Cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên leo thang tại các châu lục như châu Âu và châu Á dự báo một cuộc khủng hoảng mất an ninh năng lượng trên toàn cầu. Đáng nói, các nỗ lực về giảm biến đổi khí hậu dường như cũng bị chững lại bởi các quốc gia ưu tiên việc đảm bảo nguồn cung điện, bất chấp nguồn cung đó gây ô nhiễm môi trường.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt
Theo Bloomberg, Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải dồn nguồn lực để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng được đánh giá là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ gần đây. Trong tuần này, Ủy ban Châu Âu sẽ công bố các đề xuất để hạn chế việc tiêu thụ điện năng, cũng như cung cấp thanh khoản nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng sắp tới trong khu vực.
Các nhà phân tích tại Commerzbank AG nhận định, ngay cả khi giá xăng đang giảm đáng kể, các giải pháp hạn chế chi phí năng lượng cao vẫn còn rất nan giải đối với các chính phủ.
Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu khí đốt trầm trọng. (Ảnh minh hoạ)
Các quy định định giá trần đối với khí đốt mà EU áp đặt lên các nước ngoài có thể dẫn đến tình trạng giảm nguồn cung trên thị trường thế giới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã cảnh báo. Bên cạnh đó, hiện tượng chi phí tăng cao có thể khiến các thị trường mục tiêu khác, chẳng hạn như châu Á, trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà cung cấp khí đốt.
Bên cạnh các biện pháp để cân bằng thị trường năng lượng, tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong mùa đông sắp tới cũng là một vấn đề.
Theo số liệu của Gas Infrastructure Europe, các kho chứa khí đốt ở châu Âu đã đầy khoảng 84%, cao hơn một chút so với mức trung bình 5 năm, riêng ở Đức tỉ lệ này là 88%.
JPMorgan Chase & Co. ước tính, với tốc độ dự trữ khí đốt hiện tại và trong trường hợp mùa đông vẫn diễn ra bình thường như các năm trước, các kho khí đốt ở Tây Bắc châu Âu vẫn sẽ còn khoảng 34% vào cuối tháng 3 năm sau ngay cả khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream. Nếu trời lạnh hơn mức trung bình, tỉ lệ này có thể giảm xuống 14%, ngân hàng dự đoán.
Việc cắt giảm nguồn cung khí đốt khổng lồ của Nga đã khiến châu Âu bị ảnh hưởng trong suốt mùa hè. Đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất, từ kim loại đến phân bón, buộc phải giảm sản lượng, đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái.
Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm và cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt ngày càng trở nên sâu sắc, buộc các chính phủ phải vào cuộc để giúp ngăn chặn uộc khủng hoảng này trở nên tồi tệ hơn.
EU đang kêu gọi người tiêu dùng giảm nhu cầu sử dụng năng lượng. Ủy ban đang nhắm đến mục tiêu cắt giảm 10% điện năng tiêu thụ tổng thể và mục tiêu bắt buộc là 5% trong những giờ cao điểm được chỉ định. Con số cuối cùng vẫn còn đang được đàm phán.
Châu Á tích trữ dầu nhiên liệu bất chấp hệ luỵ môi trường
Cũng theo Bloomberg, trước tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng, nhiều nước châu Âu chuyển sang tích trữ khí đốt cho mùa đông, khiến giá khí tăng cao, các nước châu Á đang chuyển sang tích trữ dầu nhiên liệu để sản xuất điện cho mùa đông. Động thái tích trữ từ thời điểm này cũng được đánh giá là diễn ra sớm hơn so với mọi năm. Quyết định này đang đi ngược lại với những cam kết về cắt giảm khí nhà kính, giảm biến đổi khí hậu từ các quốc gia.
Các nước châu Âu tích trữ khí đốt nhiều hơn khiến giá khí tăng, nguồn cung với châu Á trở nên khan hiếm. (Ảnh minh hoạ)
Theo Công ty thông tin năng lượng Vortexa, nhập khẩu dầu nhiên liệu - loại nguyên liệu đầu vào có thể dùng để thay khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện - của Nhật Bản vào tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, và được dự báo tiếp tục tăng trong những tháng tới.Đài Loan và Bangladesh cũng tăng gấp đôi nhập khẩu mặt hàng này so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù dầu nhiên liệu có mức độ gây ô nhiễm cao hơn và chủ yếu được dùng cho tàu thủy nhưng các quốc gia phải lựa chọn nguồn nhiên liệu dự phòng này cho việc sản xuất điệp khi nguồn cung khí đốt ngày càng khan hiếm. Năm nay, việc sử dụng dầu nhiên liệu đã tăng lên đáng kể khi Nga siết chặt nguồn cung khí đốt khiến giá mặt hàng này tăng vọt.
Các mục tiêu về môi trường như cắt giảm khí thải bị gạt ra một bên tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc để ưu tiên yêu cầu cấp thiết hiện tại là đảm bảo đủ nguồn cung điện.
Nhà phân tích Roslan Khasawneh của Vortexa nhận định, Nhật Bản hiện là nước nhập khẩu khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới, trước việc cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga, nhập khẩu dầu nhiên liệu của Nhật có thể sẽ vẫn tăng trong những tháng tới. Bên cạnh đó, những nơi khác tại châu Á đang sản xuất điện từ dầu như Đài Loan, Hàn Quốc và Pakistan cũng sẽ duy trì mức nhập khẩu hiện tại.
Các quốc gia châu Á, đặc biệt là Bắc Á, đang tiến tới mục tiêu loại bỏ các nhà máy điện sử dụng dầu nhiên liệu, nhưng tình trạng thiếu năng lượng thời gian qua đang buộc họ phải đánh giá lại việc này.
Các quốc gia ở Bắc Á - khu vực có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn - thường tăng cường mua dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (LSFO) trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trong khi đó, các nước Nam Á thường mua dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) vào mùa hè khi nhu cầu sử dụng điều hòa tăng mạnh.
Đáng chú ý, các nước châu Á cũng sử dụng lại than đá để phục vụ sản xuất điện. Các nhà máy điện than đang được khởi động lại.
Nhiều quốc gia cân nhắc tăng thêm các nhà máy điện than, bất chấp những cam kết về giảm thiểu phát thải khí nhà kính. (Ảnh minh hoạ)
Tóm lại, theo nhận định của giới chuyên môn, nhu cầu dầu nhiên liệu để sản xuất điện của châu Á vẫn sẽ ở mức cao, ít nhất là tới đầu năm 2023 do giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tăng.
Trong khi đó, các nước Bắc Á giàu hơn đang chuyển sang dùng dầu nhiên liệu để bổ sung cho khí đốt tự nhiên trong việc sản xuất điện. Còn các nước nghèo hơn ở Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng mất điện, đang cân nhắc một số lựa chọn thay thế như quay trở lại với điện than trước cuộc khủng hoảng thiếu điện.
Dù theo hướng nào, cuộc khủng hoảng thiếu khí đốt đang ngày càng trầm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới, dự báo một cuộc khủng hoảng mất an ninh năng lượng đang đến gần. Theo đó, các kế hoạch giảm biến đổi khí hậu thường bị gạt sang một bên để các quốc gia dồn lực vào giải quyết những vấn đề trước mắt.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị cơ quan chức năng xử phạt lần lượt 37,5 triệu và 70 triệu đồng do sai phạm trong quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 đến 4/5), ngành du lịch Hà Nội đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng, góp phần khẳng định vị thế là điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm Sibutramine.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
Ngày 30/4, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.
Thủ đô Hà Nội dịp lễ 30/4 – 1/5 có rất nhiều địa điểm check-in thu hút giới trẻ và du khách thập phương. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm và các điểm tham quan, những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc của là lựa chọn của đông đảo du khách.
Ngày 28/4, mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn tại TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 đối tượng về các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Môi giới hối lộ”.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?