toán online thay cho các phương thức thanh toán và tài sản truyền thống.
Thách thức
- Các công ty Fintech đã và đang ngày càng phát triển trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nhiều lĩnh vực: thanh toán, chuyển tiền, mua sắm,...
- Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện để hỗ trợ phát triển Fintech tốt nhất. Thời gian cập nhật, bổ sung các điều luật còn chậm so với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được vấn đề bảo mật.
- Ý thức sử dụng các ứng dụng và bảo mật thông tin của người dùng Việt Nam còn kém nên chính họ đã tự tạo ra lỗ hổng bảo mật. Điều này tạo điều kiện cho hacker, tin tặc tấn công hệ thống, gây thất thoát tài sản cho người dùng.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
Theo ghi nhận sáng ngày 24/4, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Phú Quý và Doji cùng niêm yết từ 119-121,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu ký quỹ của một số cổ đông nội bộ và liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – Mã chứng khoán DIG).
Dù tiền gửi dân cư vẫn tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74% so với cuối năm 2024) song tiền gửi tổ chức giảm mạnh đã khiến tổng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.
Sáng ngày 23/4, giá vàng đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, hạ 2 triệu đồng/lượng so với giá kết phiên ngày hôm qua. Giá mua vào hiện ở mức 120 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 122 triệu đồng/lượng.
Phiên 22/4, VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục trong phiên ngày 23/4.
Dòng tiền phải trả từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự kiến bao gồm gốc và lãi ước khoảng 10.700 tỷ đồng trong tháng 4, hơn 17.900 tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49.800 tỷ đồng trong quý II.
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,06%, xuống mức 98,32. Đồng USD đã giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong ba năm khi niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Mỹ bị lung lay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?