Để đạt được mục tiêu cắt giảm 20% thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động kinh doanh vào năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp phải là đối tượng chính đề xuất những quy định nào lỗi thời, những văn bản nào đang là rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp.
Để đạt mục tiêu cắt giảm 20% TTHC liên quan đến kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tham gia vào quá trình này - Ảnh: VGP/Băng Tâm
Trong hai ngày 27 và 28/9, Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phân tích, phản biện, tham gia ý kiến về cơ chế, chính sách, TTHC và sử dụng Cổng Tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh cho cán bộ các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, mục đích của chương trình này nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong tham vấn, phản biện chính sách của Chính phủ, của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, giúp Chính phủ kịp thời nhận diện được những văn bản pháp quy không còn phù hợp, đang trở thành rào cản cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi.
Ông Phan cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo không tạo tầng nấc trung gian trong giải quyết TTHC. Trên tinh thần như vậy, trong vòng 6 tháng, Văn phòng Chính phủ cùng với các bộ, ngành, địa phương đã thống nhất được 699 TTHC ở trên 100 lĩnh vực quản lý cần phải phân cấp từ Trung ương xuống địa phương, từ địa phương cấp trên xuống địa phương cấp dưới để rút ngắn thời gian, giảm khâu trung gian giải quyết TTHC, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Với sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, nhiều kết quả nổi bật được ghi nhận.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định, phân cấp thẩm quyền giải quyết 699 TTHC trên 100 lĩnh vực. Các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định tại 143 văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, cả nước đã lập được 11.700 bộ phận Một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết TTHC, thành lập 56 trung tâm dịch vụ hành chính công. Đến nay đã có hơn 3.800 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia với gần 130 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, giao dịch thanh toán trực tuyến trên 2.800 tỷ đồng…
Chưa hài lòng với kết quả đã đạt trong giải quyết TTHC, Chính phủ tiếp tục ban hành kế hoạch rà soát TTHC trong từng bộ thủ tục hành chính. Trong đó tập trung vào các quy định liên quan đến quản lý kinh doanh.
Nghị quyết 68 ban hành ngày 12/5/2020 của Chính phủ đặt ra chỉ tiêu đến năm 2025 cắt giảm ít nhất 20% quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
Chính phủ đã xây dựng Cổng Tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh, cung cấp thông tin chính thống, toàn diện về các quy định kinh doanh, tạo kênh tương tác đa chiều, nhằm nhanh chóng gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Sự ra đời của Cổng Tham vấn và tra cứu kinh doanh cùng với sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp được kỳ vọng tác động mạnh mẽ đến việc cải thiện môi trường kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu cắt giảm 20% TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh, ông Ngô Hải Phan cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp phải là đối tượng chính đề xuất những quy định nào lỗi thời, những văn bản nào đang là rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy thì mục tiêu cắt giảm, đơn giản hoá TTHC của Thủ tướng Chính phủ mới mang lại hiệu quả trên thực tế.
Thông qua các chương trình tập huấn, các chuyên gia của Dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa LinkSME do USAID tài trợ, cùng với Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ sẽ hướng dẫn chi tiết cho cán bộ các hiệp hội ngành nghề thao thác kỹ thuật khi tương tác trên Cổng Tham vấn và tra cứu kinh doanh, để xây dựng kênh tương tác thuận tiện cho cộng đồng doanh nghiệp cùng Chính phủ xây dựng chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2025, Vietjet ghi nhận doanh thu hàng không đạt 17.920 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao. Kết thúc quý I/2025, PVOIL chỉ ghi nhận lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, sụt giảm đến 88% so với quý I/2024.
Tỷ phú Warren Buffett, huyền thoại đầu tư đã đưa Berkshire Hathaway trở thành tập đoàn trị giá hơn 1.160 tỷ USD, sẽ chính thức rời vị trí điều hành công ty vào cuối năm nay sau 6 thập kỷ lèo lái "đế chế" này. Greg Abel, Phó chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh phi bảo hiểm, được giao tiếp quản vị trí này.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, mã chứng khoán KLB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 357 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm 2025, tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 2,02% lên 2,17%.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH : HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV năm tài chính 2024 (tháng 1-3/2025), kết quả cho thấy cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm khoảng 50% so với cùng kỳ.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với doanh thu 111,5 tỷ đồng, tăng 188% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp thu về 38,9 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần quý I/2024.
Vinamilk báo lãi sau thuế 1.587 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.568 tỷ; giảm lần lượt 28% và 29% so với quý I/2024. Theo thống kê đây là quý có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
Ngân hàng VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực sau 3 tháng hoạt động đầu năm với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.499 tỷ đồng, cũng tăng gần 10%, tăng chi bình quân nhân viên lên hơn 45 triệu đồng/tháng.
Dù doanh thu tăng đáng kể so với nền thấp của quý 1/2024, DIC Corp vẫn phải báo lỗ sau thuế 45,44 tỷ đồng trong quý I/2025 do chi phí duy trì ở mức cao.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?