Bắt đầu chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống KRX sau phiên giao dịch ngày 29/4
Tài chínhHoạt động chuyển đổi hệ thống KRX dự kiến bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 5/5 – ngay sau kỳ nghỉ lễ.
Nền kinh tế đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, tuy nhiên vẫn có những điểm sáng và GDP sẽ đảo chiều khi các biên pháp mở cửa thị trường được kích hoạt… Đó là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo trực tuyến “Bức tranh kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long - Dự báo quý IV và triển vọng năm 2022” diễn ra ngày 1/10.
Hội thảo do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tại Cần Thơ phối hợp với Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức.
Bức tranh kinh tế vẫn có những điểm sáng
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI cho biết, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 với 774.855 ca nhiễm (tính đến 29/9), do biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm trong cả nước, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Đáng chú ý là số doanh nghiệp (DN) rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số DN thành lập mới. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2021, cả nước có 117,8 nghìn DN gia nhập thị trường, trong đó, số DN thành lập mới là 85,5 nghìn DN, giảm 13,6%. Cũng trong 9 tháng này, có 90,3 nghìn DN rút khỏi thị trường (trung bình mỗi tháng có 10 nghìn DN), tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Sản xuất kinh doanh của DN thuộc nhiều ngành kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Riêng vùng ĐBSCL, con số các DN tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng qua lên tới gần 90%. Các DN có thể duy trì hoạt động thông qua thực hiện “3 tại chỗ” cũng chỉ hoạt động được từ 5-10% công suất trong khi chi phí rất cao (quy định phải bình ổn giá, chi phí hỗ trợ người lao động, thực hiện “3 tại chỗ”, nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển…).
![]() |
Nền kinh tế sẽ ‘bật’ trở lại khi biện pháp mở cửa thị trường được kích hoạt |
Tuy đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng theo ông Thành, bức tranh kinh tế vẫn có những điểm sáng. GDP 9 tháng tăng trưởng dương (1,42%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 30,5%, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù GDP quý III/ 2021 giảm mạnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng 1,04% trong khi các khu vực khác giảm. Sự đóng góp của ĐBSCL - trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm lớn của cả nước trong việc duy trì sự tăng trưởng là vô cùng lớn.
Lấy lại “ánh hào quang”
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VIAC, nguyên Chủ tịch VCCI phát biểu: “Chúng ta tin tưởng rằng, sự suy giảm GDP trong quý III chỉ là nhất thời, GDP sẽ đảo chiều khi các biện pháp mở cửa thị trường được kích hoạt. Và chúng ta có thể không đạt được mục tiêu 3,5 – 4% như dự kiến nhưng vẫn có khả năng tăng trưởng vào quý IV này và trong năm 2022, đà tăng trưởng sẽ hồi phục lại.”
Theo ông Lộc, mỗi địa phương cần tái cấu trúc để phục hồi tăng trưởng. Đối với nền kinh tế của mỗi địa phương và DN, quá trình phục hồi cũng chính là quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
“Trong cơ cấu kinh tế mới của chúng ta, DN dân tộc phải là chủ đạo. DN vừa và nhỏ sẽ lên ngôi. Thị trường nội địa sẽ là chỗ đứng, hội nhập phải đa phương. Đó là những định hướng tái cấu trúc của tương lai” – Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nói.
Về khu vực ĐBSCL, theo ông Vũ Tiến Lộc, vùng này không dựng đê điều như ngoài Bắc, từ hàng ngàn năm, ĐBSCL đã là 1 hệ sinh thái an toàn sống chung với ngập mặn thành công. ĐBSCL sẽ tạo ra một hệ sinh thái có hiệu quả, sống chung an toàn với Covid và bứt phá vượt lên trong thời gian tới.
Chủ tịch VIAC cho biết thêm, ngay trong năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5,6%, là mức phục hồi lớn nhất trong vòng 80 năm qua. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp, phải đứng ngoài tiến trình nối lại các chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nền kinh tế lớn, cũng là các đối tác chiến lược của chúng ta đang phục hồi, đang nỗ lực nối lại các chuỗi cung ứng; các đối thủ cạnh tranh cũng đang tái khởi động và tranh thủ các đơn hàng.
Theo ông Lộc, giải cứu nền kinh tế, giải cứu DN đang là yêu cầu cấp bách. Thông điệp của chúng ta là: Việt Nam đã mở cửa, tái khởi động phục hồi nền kinh tế, rằng Việt Nam không để đại dịch kìm chân, virus sẽ không thể buộc Việt Nam phải đóng cửa nền kinh tế. Việt Nam đã đang và sẽ là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư.
“Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng kịch bản và triển khai mở cửa nền kinh tế. Bên cạnh khung khổ hướng dẫn chung của trung ương. Thiết nghĩ chúng ta cũng nên ủng hộ các giải pháp, phương án và kịch bản mở cửa và kích hoạt các hoạt động kinh tế của mỗi địa phương…” – Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nói.
Hoạt động chuyển đổi hệ thống KRX dự kiến bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 5/5 – ngay sau kỳ nghỉ lễ.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) do vi phạm về công bố thông tin và vi phạm quy định về giao dịch.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
Theo ghi nhận sáng ngày 24/4, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Phú Quý và Doji cùng niêm yết từ 119-121,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu ký quỹ của một số cổ đông nội bộ và liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – Mã chứng khoán DIG).
Dù tiền gửi dân cư vẫn tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74% so với cuối năm 2024) song tiền gửi tổ chức giảm mạnh đã khiến tổng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.
Bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT SeABank đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu SSB nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng.
Sáng ngày 23/4, giá vàng đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, hạ 2 triệu đồng/lượng so với giá kết phiên ngày hôm qua. Giá mua vào hiện ở mức 120 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 122 triệu đồng/lượng.
Phiên 22/4, VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục trong phiên ngày 23/4.
HNX thông báo lịch nghỉ giao dịch dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5
Giá vàng miếng tiếp tục tăng, chạm mốc 124 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử
Dòng tiền phải trả từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự kiến bao gồm gốc và lãi ước khoảng 10.700 tỷ đồng trong tháng 4, hơn 17.900 tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49.800 tỷ đồng trong quý II.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?