Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Bản lĩnh vượt khó

Do đại dịch Covid-19, năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam, song cũng là năm khẳng định bản lĩnh và khả năng chống chịu, sức sáng tạo Việt Nam trong chủ động, linh hoạt thích ứng, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội trong bối cảnh “bình thường mới”…

Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Bản lĩnh vượt khó

Nhiều nỗ lực lớn, quyết sách mới

Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch. Theo Ban Kinh tế Trung ương, ngoài thiệt hại về người, dịch bệnh trong hai năm 2020-2021 đã gây tổng thiệt hại cho nền kinh tế cả nước gần 40 tỷ USD. Cộng đồng doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề, suy giảm cả về lượng và hiệu quả hoạt động...

Các biện pháp quyết liệt, triệt để và quy mô nhất, kể cả chưa có tiền lệ, được các cơ quan chức năng liên tiếp đưa ra. Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách, để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Ngân sách nhà nước được quản lý theo hướng tiết kiệm triệt để chi thường xuyên để bổ sung và chi tối đa cho công tác chống dịch; các tổ công tác, ban chỉ đạo và trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch các cấp được thành lập và phối hợp chặt chẽ với nhau. Nhiều cuộc họp giao ban trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ đến cấp cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phòng, chống dịch để giữ tăng trưởng kinh tế, giữ tăng trưởng kinh tế để có nguồn lực phòng, chống dịch là chủ trương xuyên suốt.

Đặc biệt, Chính phủ, qua thực tiễn tình hình trong nước và quốc tế, tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; theo đó cả nước chuyển hướng chiến lược chống dịch từ “phòng ngự” sang “tiến công”, chủ động và linh hoạt thích ứng với dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế; phân cấp rõ ràng và tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, sự linh hoạt kịp thời trong triển khai các chính sách; triển khai đồng bộ các biện pháp tài chính - tín dụng, như: Miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí cho doanh nghiệp; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng...

Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cũng được đẩy mạnh rõ rệt theo hướng coi trọng hơn thị trường và củng cố các chuỗi cung ứng trong nước; thúc đẩy chuyển đổi số trong cả quản lý và sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối và các hoạt động xã hội truyền thống khác. Hoạt động thương mại điện tử, làm việc, hội họp, học tập, tư vấn và kể cả vui chơi giải trí từ xa… ngày càng trở nên phổ biến và thường xuyên hơn.

Về tổng thể, theo Chính phủ, năm 2021, các điều kiện nền tảng vẫn vững mạnh; lượng dự trữ ngoại hối tăng cao; tiền tệ ổn định, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát… Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch đồng loạt nâng cấp độ triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực” kể từ khi đại dịch bùng phát.

Chịu nhiều tổn thất cả về con người và kinh tế do đại dịch Covid-19, năm 2021 là một năm khó khăn, nhưng không thất vọng và ghi nhận bản lĩnh vượt khó của Việt Nam.

Kết quả trên càng có ý nghĩa to lớn hơn khi chúng ta phòng, chống dịch trong điều kiện hầu hết các vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là thuốc, vắc xin trong nước không sản xuất được, phải nhập khẩu trong khi nguồn cung khan hiếm trên toàn cầu.

Thích ứng với bối cảnh “bình thường mới”

Theo dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế được xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, với “giải pháp đủ mạnh”, “thời gian đủ dài”, “quy mô đủ lớn”, Việt Nam sẽ tập trung vào tăng cường năng lực y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xa, hộ gia đình, kích thích đầu tư công và cải cách hành chính, với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đồng thời, tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững hơn, với tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6-6,5% trong 2022.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể kéo dài, các nhiệm vụ, giải pháp và các chính sách hỗ trợ phát triển cần chú ý gắn trực tiếp với diễn biến của dịch bệnh; tập trung hỗ trợ cả về thể chế hành chính và về tín dụng - tài chính, cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Các chính sách tiền tệ, tài khóa, nợ công phải vận hành linh hoạt và hiệu quả hơn để kích thích cho cả tổng cung và tổng cầu. Giải pháp ứng dụng công nghệ, thúc đẩy các xu hướng số hóa và tự động hóa cần được kết hợp với cải cách thể chế phát triển và phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và kinh tế đô thị. Hoạt động xuất khẩu phải được đa dạng hóa, đáp ứng và khai thác các cơ hội mới từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các mô hình kinh tế mới, mở rộng không gian kinh tế trong nước. Tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu trên cơ sở khai thác tốt vị thế đối ngoại và điểm đến hàng đầu trong Đông Nam Á về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Đại dịch Covid-19 cho thấy không có ngoại lệ đổ vỡ và khủng hoảng cho bất kỳ mô hình kinh doanh và nhà nước nào, kể cả các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Đại dịch cũng khiến thế giới trở nên chật hẹp hơn, gia tăng sự tùy thuộc, kết nối chặt chẽ và tác động lan tỏa hơn giữa các quốc gia. Không một ai, không một quốc gia nào được an toàn khi cộng đồng và các nước khác chưa an toàn. Dịch bệnh tạo áp lực và động lực thúc đẩy các nỗ lực xây dựng, củng cố và phối hợp thường xuyên hơn các thể chế, cả “bàn tay nhà nước” và “bàn tay thị trường”.

Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức về y tế và kinh tế - xã hội chưa có tiền lệ, nên đòi hỏi chúng ta cũng phải có những tư duy, cách làm và nỗ lực chưa có tiền lệ, để vượt qua, phục hồi và tiếp tục phát triển…!

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được tôi rèn qua chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và muôn vàn thử thách nghiệt ngã khác đã, đang và sẽ ngày càng được nâng cao, mạnh mẽ và sáng tạo hơn, là cội nguồn sức mạnh để đất nước ta vượt mọi khó khăn trên hành trình vươn mình, hội nhập và sánh vai cùng thế giới…!

Theo báo cáo tóm tắt về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá kết quả năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 (diễn ra ngày 5-1): Trong năm 2021, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng 1,84%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1,563 triệu tỷ đồng, vượt 16,4% dự toán. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 336,25 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu đạt 4 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 9,2%...
www.hanoimoi.com.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

'Hậu pháo' khai vận chuyển tiền bằng vali, danh sách nhận hơn 132 tỷ đồng tiền hối lộ, xin bán 196 bất động sản khắc phục

'Hậu pháo' khai vận chuyển tiền bằng vali, danh sách nhận hơn 132 tỷ đồng tiền hối lộ, xin bán 196 bất động sản khắc phục

Tin tức

Bị cáo Hậu hay còn gọi là "Hậu pháo" thừa nhận 3 tội danh trong nội dung cáo trạng là đúng người, đúng tội. Và khai nhận, "bị cáo đưa cho thư ký riêng của chị Lan và nhiều lần ở nhà riêng của chị Lan. Trong những lần đưa này, bị cáo cho tiền vào va li hoặc cho vào túi xách ngân hàng"...

Chính thức quản lý cán bộ, công chức, tính lương thưởng theo vị trí việc làm

Chính thức quản lý cán bộ, công chức, tính lương thưởng theo vị trí việc làm

Tin tức

Theo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, chậm nhất đến ngày 1/7/2027, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm đối với công chức được tuyển dụng trước ngày Luật này có hiệu lực.

Gần 60 triệu lượt hành khách qua cảng hàng không nửa đầu 2025

Gần 60 triệu lượt hành khách qua cảng hàng không nửa đầu 2025

Tin tức

Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, các cảng hàng không trên toàn quốc đã đón gần 60 triệu lượt hành khách, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sắp có phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giúp người dân phát hiện hàng giả

Sắp có phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giúp người dân phát hiện hàng giả

Tin tức

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, khi hệ thống đi vào hoạt động, người dân có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa lưu thông trên thị trường, qua đó, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu.

Đình chỉ 20 loại mỹ phẩm vi phạm về ghi nhãn, công dụng

Đình chỉ 20 loại mỹ phẩm vi phạm về ghi nhãn, công dụng

Tin tức

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các sở y tế về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm do Công ty TNHH Quốc tế Đại Cát Á chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.

Thu hồi lô thuốc Alfachim 4.2 phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Thu hồi lô thuốc Alfachim 4.2 phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Tin tức

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ký ban hành quyết định thu hồi trên toàn quốc Viên nén Alfachim 4.2 (Chymotrypsin (tương đương 21 microkatal chymotrypsin) 4200 IU). Đây là loại thuốc chống phù nề và kháng viêm; dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật.

Sau sáp nhập, mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được thay đổi như thế nào?

Sau sáp nhập, mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được thay đổi như thế nào?

Tin tức

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Theo đó, Thành phố Hà Nội có mã số 01, Thành phố Đà Nẵng mã số 48, Thành phố Hồ Chí Minh mã số 79.

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Tin tức

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh vực thuế, góp phần đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi tra cứu và giảm chi phí tuân thủ.

Những con số 'chấn động' trong vụ sữa giả Hiup: Giá gốc 87.000 đồng, bán ra thị trường hơn 546.000 đồng

Những con số 'chấn động' trong vụ sữa giả Hiup: Giá gốc 87.000 đồng, bán ra thị trường hơn 546.000 đồng

Tin tức

Theo báo cáo, giá xuất xưởng mỗi lon sữa là 87.800 đồng, nhưng được bán ra thị trường với giá trung bình hơn 546.000 đồng/lon – cao gấp gần 7 lần giá gốc. Đối với sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27, hồ sơ công bố ghi rõ có 37 thành phần dinh dưỡng, nhưng kết quả giám định của Bộ Công an cho thấy thực tế chỉ có từ 15–17 thành phần, trong đó nhiều chỉ tiêu không đạt 70% so với công bố,...

Ủy ban Châu Âu sẽ rút Dự thảo Chống 'tẩy xanh' - Xu hướng ESG bị ảnh hưởng ra sao?

Ủy ban Châu Âu sẽ rút Dự thảo Chống 'tẩy xanh' - Xu hướng ESG bị ảnh hưởng ra sao?

Tin tức

Ủy ban Châu Âu dự định rút lại đề xuất Chỉ thị Green Claims – văn bản từng được kỳ vọng sẽ siết chặt các tuyên bố môi trường của doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn tình trạng “tẩy xanh” đang ngày càng phổ biến.

Cuộc đua hút trung tâm dữ liệu: Các bang Mỹ hy sinh hàng trăm triệu USD tiền thuế để đổi lấy đầu tư công nghệ

Cuộc đua hút trung tâm dữ liệu: Các bang Mỹ hy sinh hàng trăm triệu USD tiền thuế để đổi lấy đầu tư công nghệ

Tin tức

Nỗ lực thu hút các trung tâm dữ liệu, nhiều bang tại Mỹ đang miễn hàng trăm triệu USD thuế cho các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó có Amazon, Google, Meta và Microsoft, làm dấy lên tranh cãi về hiệu quả kinh tế và công bằng thuế.

Fed nhận định chính sách thuế quan của Trump đề xuất có thể tạo ra cú sốc kinh tế mới

Fed nhận định chính sách thuế quan của Trump đề xuất có thể tạo ra cú sốc kinh tế mới

Tin tức

Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố trong lễ nhậm chức hồi tháng 1 rằng "bắt đầu kỷ nguyên hoàng kim của nước Mỹ", nhưng viễn cảnh mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẽ ra hiện tại lại hoàn toàn khác.

Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Tin tức

Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Thu hồi toàn quốc dầu gội Nakids làm sạch chấy

Thu hồi toàn quốc dầu gội Nakids làm sạch chấy

Tin tức

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Dầu gội dược liệu Nakids làm sạch chấy - Hộp 1 chai 100ml.

GDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 7,3%, thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới

GDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 7,3%, thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới

Tin tức

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, ước sớm tại thời điểm tháng 5/2025: khả năng GDP quý 2 có thể đạt khoảng 7,6% so với cùng kỳ, tương ứng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt khoảng 7,3% (kịch bản đề ra 7,58%), thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

Bắt giam Chủ tịch Công ty Z Holding sản xuất sữa bột HIUP 27 giả

Bắt giam Chủ tịch Công ty Z Holding sản xuất sữa bột HIUP 27 giả

Tin tức

Ngày 19/6, Bộ Công an cho biết sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 do Công ty Z Holding sản xuất không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng sản phẩm.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Tin tức

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo vấn đề dân sinh.

Các hãng bay giá rẻ Đông Nam Á cạnh tranh khốc liệt

Các hãng bay giá rẻ Đông Nam Á cạnh tranh khốc liệt

Tin tức

Các hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi cuộc đua mở rộng quy mô đội bay đầy khốc liệt. Dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn khác khu vực khác.

Bệnh viện thẩm mỹ SILI, Bệnh viện Thẩm mỹ Sài Gòn Seoul và hàng loạt phòng khám bị xử phạt, tước giấy phép do vi phạm trong lĩnh vực y tế

Bệnh viện thẩm mỹ SILI, Bệnh viện Thẩm mỹ Sài Gòn Seoul và hàng loạt phòng khám bị xử phạt, tước giấy phép do vi phạm trong lĩnh vực y tế

Tin tức

Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

Tin tức

Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: