HĐQT Tập đoàn KIDO (HoSE: mã chứng khoán KDC) vừa ra quyết định triệu tập đại hội cổ đông bất thường để lấy ý kiến về vấn đề nhãn hiệu kem Celano, Merino.
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: mã chứng khoán KDC) vừa ra thông báo về ngày cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng vào 30/12, tức ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/12. Thời gian tổ chức vào 24/1/2025. Công ty sẽ tổ chức theo hình thức tập trung, tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, TP HCM.
Nội dung đại hội bao gồm báo cáo sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2024; các tờ trình về vấn đề thương hiệu KIDO, nhãn hiệu Celano và Merino do tập đoàn sở hữu. Đồng thời, xin ý kiến bổ sung về giao dịch bán cổ phần đang sở hữu tại CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KIDO Foods).
Theo thông tin từ KIDO, đây là giao dịch bán 24.03% cổ phần KIDO Foods do KDC sở hữu, đã thực hiện và hoàn thành vào năm 2023.
"Trong thời gian chờ xin ý kiến của Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, mọi hoạt động có sử dụng thương hiệu Celano và Merino cần phải được sự đồng ý hoặc ủy quyền của đơn vị sở hữu", KDC nhấn mạnh.
Đại diện đơn vị này đồng thời khẳng định theo sửa đổi gần nhất ngày 28/12/2023, đến nay, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với Celano và Merino vẫn thuộc về CTCP Tập đoàn Kido.
Thực tế, năm 2023, Kido Group công bố đã chuyển nhượng 24,03% vốn của Kido Foods cho đối tác với giá 1.069 tỷ đồng, tương ứng định giá công ty này ở mức khoảng 4.450 tỷ đồng (200 triệu USD).
Đến tháng 9 năm nay, CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) thông báo đã hoàn tất các thủ tục đầu tư để nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods. Doanh nghiệp cho biết với tỷ lệ sở hữu này, Nutifood sẽ trở thành công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của Kido Foods. Kido Group vẫn giữ 49% cổ phần còn lại của Kido Foods.
Thời điểm đó, Nutifood chia sẻ động thái nâng sở hữu lên mức 51% giúp doanh nghiệp hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, đồng thời là "bước đệm" để nhảy vào ngành hàng lạnh.
Sau thương vụ này, các thương hiệu Celano và Merino có nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá mạnh mẽ.
Gần nhất, Celano là nhà tài trợ bạc cho các đêm concert 3 và 4 của Anh trai "say hi" tại Hà Nội, cùng một số sản phẩm khác liên quan đến chương trình này. Nam rapper HIEUTHUHAI hồi cuối tháng 11 cũng được thương hiệu này giới thiệu ở vai trò Giám đốc Trải nghiệm.
Tính đến năm 2023, dữ liệu từ Euromonitor ghi nhận Kido nắm giữ 44,5% thị trường kem, trong đó chỉ riêng Merino và Celano đã chiếm lần lượt 24,2% và 19,2% thị phần, cao hơn con số toàn ngành hàng kem của 2 đối thủ là Unilever và Vinamilk.
Hiện, Kido Foods đang sở hữu 2 nhà máy chế biến hiện đại với công nghệ tiên tiến, máy móc được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu và Nhật Bản tại Củ Chi (TP HCM) và Bắc Ninh để đáp ứng nhu cầu cung ứng kem cho toàn thị trường.
Về tình hình kinh doanh của công ty, quý III/2024, KIDO ghi nhận tình hình kinh doanh sụt giảm rõ rệt.
Theo báo cáo, công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.303 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cùng xu hướng giảm này, doanh thu từ hoạt động tài chính của KIDO cũng giảm 30%, còn 34 tỷ đồng.
Ngược lại, ngoại trừ chi phí tài chính giảm 37% xuống còn 32 tỷ đồng, các khoản chi phí khác đều ghi nhận mức tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, chi phí bán hàng đạt 326 tỷ đồng, tăng 24% so với quý III/2023, chủ yếu do chi phí nhân viên, vận chuyển, khấu hao và chi phí ăn mòn tăng.
Đáng chú ý, khoản chi cho quảng cáo và khuyến mại của công ty tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 54 tỷ đồng trong quý III/2024. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 54% lên 128 tỷ đồng.
Dưới áp lực từ các khoản chi phí gia tăng, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm trước.
Giải trình về chênh lệch lợi nhuận, KIDO cho biết nguyên nhân do việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh và ngành hàng của công ty, cũng như ảnh hưởng từ biến động thị trường.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, KIDO ghi nhận doanh thu 5.980 tỷ đồng, giảm 13%. Lợi nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng; còn lợi nhuận sau thuế là 54 tỷ đồng, "bốc hơi" tới 92% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2024, KIDO đặt mục tiêu doanh thu 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp từng được mệnh danh là "ông hoàng bánh kẹo" mới chỉ hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 8,7% kế hoạch lợi nhuận.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản của KIDO đạt 12.447 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 38%, xuống còn 1.358 tỷ đồng. Đồng thời, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của KIDO giảm mạnh còn 173 tỷ đồng, giảm 72% so với đầu năm.
CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa thông báo hoàn tất các thủ tục đầu tư để nắm giữ 51% cổ phần của CTCP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods).
Theo kế hoạch đưa ra cuối tháng 11, Vinpearl sẽ chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1.000:40.673 cho cổ đông hiện hữu với giá 71.350 đồng/cp. Nếu thực hiện thương vụ thành công, vốn điều lệ của Vinpearl sẽ tăng lên 17.933 tỷ đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của CTCP Regal Group – công ty con của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG).
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin Cục Quản lý thị trường Nhà nước đã mở cuộc điều tra về những hành vi gần đây cũng như thương vụ thâu tóm Mellanox Technologies của Nvidia vào hôm 9/12.
Ngày 25/12/2024 tới đây, Coteccons sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho BIDV tăng vốn điều lệ thêm 11.971 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến sẽ tăng từ 57.004 tỷ đồng lên 68.975 tỷ đồng.
CTCP Masan High-Tech Materials (Mã chứng khoán MSR) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Ashley James McAleese vào vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2029.
Ngay sau khi được Quốc hội thông qua phương án tháo gỡ khó khăn, HĐQT Vietnam Airlines nhất trí thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 21/1/2025. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội là 26/12.
SCIC thông báo tổ chức đấu giá 10,5 triệu cổ phần, tương đương hơn 25% vốn điều lệ Tổng Công ty Thăng Long. Giá khởi điểm của cả lô hơn 222,6 tỷ đồng, tương đương hơn 21.200 đồng/cổ phần.
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 2 thuộc Dự án thành phần 4 tại Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (các công trình dịch vụ mặt đất).
Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH) bị xử phạt 295 triệu đồng do các vi phạm về công bố thông tin và các vi phạm về giao dịch với người có liên quan.
HĐQT FLC bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Tổng giám đốc. Trước đó, bà Huyền đã có 3 năm đảm nhiệm vị trí này (giai đoạn 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023).
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã chứng khoán SSB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thông qua một số vấn đề liên quan đến việc đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung/thay thế thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 - 2028.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?