Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (Mã: MWG) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2022 với doanh thu thuần 59.324 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên,biên lãi ròng lũy kế của MWG đạt 3,7%, thấp hơn so với con số 4,2% của 5 tháng đầu năm 2021.
Lãi sau thuế lũy kế 5 tháng đạt 2.202 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu và 35% kế hoạch lợi nhuận năm. Biên lãi ròng lũy kế đạt 3,7%, thấp hơn so với con số 4,2% của 5 tháng đầu 2021.
MWG cho biết biên lãi ròng giảm là do ảnh hưởng của lạm phát đã làm tăng chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành. Đơn vị này cũng chủ động triển khai chiến lược giá bán cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra các chi phí như Bách Hóa Xanh (BHX) thay đổi layout, xử lý cửa hàng hoạt động kém hiệu quả cùng các chuỗi thanh lý hàng bán chậm để đảm bảo tồn kho lành mạnh cũng gây ra tác động trong ngắn hạn.
Xét về cơ cấu doanh thu lũy kế 5 tháng, chuỗi TGDĐ và ĐMX đóng góp 48.100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 81,1%. BHX mang về 10.500 tỷ, chiếm 17,7%. Còn lại 1,2% đến từ các mảng kinh doanh khác như nhà thuốc An Khang, cửa hàng quần áo AVAKids, …
Riêng trong tháng 5, doanh thu thuần 11.416 tỷ đồng, tương đương với tháng liền trước và tháng 5/2021. Lợi nhuận sau thuế 383 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 4 nhưng giảm 20,5% so với tháng 5 năm ngoái.
Xét tình hình kinh doanh trong vài năm vừa qua, có thể thấy rằng doanh thu của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng mạnh. Trong năm 2018, doanh thu MWG đạt 87,7 nghìn tỷ đồng, tăng lên 103,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2019. Mức doanh thu này tiếp tục tăng lên 109,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 và đặc biệt tăng lên tới 124,1 nghìn tỷ trong năm 2021. Như vậy, có thể thấy rằng bất chấp dịch bệnh, doanh thu của MWG vẫn liên tục tăng trưởng.
Lợi nhuận sau thuế của MWG cũng có tăng nhưng mức tăng chưa thực sự tương xứng với quy mô doanh thu. Trong năm 2018, lợi nhuận MWG tăng từ 2,8 nghìn tỷ đồng lên mức 3,8 nghìn tỷ đồng năm 2019. Trong năm 2020, lợi nhuận của MWG đi ngang, đạt 3,9 nghìn tỷ đồng và tăng lên 4,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Cũng trong năm 2021 này, tổng tài sản của MWG chứng kiến sự tăng trưởng mạnh từ 46 nghìn tỷ đồng lên 62 nghìn tỷ đồng.
Lượng tăng này đến chủ yếu từ việc gia tăng tổng nợ ngắn hạn từ 29,4 nghìn tỷ đồng lên 42 ,5 nghìn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng tăng trong giai đoạn 2020-2021 nhưng quy mô không bằng nợ.
Ảnh minh họa
Mới đây, MWG vừa thông báo đã đạt mốc 50 cửa hàng TopZone - chuỗi bán lẻ chuyên dòng sản phẩm Apple. Đại diện MWG cũng tự tin cho biết: "Tại thị trường Việt Nam, TopZone là chuỗi uỷ quyền có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khi sở hữu 50 cửa hàng Mono-brand chỉ sau chưa đầy 8 tháng. Cột mốc 50 cửa hàng chỉ là khởi đầu cho hành trình mở rộng 200 cửa hàng vào cuối 2022, hướng đến doanh thu 1 tỷ USD cuối 2023 và tham vọng nâng cấp thị trường bán lẻ hệ sinh thái Apple tại Việt Nam ngang tầm Singapore, Thái Lan".
Nhảy vào thị trường Apple từ cuối năm 2021, MWG không giấu tham vọng thống lĩnh thị trường này dù là kẻ đi sau. Bởi, đây là thị trường giá trị lớn và quy mô ngày càng mở rộng khi Apple cũng xem Việt Nam như thị trường trọng điểm để đẩy mạnh, từ việc mở rộng hợp tác với đơn vị địa phương đến rút ngắn thời gian vận chuyển... "Đã là Apple Fan thì người ta phải đổi thôi", đại diện là ông Đoàn Văn Hiểu Em từng nói.
Ghi nhận 2 năm trở lại đây, sản phẩm iPhone rất "hot" tại Việt Nam, và riêng năm 2021 thì tình hình xách tay iPhone giảm mạnh xuống mức rất thấp. Đây là cơ hội để các nhà bán hàng chính ngạch và MWG gia tăng số lượng. Việc tăng thị phần tích cực của Apple đã được hỗ trợ bởi (i) nỗ lực giành thị phần tại Việt Nam khi từ tháng 7/2020 Apple đã ký kết hợp tác với DGW, PET, FPT Synnex và Viettel để phân phối các sản phẩm được ủy quyền của mình tại Việt Nam; (ii) rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm mới giữa Việt Nam và các quốc gia khác, thu hẹp khoảng cách về giá giữa các sản phẩm chính hãng với xách tay.
Ngày 24/12 tới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu để chia trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022.
Mới đây, Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund (Phần Lan) với quy mô gần 22.000 tỷ đồng mạnh tay gom hàng triệu cổ phiếu HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco).
Bamboo Airways đã thỏa thuận sẽ trả khoản nợ 68,5 tỷ đồng cho SAGS, số tiền này sẽ được thanh toán chia làm ba đợt vào các năm 2024, 2025 và chậm nhất là năm 2028.
Ông Nguyễn Minh Hải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc cao cấp - Tài chính PNJ với nhiệm kỳ 3 năm, kể từ ngày 01/01/2025. Trước đó, ông Hải là Giám đốc - Chiến lược đầu tư tài chính PNJ.
Cổ phiếu AIG của CTCP Nguyên liệu Á Châu đã trượt dài về vùng đáy với 46.000 đồng/cp sau một tháng chào sàn, “bốc hơi” 27% thị giá. Vốn hóa thị trường bị thổi bay hơn 3.000 tỷ còn gần 7.700 tỷ đồng.
Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) mới đây đã thông báo về việc muốn mua cổ phiếu HAG.
So sánh với kế hoạch kinh doanh năm 2024 Dệt may Thành Công (TCM) đặt ra, công ty đã thực hiện được 94% mục tiêu doanh thu, vượt 63% chỉ tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: LPB) thông báo nhận được công văn chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ thêm gần 4.300 tỷ đồng.
Ngày 18/12/2024, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) đã có báo cáo về tiến độ sử dụng hơn 1.3 nghìn tỷ đồng thu được từ đợt chào bán hơn 134 triệu cp cho cổ đông hiện hữu hồi tháng 6/2024.
Cổ đông lớn Ibeworth Pte. Ltd vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG, giao dịch thực hiện thành công, tỷ lệ sở hữu của cổ đông này tại NLG giảm xuống còn 7,63%.
Hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda và Nissan cho biết đang tìm hiểu về việc sáp nhập, sau loạt khó khăn kinh doanh của Nissan tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Theo Nikkei Asia, quá trình đàm phán sáp nhập hoặc hợp tác đang diễn ra, song chưa đi đến quyết định cuối cùng.
Doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt Nam tiếp tục lỗ nghìn tỷ năm thứ hai liên tiếp, ghi nhận lợi nhuận hợp nhất năm 2024 Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) âm 1.400 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco (mã chứng khoán HUT) vừa công bố nghị quyết thông qua việc triển khai chào bán và hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Công ty CP Tập đoàn Phượng hoàng xanh A&A (Phenikaa Group) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC: HoSE) đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát mang đi thế chấp ngân hàng.
Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB) vừa công bố quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc HDBank đối với ông Lê Thành Trung, kể từ ngày 16/12/2024.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã công bố kết quả kinh doanh lũy kế 11 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 35.210 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.876 tỷ đồng; tăng lần lượt 19,4% và 8,3% so với cùng kỳ.
Công ty TNHH Thai Beverage (Tập đoàn Thaibev) cho biết, tổng doanh thu hợp nhất niên độ 2024 (4/2023-3/2024 theo thực tế) ghi nhận khoảng 1,76 tỷ USD. Đây cũng là mức thấp nhất trong hai năm qua.
Ngày 4/11/2024, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn đã đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận biểu trưng chứng nhận Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?