ThitruongBiz - Tin tức Bất động sản, Chứng khoán, Thị trường tiêu dùng

Hơn 567 triệu cổ phiếu FLC Faros chưa được giao dịch trên UPCoM, cổ đông mừng hụt

Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết cổ phiếu ROS chưa được giao dịch trên UPCoM. HNX sẽ xem xét hồ sơ sau khi có kết luận của cơ quan chức năng do chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ hợp lệ của FLC Faros, cũng như tính đại chúng của công ty và số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông tin về việc chuyển giao dịch cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros sang thị trường UPCoM.

Theo quy định, công ty bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của ROS, theo đại diện HNX, việc nâng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng thuộc hành vi bị cấm theo quy định và đang trong quá trình điều tra. Do đó, HNX chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ hợp lệ cũng như tính đại chúng của ROS và số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch.

"Việc xem xét hồ sơ đăng ký giao dịch của ROS trên UPCoM sẽ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng và hướng dẫn của cơ quan quản lý", đại diện của HNX cho hay.

Theo Cơ quan điều tra, ông Trịnh Văn Quyết đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống của FLC Faros (ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần. Sau đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo em gái bán toàn bộ cổ phiếu ROS thu được hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.

Sáng 30/8, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS từ sàn HoSE sang UPCoM. Tuy nhiên, đây là việc xử lý kỹ thuật trên hệ thống của VSD đối với cổ phiếu khi bị hủy niêm yết.

Trước đó ngày 25/8, HoSE đã quyết định hủy niêm yết 567,6 triệu cổ phiếu ROS do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và thuộc trường hợp Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban chứng khoán xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

HoSE cho biết đã nhận được giải trình về nghĩa vụ công bố thông tin của ROS, nhưng nhận thấy công ty có khả năng không công bố đúng hạn báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, công ty này vẫn chưa nộp nhiều tài liệu khác như báo cáo tài chính quý I và II/2022, báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo thường niên 2021. Công ty cũng chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên, chưa đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu và chưa có người đại diện pháp luật.

Trước khi bị hủy niêm yết, cổ phiếu ROS dừng ở mức thị giá 2.510 đồng, tương ứng với quy mô vốn hóa của FLC Faros ở mức hơn 1.400 tỷ đồng.

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2014 đến năm 2016, Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC và nguyên chủ tịch Chứng khoán BOS) đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của CTCP Xây dựng Faros (ROS). Sau khi 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, nhóm này đã bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Cụ thể, tính đến ngày 24/02/2021, Trịnh Văn Quyết (nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do Quyết nhờ dựng tên), thu được tổng cộng hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.

Ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán. Cơ quan điều tra cũng đã khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra. Hai em gái ông Quyết cũng đã bị bắt tạm giam để điều tra về cùng tội danh.

Tính tới hết ngày 12/8, khi ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros của cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị đình chỉ giao dịch, cổ phiếu này chốt ở mức 2.510 đồng/cổ phiếu. So với đỉnh cao gần 160.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh), ROS đã rớt vài chục lần.

Đến thời điểm này, ROS vẫn chưa công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, báo cáo thường niên 2021, báo cáo tài chính quý I và quý II/2022. Đồng thời, ROS cũng chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, chưa có đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu, chưa có người đại diện theo pháp luật…

ROS được xem là một cổ phiếu "lạ thường" nhất sàn chứng khoán và là yếu tố giúp ông Trịnh Văn Quyết vào cuối 2017 trong tích tắc trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán nếu tính tài sản dựa trên số lượng và giá các cổ phiếu mà ông Quyết nắm giữ khi đó.

Trong 4 năm xuất hiện trên sàn, cổ phiếu này đã khuynh đảo thị trường chứng khi lọt vào rổ VN-30 và sau đó ghi nhận chuỗi ngày tăng “bất tận”, qua đó giúp cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết có khối tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng, giàu nhất trên sàn chứng khoán vào cuối năm 2016 và đầu 2017.

ROS tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, ROS có vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng và niêm yết 430 triệu cổ phiếu lên Sở GDCK TPHCM (HOSE) vào tháng 9/2016.

Trong quá trình ROS tăng giá, ông Trịnh Văn Quyết liên tục mua vào cổ phiếu này để gia tăng sở hữu. Trong khoảng gian thời cuối 2016, ông Trịnh Văn Quyết bất ngờ vượt ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup và trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Khi đó, khối tài sản của ông Quyết đạt khoảng hơn 34 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào gần 290 triệu cổ phiếu ROS (vốn tăng giá khó tin).

Sang 2017, cổ phiếu ROS tiếp tục tăng giá, giúp tài sản của ông Quyết có lúc lên trên 50 nghìn tỷ đồng và trở thành tỷ phú USD tiếp theo của Việt Nam, nhưng không được Tạp chí danh tiếng Forbes công nhận. Tuy nhiên, cổ phiếu ROS sau đó lao dốc cũng ít ai ngờ tới. Cổ phiếu này bốc hơi khoảng 10 lần trong vòng 1 năm. Tới 2020, ROS về gần ngưỡng 2.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh). Nhưng tới đầu 2022, ROS lại leo lên trên ngưỡng 15.000 đồng/cổ phiếu, trước khi về mức 2.500 đồng/cổ phiếu trước khi bị hủy niêm yết. Cổ phiếu ROS tăng giảm ở mức khó tưởng tượng và không thể giải thích theo phân tích cơ bản hoạt động của doanh nghiệp.

Về tính thanh khoản, cổ phiếu này cũng ghi nhận những diễn biến lạ thường. Có những khoảng thời gian như gần cuối 2019, giao dịch ROS lên tới cả nghìn tỷ đồng nhưng có khoảng thời gian sau đó dòng tiền mất hút, thanh khoản nhỏ giọt.

ROS được biết đến là nhà thầu xây dựng cho phần lớn dự án nghỉ dưỡng, bất động sản của tập đoàn FLC và doanh nghiệp này có những năm ghi nhận lợi nhuận rất cao. Dù vậy, doanh nghiệp này chưa năm nào trả cổ tức bằng tiền mặt.

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 23/7 tăng sốc, tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 23/7 tăng sốc, tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng

Tài chính

Trước sức nóng của vàng thế giới kéo theo giá vàng SJC trong nước sáng nay tăng đến 700.000 đồng/lượng. Giá vàng miếng ở mức 120,7 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đây là mức cao nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.

Chứng khoán Mỹ cháy rực trước mùa báo cáo 'Big Tech'

Chứng khoán Mỹ cháy rực trước mùa báo cáo 'Big Tech'

Tài chính

Phiên 22/7 phản ánh bức tranh phân hóa cao của Phố Wall: chỉ số chuẩn S&P 500 vẫn miệt mài lập đỉnh nhờ những điểm sáng lợi nhuận, song mặt trái là rủi ro “định giá cao kỳ vọng cao” ngày một lớn. Khi dòng vốn chờ đợi kết quả của khối Big Tech và tín hiệu chính sách mới từ Fed, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động mạnh theo từng báo cáo.

Cổ phiếu VJC cất cánh nữ tỷ phú USD duy nhất Việt Nam 'bỏ túi' gần 20.584 tỷ đồng

Cổ phiếu VJC cất cánh nữ tỷ phú USD duy nhất Việt Nam 'bỏ túi' gần 20.584 tỷ đồng

Tài chính

Theo bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang ở mức 2,8 tỷ USD và là người giàu thứ 1.377 trên thế giới, tăng thêm so với ngày trước đó là 165 triệu USD. Bà Thảo giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam, xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (với 11,9 tỷ USD tính đến 21/7).

VN-Index vượt mốc 1.500, cách đỉnh lịch sử bao nhiêu điểm?

VN-Index vượt mốc 1.500, cách đỉnh lịch sử bao nhiêu điểm?

Tài chính

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, VN-Index ở mức 1509,54 điểm, chính thức bước vào vùng đỉnh lịch sử của năm 2022 với mức cao nhất từng chạm tới là 1536,45 điểm ngày 10/1/2022.

NHNN: Lãi suất tiền gửi duy trì ổn định, cho vay tiếp tục giảm

NHNN: Lãi suất tiền gửi duy trì ổn định, cho vay tiếp tục giảm

Tài chính

Ngày 22/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì tương đối ổn định. Một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi nhằm phù hợp với tình hình thị trường.

 Bộ Tài chính đề xuất mức thuế 20% trên lãi bán chứng khoán hàng năm

Bộ Tài chính đề xuất mức thuế 20% trên lãi bán chứng khoán hàng năm

Tài chính

Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn được đề cập tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.

Chứng khoán Rồng Việt phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu '3 không' để cơ cấu nợ

Chứng khoán Rồng Việt phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu '3 không' để cơ cấu nợ

Tài chính

Chứng khoán Rồng Việt sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, nhằm cơ cấu nợ và thanh toán trái phiếu, nợ vay đến hạn.

Giá vàng miếng SJC ngày 22/7 chạm mốc 122 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC ngày 22/7 chạm mốc 122 triệu đồng/lượng

Tài chính

Mở cửa phiên giao dịch ngày 22/7, giá vàng miếng đồng loạt tăng 500.000 đồng chiều bán ra lên 122 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần nhờ kết quả báo cáo tài chính quý II/2025

Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần nhờ kết quả báo cáo tài chính quý II/2025

Tài chính

Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng trước thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp báo cáo tài chính và dự báo lợi nhuận của các công ty vẫn tăng trưởng mạnh, cộng thêm kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8.

OCB vừa huy động thêm 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu

OCB vừa huy động thêm 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu

Tài chính

Ngày 21/7, ngân hàng OCB huy động thành công lô trái phiếu thuộc mã OCB12512 với khối lượng 1.300 trái phiếu. Mệnh giá mỗi trái phiếu là một tỷ đồng

VN-Index rơi tự do trước mốc 1.500 điểm

VN-Index rơi tự do trước mốc 1.500 điểm

Tài chính

Sắc đỏ áp đảo ở đa số các nhóm ngành. Lực bán chốt lời đã nhanh chóng xuất hiện ở nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Đóng cửa phiên 21/7, VN-Index rơi tự do, thổi bay 12,23 điểm xuống 1.485 điểm.

Hé lộ mức lương Chủ tịch tập đoàn Nhà nước có thể nhận 320 triệu đồng/tháng

Hé lộ mức lương Chủ tịch tập đoàn Nhà nước có thể nhận 320 triệu đồng/tháng

Tài chính

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị định mới về lương, thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, dự kiến áp dụng từ ngày 1/8, với mức lương tối đa có thể lên tới 320 triệu đồng/tháng.

03 doanh nghiệp lĩnh án phạt vì 'bưng bít' báo cáo tài chính

03 doanh nghiệp lĩnh án phạt vì 'bưng bít' báo cáo tài chính

Tài chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ba doanh nghiệp niêm yết là CTCP Hùng Vương (HVG), CTCP Vận tải biển Sài Gòn (Saigonship, mã: SGS) và CTCP Vinam (CVN) do không công bố thông tin theo đúng quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Giá vàng ngày 21/7 lình xình lên xuống, người mua vàng vẫn lỗ đậm

Giá vàng ngày 21/7 lình xình lên xuống, người mua vàng vẫn lỗ đậm

Tài chính

Giá vàng ngày 21/7 mở cửa giao dịch được điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng tính theo mức chênh lệch bán ra – mua vào là 1,5 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng ghi nhận mức giảm 500.000 triệu đồng/lượng chiều bán ra, và nhà đầu tư lỗ đậm 2 triệu đồng/lượng sau một tuần.

Nhận định thị trường chứng khoán tuần (21-25/7): Những nhóm ngành nào đang dẫn dắt dòng tiền?

Nhận định thị trường chứng khoán tuần (21-25/7): Những nhóm ngành nào đang dẫn dắt dòng tiền?

Tài chính

Ở thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiến sát gần mốc điểm cao lịch sử (1.535 điểm) nên xác suất cao sẽ xuất hiện áp lực bán rất lớn. Ưu tiên tìm cơ hội vẫn là những nhóm ngành dẫn dắt dòng tiền và có chính sách hoặc câu chuyện hỗ trợ, ví dụ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, v.v...

Giá vàng trong nước đi ngang, thị trường vàng thế giới chao đảo

Giá vàng trong nước đi ngang, thị trường vàng thế giới chao đảo

Tài chính

Giá vàng trong nước hôm nay (17/7) đi ngang sau 2 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp. Giá vàng SJC neo mức mua vào 118,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 120,6 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới bất chấp thông tin Trump định sa thải Chủ tịch Fed

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới bất chấp thông tin Trump định sa thải Chủ tịch Fed

Tài chính

Nasdaq Composite lập đỉnh mới, dù thị trường có thời điểm chao đảo sau tin đồn Tổng thống Mỹ Donald Trump định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.

Hơn 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP HCM trong nửa năm

Hơn 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP HCM trong nửa năm

Tài chính

Lượng kiều hối chuyển về TP HCM qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế tăng mạnh trong quý II/2025 khi đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 16,9% so với quý trước.

Nhận định phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/7: 'Rủi ro ngắn hạn gia tăng, tránh mua đuổi'

Nhận định phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/7: 'Rủi ro ngắn hạn gia tăng, tránh mua đuổi'

Tài chính

Phiên giao dịch ngày 16/07/2025, VN-Index đóng cửa ở mức 1,475.47 điểm, tăng 14.82 điểm (1.01%). Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định trong phiên giao dịch ngày 17/7, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng dần khi mức định giá của thị trường đang tiệm cận mức trung bình 10 năm. Nhà đầu tư tránh việc mua đuổi.

Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% và 8,3-8,5%, năm 2026 đạt 10%

Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% và 8,3-8,5%, năm 2026 đạt 10%

Tài chính

Bộ trưởng Tài chính cho biết đã tham mưu xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025; trong đó Hà Nội và TP HCM cần đạt 8,5%, Quảng Ninh 12,5%.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Giá vàng trong nước

Đơn vị Mua Bán
SJC119,600,000
▼100K
121,100,000
▼600K
PNJ120,000,000
122,000,000
▲500K
DOJI119,600,000
▼100K
121,100,000
▼600K
Phú Quý118,800,000
▼400K
121,100,000
▼600K
Bảo Tín Minh Châu117,700,000
119,700,000
Mi Hồng117,000,000
▼300K
118,800,000
▲300K

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: