Các chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn nhưng không nên chủ quan.
Áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn nhưng không nên chủ quan.
Ngày 4/1, Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo năm 2023.
Phát biểu tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn nhưng không nên chủ quan. Đặc biệt, cần có các cách thức mới hiệu quả hơn trong quản lý các mặt hàng quan trọng như xăng dầu, đồng thời cần tính toán kỹ lộ trình tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý.
PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, vượt qua thách thức và khó khăn, năm 2022, kinh tế Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép: GDP ước tăng 8,02% so với năm 2021, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; lạm phát bình quân năm 2022 chỉ ở mức 3,15%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% được Quốc hội giao. Ngoài ra, đồng Việt Nam cũng được coi là đồng tiền có tính ổn định cao trên thế giới trong năm qua.
Phân tích về xu hướng thời gian tới, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính cho rằng: Các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỉ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Trên thực tế, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022, khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước. Tuy nhiên, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, nhưng tác động cụ thể còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.
Vị chuyên gia này cho rằng, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2023 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% hoặc thấp hơn vẫn khả thi.
Nhấn mạnh về những hạn chế cần khắc phục, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đánh giá, năm 2022, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, việc điều hành xăng dầu còn lúng túng ở một số thời điểm, chưa vận hành trôi chảy theo thị trường.
Về khung pháp lý ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh, năm 2023, các bộ, ngành cần khẩn trương tham gia sửa đổi Nghị định 95/2021 về quản lý xăng dầu một cách có chất lượng, cần theo hướng tập trung đầu mối để tiện lợi trong việc điều chỉnh giá bán.
Lạc quan về triển vọng kiểm soát lạm phát, PGS.TS Ngô Trí Long nhận định, năm 2023 có những thuận lợi trên đà phục hồi kinh tế 2022 tạo nền tảng, nguồn lực cho điều hành chính sách năm tới, góp phần hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát được kiểm soát tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho chính sách tiền tệ; thâm hụt ngân sách ở mức thấp và thu ngân sách đạt kế hoạch tạo dư địa mở rộng phù hợp chính sách tài khóa…
Bên cạnh những thuận lợi, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều yếu tố gây áp lực lên lạm phát như giá cả thế giới vẫn còn biến động khó lường, logistics vẫn tiếp tục khó khăn, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến các nền kinh tế tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam và gây sức ép lạm phát trong nước.
Các chuyên gia cũng lưu ý, một số chính sách giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2022, giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý có thể được điều chỉnh tăng giá trong năm 2023 theo lộ trình sau khi đã giảm hoặc giữ ổn định trong năm 20212 như: Giá điện, nước, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến cho biết, sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu để ra, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
"Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung", ông Nguyễn Minh Tiến nói.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo bổ sung chứng khoán VSH của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin), sau vi phạm về thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
Giá vàng nửa cuối 2025 đứng trước ngưỡng mới khi dự báo chia rẽ. Bên cạnh kỳ vọng vàng vượt 4.000 USD/ounce nhờ bất ổn địa chính trị, nhiều nhà phân tích đầu tư thận trọng hơn, lo ngại nhu cầu trú ẩn giảm và thị trường chứng khoán hồi phục.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với nhiều kỳ vọng bứt phá, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi và dòng vốn ngoại trở lại. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn từ biến động thuế quan, địa chính trị và chính sách Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm nhẹ vào thứ Tư (2/7), trong khi đồng USD tiếp tục yếu gần mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi, khi nhà đầu tư cân nhắc khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất và cuộc đua đạt các thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 9/7 mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Chào tháng 7, VN-Index đã nỗ lực kéo thêm gần 2 điểm tuy nhiên kết phiên vẫn rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Chứng khoán châu Á khởi sắc trong chiều 1/7 nhờ tâm lý lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản lại đi ngược xu hướng thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Việt (VSC).
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên cuối cùng của nửa đầu năm 2025 vào ngày thứ Hai (30/6), nhờ những thông tin tích cực liên quan tới đàm phán thương mại, hoàn tất một tháng giao dịch với thành quả tốt bất ngờ.
Tính chung cả tháng 6/2025, VN Index tăng 43,47 điểm, đóng cửa tại vùng cao nhất tháng. Triển vọng tháng 7 và quý III/2025 đang được đánh giá tích cực hơn, tuy nhiên, thanh khoản thấp là yếu tố cần lưu ý.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố thông tin về tình hình thanh toán trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong đó thông báo chậm thanh toán 861 tỷ đồng gốc và lãi lô trái phiếu mã Novaland.Bond.2019.
Theo ghi nhận, giá vàng miếng trong nước sáng 30/6 đi ngang ở mức 119,2 triệu đồng/lượng. Theo chuyên gia, giá vàng thế giới có biến động nhưng giá vàng tại Việt Nam có giảm về ngưỡng 100 triệu đồng/lượng hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên toàn cầu trong nửa đầu năm nay không đạt kỳ vọng của các ngân hàng đầu tư, nhưng loạt thương vụ lớn ở châu Á và bầu không khí lạc quan trở lại tại thị trường Mỹ đang mở ra triển vọng cho những siêu thương vụ sắp tới.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch thứ Hai khi cơ hội đàm phán giữa Mỹ và Canada quay trở lại. Đồng USD suy yếu, giá vàng, dầu lao dốc.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?