công bố giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12.2021.
Theo Tổng cục Thống kê giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021.

Sáng 28/2, Tổng cục Thống kê đã đưa ra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02/2022, theo đó thu ngân sách Nhà nước trong 2 tháng đầu năm 2022 tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn, chi phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 02/2022 ước đạt 138,5 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm đạt 323,8 nghìn tỷ đồng, bằng 22,9% dự toán năm và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, một số khoản thu chính như sau: Thu nội địa tháng 02/2022 ước đạt 114,6 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 270,8 nghìn tỷ đồng, bằng 23% dự toán năm và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Thu từ dầu thô tháng 02/2022 ước đạt 4.900 tỷ đồng; lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 8.060 tỷ đồng, bằng 28,6% dự toán năm và tăng 57,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 02/2022 ước đạt 19 nghìn tỷ đồng; lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 45 nghìn tỷ đồng, bằng 22,6% dự toán năm và tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 02/2022 ước đạt 106,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 228,2 nghìn tỷ đồng, bằng 12,8% dự toán năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 2 tháng đầu năm đạt 163,3 nghìn tỷ đồng, bằng 14,7% dự toán năm và tăng 0,9%; chi đầu tư phát triển đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5% và tăng 89,9%; chi trả nợ lãi 20,3 nghìn tỷ đồng, bằng 19,6% và giảm 4,3%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021.

Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%. CPI tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,2% so với tháng 12/2021 và tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. Lạm phát cơ bản tháng 02/2022 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng năm nay tăng 0,67% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.

Chỉ số giá vàng tháng 02/2022 tăng 1,85% so với tháng trước; tăng 2,95% so với tháng 12/2021; tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 0,72%. Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới khá ổn định. Trong nước, do nguồn cung đảm bảo, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2022 giảm 0,28% so với tháng trước; giảm 0,59% so với tháng 12/2021; giảm 0,84% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 2 tháng đầu năm 2022 giảm 0,79%.