Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đứng vị trí thứ 79 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022. Hóa chất Đức Giang kinh doanh ra sao? Vì sao Cổ phiếu DGC sụt giảm?
Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đứng vị trí thứ 79 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022
Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC; tên Tiếng Anh: Duc Giang Chemicals Group JSC) đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất hóa chất, dược phẩm. Tập đoàn Hóa chất Đức Giang có trụ sở chính ở Số 18 ngõ 44 phố Đức Giang - Phường Thượng Thanh - Quận Long Biên - TP. Hà Nội.
Hóa chất Đức Giang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam được thành lập tử năm 1963, có trụ sở đặt tại số 18 ngõ 44 phố Đức Giang, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội.
Tháng 3 năm 2004, Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình và chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ Phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang theo quyết định số 10/2004/QĐ-BCN ngày 13/02/2004 của Bộ Công nghiệp.
DGC chủ yếu sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa, các hoạt động này chiếm gần 70% doanh thu thuần của Công ty mẹ trong các năm 2012, 2013. Bên cạnh đó, DGC còn sản xuất và kinh doanh thương mại nhiều sản phẩm hóa chất khác như các sản phẩm H3PO4, hóa dược, hóa chất tinh khiết, hóa chất kỹ thuật… Các sản phẩm của DGC được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tập đoàn GLOBAL (Anh Quốc) cấp, do vậy đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho phòng thí nghiệm các nhà máy, trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện, người tiêu dùng…
Đánh dấu bước phát triển vượt trội gần đây, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã tổ chức thành công buổi Khánh thành một tổ hợp hóa chất hiện đại ngang tầm khu vực, gồm 4 nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 2000 tỷ đồng được đặt tại khu công nghiệp Tằng Loỏng của tỉnh Lào Cai, trong đó có một nhà máy sản xuất axit phosphoric với công suất 160,000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất axit sunfuric với công suất 80,000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất dicalcium phosphate (DCP) làm thức ăn chăn nuôi với công suất 50,000 tấn năm, một nhà máy sản xuất phân bón Supe Lân Đơn và phân bón MAP với công suất 200,000 tấn/năm
Axit phosphoric là nguyên liệu chính đầu vào để sản xuất các hợp chất Phosphate. Dựa trên thế mạnh của mình cùng với việc đầu tư một cách bài bản vào trung tâm nghiên cứu và phát triển tại công ty và nhờ có nguồn nguyên liệu sẵn có, Đức Giang đã nghiên cứu và sản xuất thành công một số hợp chất phosphate như DCP, SSP, MAP, FDCP. Đức Giang tự tin sẽ là một doanh nghiệp hàng đầu sản xuất được nguyên phu liệu trong ngành thức ăn chăn nuôi cũng như ngành nông nghiệp cạnh tranh được về chất lượng cùng với giá cả so với hàng có sẵn trong nước và hàng nhập khẩu.
Lĩnh vực hoạt động Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là sản xuất buôn bán nguyên liệu các mặt hàng hóa chất.
Lĩnh vực hoạt động Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
- Sản xuất và buôn bán nguyên liệu và các mặt hàng hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm);
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng cao su, sơn, chất dẻo, phân bón, sắt, thép, kim loại màu;
- Sản xuất, buôn bán máy móc, thiết bị điện và các linh kiện của chúng, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí;
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chưa bi tum; các loại sáp khoáng chất;
- Cho thuê nhà xưởng.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Bán buôn phụ gia thực phẩm.
- Khai thác, thăm dò và chế biến khoáng sản.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là ai?
Ông Đào Hữu Huyền hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Doanh nhân Đào Hữu Huyền sinh ngày 07/06/1956, quê quán tại tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân hóa học của trường Đại học Tổng hợp. Vị lãnh đạo tiếp tục đi du học Áo để mở rộng kiến thức chuyên môn của mình. Sau khi du học nước Áo, ông Huyền về Việt Nam và thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Minh. Doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc về và bán ra thị trường trong nước. Tỷ phú Đào Hữu Huyền đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Đức Giang, Bảo Thắng là một trong 50 người giàu có và quyền lực nhất sàn chứng khoán năm 2015 với tổng giá trị cổ phiếu lên đến 700 tỷ đồng.
Với sự lãnh đạo của ông Huyền, tập đoàn Đức Giang phát triển từng bước, ngày một vững chãi. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh bột giặt, Đức Giang còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: Sản xuất các hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết,….Mỗi mặt hàng sản phẩm đều đem đến những lợi nhuận đáng kể. Để được như vậy, cũng nhờ sự lãnh đạo tài tình tận tâm của doanh nhân Đào Hữu Huyền.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang hiện nay là ông Đào Hữu Duy Anh là con trai của ông Đào Hữu Huyền. Ông Đào Hữu Duy Anh sinh năm 1988, tốt nghiệp thạc sỹ Hoá đại học Cambridge, Anh.
Ông Đào Hữu Huyền hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
Trong 1 bài phỏng vấn với Người đồng hành vào năm 2018, vị Chủ tịch trẻ tuổi này đã tiết lộ nhiều câu chuyện về bản thân và công việc tại hoá chất Đức Giang.
Giành được một phần học bổng của Đại học Cambridge và có những năm tháng du học ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Anh, song cứ đến kỳ nghỉ hè, Duy Anh lại trở về Việt Nam và gần như dành toàn bộ khoảng thời gian này để làm quen với công việc kinh doanh từ nhỏ nhất của gia đình.
Vì sao cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang giảm?
Cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang giảm 60,2% so với mức đỉnh, nhưng thay vì mua vào để hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư, Chủ tịch HĐQT Hóa chất Đức Giang lại muốn bán ra, giảm tỷ lệ sở hữu.
Trong hơn 2 năm vừa qua, cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang trở thành “hiện tượng” khi liên tục tăng nóng, sau đó rớt mạnh, khiến không ít nhà đầu tư “kẹp hàng” vùng đỉnh và chưa biết ngày “về bờ”.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang hiện nay là ông Đào Hữu Duy Anh (ảnh bên trái) là con trai của ông Đào Hữu Huyền (ảnh bên phải).
Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, một nhà đầu tư cá nhân than thở về việc mua cổ phiếu DGC ở vùng giá 140.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó, cổ phiếu liên tục giảm, thời điểm ngày 30/3 chỉ còn 51.300 đồng/cổ phiếu.
Đây chỉ là một trong số nhiều nhà đầu tư đã trót “đu đỉnh” cổ phiếu DGC. Dữ liệu từ ngày 16/6/2022 đến ngày 30/3/2023 cho thấy, cổ phiếu DGC liên tục giảm, mức giảm lên tới 60,2%.
Trước đó, từ 31/12/2019 đến 16/6/2022, cổ phiếu DGC tăng 15,66 lần, từ 7.730 đồng/cổ phiếu lên 128.770 đồng/cổ phiếu.
Một trong những lý do chính hỗ trợ đà tăng nóng của cổ phiếu DGC giai đoạn trước tháng 6/2022 là đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy giá sản phẩm phốt pho vàng (nguyên liệu đầu vào cho chất bán dẫn) - chiếm 50% doanh thu của Hóa chất Đức Giang và giá phân bón liên tục tăng cao, giúp lợi nhuận của Công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2022.
Trong đại dịch, tiền rẻ ngập tràn thị trường, thúc đẩy tài sản tài chính tăng chóng mặt. Nhưng sau đó, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đồng loạt tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, dẫn tới tài sản tài chính như cổ phiếu liên tục bị bán tháo trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cổ phiếu DGC cũng bị bán mạnh và liên tục giảm sâu từ cuối tháng 6/2022 tới nay.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
Quý 1/2025, GELEX Electric ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 215% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp chủ lực của CADIVI và chiến lược phát triển bền vững.
CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: mã chứng khoán SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM :HoSE) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới ngày 15/5.
Theo hợp đồng công bố ngày 21/03, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HoSE: MBB) là tổ chức tín dụng đầu mối thu xếp vốn cho giai đoạn 1 và 2 của dự án điện phân nhôm Đắk Nông, với tổng vốn thu xếp 12.500 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Vingroup từng bị nhà đầu tư không mấy mặn mà, nhưng sau loạt thông tin tích cực từ các dự án, kế hoạch kinh doanh liên quan đến tập đoàn xuất hiện dồn dập đã kéo sự chú ý trở lại. Ngày 24/3, vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm.
VNDirect quyết định thoái toàn bộ vốn đang sở hữu tại Goldsun Food - chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa liên tiếng về vụ việc hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 1,5 tỷ đồng/người vì hành vi thao túng giá cổ phiếu PDR...
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, với mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng.
Ngày 23/03/2025, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) công bố ngày 02/04/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023-2024. Cổ đông sở hữu cổ phiếu HSG sẽ nhận được 500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 5%.
Mới đây, HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) thông qua quyết định vay vốn tại Agribank và BIDV, tổng hạn mức vay tối đa 13.000 tỷ đồng, chủ yếu nhằm bổ sung vốn lưu động, đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?