Các chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn nhưng không nên chủ quan.
Áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn nhưng không nên chủ quan.
Ngày 4/1, Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo năm 2023.
Phát biểu tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn nhưng không nên chủ quan. Đặc biệt, cần có các cách thức mới hiệu quả hơn trong quản lý các mặt hàng quan trọng như xăng dầu, đồng thời cần tính toán kỹ lộ trình tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý.
PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, vượt qua thách thức và khó khăn, năm 2022, kinh tế Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép: GDP ước tăng 8,02% so với năm 2021, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; lạm phát bình quân năm 2022 chỉ ở mức 3,15%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% được Quốc hội giao. Ngoài ra, đồng Việt Nam cũng được coi là đồng tiền có tính ổn định cao trên thế giới trong năm qua.
Phân tích về xu hướng thời gian tới, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính cho rằng: Các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỉ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Trên thực tế, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022, khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước. Tuy nhiên, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, nhưng tác động cụ thể còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.
Vị chuyên gia này cho rằng, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2023 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% hoặc thấp hơn vẫn khả thi.
Nhấn mạnh về những hạn chế cần khắc phục, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đánh giá, năm 2022, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, việc điều hành xăng dầu còn lúng túng ở một số thời điểm, chưa vận hành trôi chảy theo thị trường.
Về khung pháp lý ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh, năm 2023, các bộ, ngành cần khẩn trương tham gia sửa đổi Nghị định 95/2021 về quản lý xăng dầu một cách có chất lượng, cần theo hướng tập trung đầu mối để tiện lợi trong việc điều chỉnh giá bán.
Lạc quan về triển vọng kiểm soát lạm phát, PGS.TS Ngô Trí Long nhận định, năm 2023 có những thuận lợi trên đà phục hồi kinh tế 2022 tạo nền tảng, nguồn lực cho điều hành chính sách năm tới, góp phần hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát được kiểm soát tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho chính sách tiền tệ; thâm hụt ngân sách ở mức thấp và thu ngân sách đạt kế hoạch tạo dư địa mở rộng phù hợp chính sách tài khóa…
Bên cạnh những thuận lợi, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều yếu tố gây áp lực lên lạm phát như giá cả thế giới vẫn còn biến động khó lường, logistics vẫn tiếp tục khó khăn, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến các nền kinh tế tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam và gây sức ép lạm phát trong nước.
Các chuyên gia cũng lưu ý, một số chính sách giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2022, giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý có thể được điều chỉnh tăng giá trong năm 2023 theo lộ trình sau khi đã giảm hoặc giữ ổn định trong năm 20212 như: Giá điện, nước, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến cho biết, sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu để ra, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
"Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung", ông Nguyễn Minh Tiến nói.
Đến cuối tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có hơn 9,88 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở ròng 193.948 tài khoản trong riêng tháng vừa qua. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Biến động giá vàng theo xu hướng giảm kéo giá vàng SJC giảm về mốc 120 triệu đồng/lượng trong sáng ngày 9/5. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đồng loạt tăng hơn 1% ngay khi giới đầu tư đón nhận tin tức tích cực từ thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Anh — thỏa thuận đầu tiên được Mỹ ký kết sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế hồi tháng trước.
“Tôi xin lỗi vì dự báo giá bitcoin đạt 120.000 USD trong quý II có thể quá thấp,” Geoffrey Kendrick, Giám đốc mảng tài sản kỹ thuật số tại Standard Chartered, nói đùa trong một bình luận mới đây.
Mới đây, ngày 8/5, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lo ngại về những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – thành viên HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa đăng ký bán 8,5 triệu cổ phiếu HPG với mục đích bán thoả thuận cho con trai và người nhà.
Trong bài đăng trên Truth Social, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ năm: “Thỏa thuận với Vương quốc Anh là một thỏa thuận đầy đủ và toàn diện sẽ củng cố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trong nhiều năm tới”.
Theo báo cáo do Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố ngày 6/5, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7.500 tỷ USD trong quý 1/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324.000 tỷ USD.
Từ năm 2022 đến nay, lượng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng gấp 5 lần - theo một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs, một trong những tổ chức dự báo lạc quan nhất về triển vọng tăng giá của vàng trong những tháng gần đây.
Theo cập nhật từ Forbes vào ngày 8/5, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện nắm giữ tài sản trị giá 9,1 tỷ USD, tăng thêm 650 triệu USD chỉ sau một ngày, tương đương mức tăng 7,6%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 5/2025, đánh dấu lần thứ ba liên tiếp cơ quan này duy trì mức lãi suất cơ bản trong khoảng 4,25% – 4,5%.
Vừa mua vào 23 triệu cổ phiếu, Chủ tịch CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC – sàn HoSE) tiếp tục đăng ký mua thêm 25 triệu cổ phiếu, ước tính bỏ ra khoảng 77,25 tỷ đồng.
Tháng 4/2025, trên thị trường sơ cấp, HNX tổ chức 20 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, TPCP do KBNN phát hành, huy động được 42.427 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, KBNN đã huy động được 152.867 tỷ đồng qua đấu thầu TPCP, đạt 30,6% kế hoạch năm 2025.
Ngày 6/5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa có Quyết định về việc chuyển cổ phiếu CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã: BCG) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5/2025.
Tỷ giá USD hôm nay, đóng cửa ngày thứ Ba (7/5) ghi nhận sự tăng lên của giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn. Giá bán USD tại nơi công bố cao nhất là 26.184 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) giảm xuống còn 99,75 điểm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng với mục tiêu ưu tiên lĩnh vực hạ tầng và công nghệ nhằm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện. Tuy nhiên, rất cần sự phối hợp đồng bộ để chủ trương đúng đắn của Chính phủ đi vào thực tế.
Sự hưng phấn của nhà đầu tư tiếp tục lan tỏa, song kết thúc VN-Index chỉ còn tăng 1,9 điểm lên 1.241,95 điểm. Hiện tại, lực cầu được kỳ vọng gia tăng trở lại khi VN-Index về vùng hỗ trợ 1.230-1.240 điểm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?