CTCP Chứng khoán MB (mã chứng khoán MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, doanh thu hoạt động đạt 673 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. MBS cũng là công ty đầu tiên trong nhóm chứng khoán hé lộ số liệu tài chính, kinh doanh quý đầu năm 2024.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính, MBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 674 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 230 tỷ đồng, tăng 51%. Lợi nhuận sau thuế gần 183 tỷ đồng, tăng 51% và là quý thứ 5 liên tiếp lợi nhuận tăng so với quý liền trước.
Ở cả 2 mảng môi giới và cho vay margin đều tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024. Doanh thu từ cho vay và phải thu tăng trưởng hơn 2 lần, đạt 259 tỷ đồng. Còn doanh thu từ môi giới tăng trưởng 97,8% so với cùng kỳ, đạt 184 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của MBS tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ, đạt 229,62 tỷ đồng, hoàn thành gần 25% kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua gần đây.
Về dư nợ cho vay và phải thu, tổng giá trị đã đạt 9.869 tỷ đồng trong quý đầu năm 2024, tiếp tục duy trì đà tăng hơn 7% so với quý trước. Trong quý IV/2023, bất chấp hoạt động làm sạch dữ liệu đã xóa đi 883.721 tài khoản, dư nợ từ cho vay và phải thu của MBS vẫn tăng trưởng đột biến hơn 40%.
Nguồn: BCTC MBS
Với việc đẩy mạnh cho vay margin, room cho vay margin còn lại của MBS đang thuộc nhóm thấp nhất trên thị trường, qua đó tạo áp lực cho hoạt động tăng vốn.
Thời điểm cuối quý 1/2024, khoản mục FVTPL của MBS có giá trị thị trường gần 1.149 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, chủ yếu là trái phiếu niêm yết (648 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ chưa niêm yết (373 tỷ đồng). Công ty còn đang có khoản tiền gửi hơn 2.669 tỷ đồng dưới dạng HTM.
Khoản mục AFS tại thời điểm 31/1/2024 chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết với giá trị gốc 1.058 tỷ đồng; và 118 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết. Cổ phiếu chưa niêm yết giá trị trường chỉ còn 35 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 83 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức ngày 28/3 vừa qua, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch MBS thừa nhận trong năm 2023 công ty chưa thực sự mạnh dạn tận dụng kịp thời các cơ hội đầu tư. Năm nay, MBS đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô tự doanh, nhằm giảm bớt áp lực phụ thuộc doanh thu và lợi nhuận vào mảng môi giới. Số liệu tài chính cho thấy, MBS có doanh thu từ mảng môi giới khá lớn, trong khi đa số các công ty khác mảng tự doanh, đầu tư chiếm một nửa.
Năm 2024, MBS đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu và lãi trước thuế lần lượt ở mức 2.786 tỷ đồng và 930 tỷ đồng, tăng 53% và 30% so với thực hiện năm trước, ROE tối thiểu 13,8%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MBS vẫn đang "neo" rất sát đỉnh thời đại, đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/4 tại mức giá 30.400 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm 2024, MBS đã tăng 34%, còn trong năm 2023 đã tăng 112,23%.
Xem chi tiết báo cáo tài chính quý I/2024 của MBS tại đây.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 33.330 đơn vị chậm đóng bảo hiểm của người lao động từ 1 tháng trở lên, số liệu nợ được tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,8 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/04/2025, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 11,92% lên 12,13%, tương đương gần 106 triệu cổ phiếu.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?