Mới đây, Công ty cổ phần chứng khoán VPBank (VPBankS) với vai tro đại diện người sở hữu trái phiếu, đã có báo cáo gửi đến Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) về sự kiện vi phạm ảnh hưởng tới quyền lợi trái chủ.
Theo VPBankS, vào ngày 24/03, CTCP Hưng Thịnh Land đã thông báo về việc chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu mã H79CH2225002. Việc chậm trả nợ này đã gây ra vi phạm chéo đối với trái phiếu HQNCH2124007 do CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn phát hành.
Nguồn HNX
Theo thông kê, Hưng Thịnh Land hiện vẫn chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán hơn 843 tỷ đồng (gồm 700 tỷ đồng gốc và hơn 143 tỷ đồng lãi) của trái phiếu H79CH2225002, dù đã đến hạn từ tháng 09/2023.
HQNCH2124007: Phát hành ngày 30/06/2021, giá trị 900 tỷ đồng, kỳ hạn 48 tháng (đáo hạn 30/06/2025), lãi suất 9,5%/năm. Tài sản bảo đảm gồm bất động sản tại Quy Nhơn, dự án Grand Center Quy Nhơn, cùng nhiều quyền tài sản khác.
H79CH2225002: Phát hành ngày 23/03/2022, giá trị 700 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm (đáo hạn 23/03/2025), lãi suất 11%/năm. Tài sản bảo đảm bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với dự án, cùng các quyền tài sản liên quan.
Tình hình tài chính Hưng Thịnh Land Trong giai đoạn 2019-2022, Hưng Thịnh Land đã phát hành tổng cộng 44 lô trái phiếu. Tuy nhiên, nhiều lô trái phiếu không được thanh toán đúng hạn và một số lô đã phải tất toán một phần gốc bằng tài sản khác.
Sau giai đoạn kinh doanh tăng trưởng liên tục (2019-2021), từ năm 2022 đến nay, kết quả kinh doanh của Hưng Thịnh Land liên tục suy giảm.
Cụ thể: Báo cáo tài chính của Hưng Thịnh Land cho thấy, tại thời điểm 30/06/2024, tổng tài sản của Hưng Thịnh Land ghi nhận hơn 80,8 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 6% so với thời điểm năm 2023. Nợ phải trả cũng tăng gần 11%, lên hơn 62,5 nghìn tỷ đồng. Ngược lại, dư nợ trái phiếu giảm 1 nghìn tỷ đồng (gần 6%), còn gần 17,2 nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi giai đoạn nửa đầu năm 2024, Công ty có 12 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị gần 6,8 nghìn tỷ đồng. Công ty đã chi hơn 266 tỷ đồng để thanh toán lãi cho các lô trái phiếu trong 6 tháng đầu năm 2024.
Dù vậy, Công ty đã không thể thanh toán tiền lãi của nhiều lô trái phiếu. Lý do chậm thanh toán được đưa ra là vì thị trường tài chính và bất động sản diễn biến không thuận lợi nên Công ty chưa thu xếp kịp nguồn tiền theo kế hoạch.
Không chỉ Hưng Thịnh Land, các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh cũng báo thua lỗ, chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu và có nợ trái phiếu nhiều. Công ty Hưng Thịnh Investment báo lỗ gần 210 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, so với mức lỗ 228 tỷ đồng cùng kỳ.
Hưng Thịnh Land giới thiệu Công ty là thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh. Ảnh chụp màn hình
Công ty CP Hưng Thịnh Land được thành lập ngày 17/10/2008, có địa chỉ trụ sở chính tại 53 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản, quyền sử dụng đấy thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Trên website, Hưng Thịnh Land giới thiệu Công ty là thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh, hiện đang sở hữu và phát triển 59 dự án quỹ đất hơn 3.300 ha.
Tháng 6/2020, Hưng Thịnh chính thức chuyển đổi thành mô hình tập đoàn với hệ sinh thái gồm 5 doanh nghiệp thành viên gồm Hưng Thịnh Land, Hưng Thịnh Incons, Hưng Thịnh Investment, Hưng Thịnh Innovation và PropertyX. Trong đó, Hưng Thịnh Land vẫn được giao phó phụ trách mảng phát triển bất động sản.
Theo đó, sau khi tái cấu trúc toàn diện, Tập đoàn Hưng Thịnh chuyển giao toàn bộ mảng đầu tư, kinh doanh và phát triển các dự án bất động sản cho Hưng Thịnh Land với hàng trăm dự án có tổng quỹ đất hơn 4.500ha, hơn 50.000 sản phẩm nhà ở lên đến cả trăm triệu m2 sàn xây dựng.
Hưng Thịnh Land hiện là chủ đầu tư của một loạt dự án đã hình thành tại TP HCM như Boulevard, Florita và Saigon Riverside Complex (đều ở quận 7), Moonlight Boulevard, Moonlight Park View và Sky Center (quận Bình Tân), Richmond City (quận Bình Thành), Melody Residences (quận Tân Phú), Lavita Charm, Moonlight Residences, Lavita Garden (TP.Thủ Đức), Citizen.TS và Saigonmia (Khu đô thị mới Nam Sài Gòn), 9view Apartment (quận 9),… Ngoài ra, Hưng Thịnh còn có dự án tại một số tỉnh thành khác như Vung Tau Melody, Cam Ranh Mystery Villas, Golden Bay (Khánh Hòa), Sentosa Villa (Bình Thuận),…
Dự án MerryLand Quy Nhơn tại Bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Đáng chú ý, Hưng Thịnh Land được biết đến với một dự án rất lớn Merryland Quy Nhơn, do công ty thành viên Hưng Thịnh Quy Nhơn phát triển. Dự án MerryLand Quy Nhơn đang được triển khai xây dựng tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tổng số vốn giai đoạn 1 lên tới 57.000 tỷ đồng (2,5 tỷ USD).
Hưng Thịnh Quy Nhơn có tài sản hơn 35.000 tỷ đồng và cũng vừa báo lỗ hơn 199 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, so với mức lỗ gần 35 tỷ đồng cùng kỳ.
Trong khi đó, Hưng Thịnh Quy Nhơn nổi lên với vai trò chủ đầu tư của siêu dự án MerryLand Quy Nhơn đang được triển khai xây dựng tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tổng số vốn giai đoạn 1 lên tới 57.000 tỷ đồng (2,5 tỷ USD).
Tới cuối quý II, Hưng Thịnh Quy Nhơn có vốn điều lệ giảm còn 7.977 tỷ đồng, nhưng tổng nợ phải trả lên tới hơn 38.768 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 46.745 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với con số hơn 35.000 tỷ đồng cùng kỳ.
Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land vừa công bố Nghị quyết Hội người sở hữu trái phiếu về việc điều chỉnh kỳ hạn, phương án mua lại trước hạn cũng như điều chỉnh lãi suất đối với 2 lô trái phiếu có tổng mệnh giá 900 tỷ đồng.
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 bổ sung quy định: Việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cảnh báo về những rủi ro mà các mức thuế nhập khẩu từ Mỹ có thể gây ra cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh trong báo cáo kinh tế tháng 6 công bố hôm thứ Tư rằng cần theo dõi sát tác động tiềm tàng của thuế quan đối với lợi nhuận doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 24 theo hướng thị trường hóa có kiểm soát, từng bước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Cơ chế mới cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, đồng thời tăng cường kiểm soát để đảm bảo minh bạch, ổn định.
Sáng 11/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.316,23 điểm, tương ứng tăng 5,66 điểm (0,43%) so với hôm trước. HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,04%) xuống 226,4 điểm. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ mức 98,19 điểm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?