Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) lại thông báo giảm lãi suất tại tất cả các kỳ hạn. Đây đã là lần thứ ba kể từ đầu tháng nhà băng này thông báo hạ lãi suất.

Theo đó, kỳ hạn 1 - 2 tháng giảm 0,1% xuống còn 2,8%/năm. Kỳ hạn 6 - 11 tháng giảm 0,2% còn 4,1%/năm. Tại kỳ hạn 15 - 36 tháng, lãi suất đồng loạt giảm 0,3% nên kỳ hạn 15 - 18 tháng còn 4,9%/năm và kỳ hạn 24 - 36 tháng còn 5%/năm.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (HoSE: VPB) đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới dành cho khách hàng cá nhân. Tại biểu lãi suất mới áp dụng sau Tết, ngân hàng này đã giảm mạnh lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân thêm 0,4-0,6 điểm %, tùy kỳ hạn.

Với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, giá trị dưới 1 tỷ đồng, VPBank hiện áp dụng lãi suất 2,5%/năm (-0,5%) ở kỳ hạn 1 tháng; kỳ hạn 2 tháng giảm còn 2,7%/năm (-0,6%).

Tương tự, lãi suất huy động ở kỳ hạn 3-5 tháng cũng được ngân hàng điều chỉnh xuống 2,7%/năm (-0,5%); kỳ hạn 6 tháng giảm còn 4,2%/năm (-0,4%); kỳ hạn 12-18 tháng giảm còn 4,5%/năm (-0,5%) và kỳ hạn 24 tháng trở lên giảm về 4,6%/năm (-0,4%).

Lãi suất tiết kiệm điều chỉnh giảm trong tháng 2/2024 ở nhiều ngân hàng

Tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng thông báo giảm 0,1% lãi suất tại các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng.

Tại kỳ hạn 6 - 8 tháng, lãi suất giảm xuống còn 4,5%/năm, 9 - 11 tháng còn 4,8%/năm, 12 - 17 tháng còn 5,3%/năm và 18 - 36 tháng còn 5,7%/năm. Nam A Bank giữ nguyên lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 - 2 tháng là 2,9%/năm và 3 - 5 tháng là 3,6%/năm.

Cùng chiều giảm, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLong Bank) cũng thông báo giảm lãi suất lần thứ 2 trong tháng. Lãi suất huy động tại kỳ hạn 1 - 3 tháng giảm 0,3%, còn 3,2%/năm. Đối với các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng, Kienlong Bank điều chỉnh giảm 0,1%, kỳ hạn 6 tháng còn 4,4%/năm, 9 tháng còn 4,6%/năm, 12 tháng còn 4,8%/năm, 13 tháng còn 4,9%/năm, 15 tháng còn 5%/năm và 18 - 36 tháng còn 5,3%/năm.

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) giảm lãi suất 0,1 - 0,3%/năm đối với tất cả các kỳ hạn huy động. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6 tháng (áp dụng nhận lãi cuối kỳ) chỉ còn 4,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng là 5,05%/năm.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng xuống còn 3,5%/năm, giảm khoảng 0,4% so với những ngày đầu năm 2024. Mức lãi suất tiền gửi từ 6 đến 8 tháng xuống 4,5%/năm, kỳ hạn từ 9 đến 11 tháng còn 4,7%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 5%/năm.

Ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), lãi suất tiết kiệm ngay sau Tết Giáp Thìn cũng giảm mạnh. Kỳ hạn 6 tháng chỉ còn 4,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng còn 5,1%/năm.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng điều chỉnh lãi suất huy động lần thứ 2 kể từ đầu tháng. Cụ thể, ACB giữ nguyên lãi suất tại kỳ hạn 3 tháng là 3,2%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 4,8%/năm, nhưng giảm 0,2% tại các kỳ hạn còn lại. Tại kỳ hạn 1 tháng ACB điều chỉnh chỉ còn 2,7%/năm, 2 tháng còn 2,8%/năm, 6 tháng còn 3,7%/năm và 9 tháng còn 4%/năm.

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thông báo tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn từ 1 - 5 tháng sau 2 lần hạ lãi suất. Tại kỳ hạn 1 - 2 tháng, Sacombank tăng thêm 0,2% lên mức 2,6 - 2,7%/năm. Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tăng 0,3% lên mức 2,9%/năm, kỳ hạn 4 tháng tăng 0,1% lên mức 3,2%/năm và kỳ hạn 5 tháng tăng 0,4% lên mức 3,6%/năm.

Tại các kỳ hạn còn lại, Sacombank giữ nguyên lãi suất trước đó. Cụ thể, lãi suất huy động tại kỳ hạn 6 tháng là 3,9%/năm, 7 tháng là 4,1%/năm, 8 - 9 tháng là 4,2%/năm, 10 tháng là 4,3%/năm, 11 tháng là 4,4%/năm, 12 tháng là 5%/năm, 18 tháng là 5,6% và 24 tháng là 5,7%/năm.

Tại các kỳ hạn còn lại, Sacombank giữ nguyên lãi suất trước đó. Cụ thể, lãi suất huy động tại kỳ hạn 6 tháng là 3,9%/năm, 7 tháng là 4,1%/năm, 8 - 9 tháng là 4,2%/năm, 10 tháng là 4,3%/năm, 11 tháng là 4,4%/năm, 12 tháng là 5%/năm, 18 tháng là 5,6% và 24 tháng là 5,7%/năm.

Tại kỳ hạn 36 tháng, Sacombank đang giữ mức lãi suất là 6,2%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất tại nhà băng này.

Giữa tháng 2/2024, MBBank cũng đã thay đổi biểu lãi suất tiền gửi đối với khách hàng cá nhân, điều chỉnh giảm 0,2% đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1-11 tháng, giảm 0,1% ở kỳ hạn 12 tháng và giảm 0,3% đối với kỳ hạn 18-60 tháng. Mức lãi suất cao nhất đã về dưới 6%/năm.

Ngân hàng này đang huy động kỳ hạn 1 tháng với mức lãi suất 2,3%/năm, 2 tháng là 2,5%/năm, 3 tháng là 2,6%/năm, 4 tháng là 2,9%/ năm, 5 tháng là 3%/năm. Lãi suất huy động các kỳ hạn 6-8 tháng còn 3,6%/năm và 9-10 tháng còn 3,8%/năm, 11 tháng là 3,9%/năm. Kỳ hạn tiền gửi từ 12-15 tháng hiện ở mức 4,6%/năm và 18 tháng là 4,8%/năm. Các kỳ hạn từ 18 tháng đến 60 tháng chỉ còn 5,7%/năm.

Techcombank cũng niêm yết biểu lãi suất tiết kiệm mới. Đối với khách hàng thường, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng xuống 2,35%/năm và 3-5 tháng xuống mức 2,95%/năm. Kỳ hạn 6-8 tháng áp dụng lãi suất xuống mức 3,55%/năm, kỳ hạn 9-11 tháng áp dụng lãi suất 3,6%/năm. Lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 4,55%/năm. Lãi suất huy động trực tuyến dành cho tài khoản tiết kiệm từ 1-9 tháng cao hơn 0,2%, kỳ hạn từ 12 tháng trở đi cao hơn 0,1% so với gửi tại quầy.

Bac A Bank cũng giảm lãi suất lần thứ hai trong tháng 2. Mức giảm 0,2% áp dụng cho kỳ hạn 1-5 tháng và 18-36 tháng; mức giảm 0,3% áp dụng kỳ hạn 6-12 tháng. Theo đó, khi gửi dưới 1 tỷ đồng, nhà băng này áp dụng lãi suất 2,8%/năm đối với kỳ hạn 1-2 tháng, 3%/năm đối với kỳ hạn 3 tháng, 3,2%/năm kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng là 3,4%/năm. Các kỳ hạn từ 6-8 tháng xuống 4,2%/năm, 9-11 tháng xuống 4,3%/năm, kỳ hạn 12 tháng xuống 4,6%/năm, 15 tháng 4,9%/năm.

SeABank cũng đã có lần giảm lãi suất thứ hai kể từ đầu tháng 2. Đợt này, ngân hàng giảm 0,3% lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1-5 tháng, giảm 0,2% kỳ hạn 6-11 tháng và 13-36 tháng. Riêng kỳ hạn 12 tháng giảm đến 0,5%. Đặc biệt, nhà băng này giảm tới 0,5 điểm phần trăm kỳ hạn 12 tháng. Hiện tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ có mức lãi suất 1-2 tháng là 2,9%/năm, 3-5 tháng là 3,1%/năm, 6 tháng là 3,5%/năm, 9 tháng 3,7%/năm, 11 tháng 3,8%/năm, 12 tháng 4,05%/năm, từ 15-36 tháng là 4,8%/năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024, gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là kênh đầu tư sinh lời bền vững dù lãi suất không còn hấp dẫn như đầu năm ngoái. Đặc biệt, ở thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chưa phục hồi ổn định, đầu tư vào đâu cũng phải tính toán, thậm chí chấp nhận rủi ro cao như hiện tại, tiền gửi vẫn là lựa chọn hàng đầu.

Đầu năm nay, NHNN đã phát đi Công văn số 1088/NHNN-CSTT yêu cầu các các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024.

NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi tăng vọt trong tháng 12-2023, tín dụng đã giảm tốc ở tháng 1. Số liệu NHNN vừa công bố cho biết, tính đến ngày 18-1, tăng trưởng tín dụng giảm hơn 200.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023, tương đương mức giảm 1,52%.