Hóa chất Đức Giang kinh doanh ra sao? Vì sao Cổ phiếu DGC sụt giảm?
Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đứng vị trí thứ 79 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022

Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC; tên Tiếng Anh: Duc Giang Chemicals Group JSC) đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất hóa chất, dược phẩm. Tập đoàn Hóa chất Đức Giang có trụ sở chính ở Số 18 ngõ 44 phố Đức Giang - Phường Thượng Thanh - Quận Long Biên - TP. Hà Nội.

Hóa chất Đức Giang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam được thành lập tử năm 1963, có trụ sở đặt tại số 18 ngõ 44 phố Đức Giang, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội.

Tháng 3 năm 2004, Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình và chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ Phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang theo quyết định số 10/2004/QĐ-BCN ngày 13/02/2004 của Bộ Công nghiệp.

DGC chủ yếu sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa, các hoạt động này chiếm gần 70% doanh thu thuần của Công ty mẹ trong các năm 2012, 2013. Bên cạnh đó, DGC còn sản xuất và kinh doanh thương mại nhiều sản phẩm hóa chất khác như các sản phẩm H3PO4, hóa dược, hóa chất tinh khiết, hóa chất kỹ thuật… Các sản phẩm của DGC được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tập đoàn GLOBAL (Anh Quốc) cấp, do vậy đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho phòng thí nghiệm các nhà máy, trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện, người tiêu dùng…

Đánh dấu bước phát triển vượt trội gần đây, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã tổ chức thành công buổi Khánh thành một tổ hợp hóa chất hiện đại ngang tầm khu vực, gồm 4 nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 2000 tỷ đồng được đặt tại khu công nghiệp Tằng Loỏng của tỉnh Lào Cai, trong đó có một nhà máy sản xuất axit phosphoric với công suất 160,000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất axit sunfuric với công suất 80,000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất dicalcium phosphate (DCP) làm thức ăn chăn nuôi với công suất 50,000 tấn năm, một nhà máy sản xuất phân bón Supe Lân Đơn và phân bón MAP với công suất 200,000 tấn/năm

Axit phosphoric là nguyên liệu chính đầu vào để sản xuất các hợp chất Phosphate. Dựa trên thế mạnh của mình cùng với việc đầu tư một cách bài bản vào trung tâm nghiên cứu và phát triển tại công ty và nhờ có nguồn nguyên liệu sẵn có, Đức Giang đã nghiên cứu và sản xuất thành công một số hợp chất phosphate như DCP, SSP, MAP, FDCP. Đức Giang tự tin sẽ là một doanh nghiệp hàng đầu sản xuất được nguyên phu liệu trong ngành thức ăn chăn nuôi cũng như ngành nông nghiệp cạnh tranh được về chất lượng cùng với giá cả so với hàng có sẵn trong nước và hàng nhập khẩu.

Hóa chất Đức Giang kinh doanh ra sao? Vì sao Cổ phiếu DGC sụt giảm?
Lĩnh vực hoạt động Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là sản xuất buôn bán nguyên liệu các mặt hàng hóa chất.

Lĩnh vực hoạt động Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

- Sản xuất và buôn bán nguyên liệu và các mặt hàng hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm);

- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng cao su, sơn, chất dẻo, phân bón, sắt, thép, kim loại màu;

- Sản xuất, buôn bán máy móc, thiết bị điện và các linh kiện của chúng, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí;

- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chưa bi tum; các loại sáp khoáng chất;

- Cho thuê nhà xưởng.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Bán buôn phụ gia thực phẩm.

- Khai thác, thăm dò và chế biến khoáng sản.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là ai?

Ông Đào Hữu Huyền hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Doanh nhân Đào Hữu Huyền sinh ngày 07/06/1956, quê quán tại tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân hóa học của trường Đại học Tổng hợp. Vị lãnh đạo tiếp tục đi du học Áo để mở rộng kiến thức chuyên môn của mình. Sau khi du học nước Áo, ông Huyền về Việt Nam và thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Minh. Doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc về và bán ra thị trường trong nước. Tỷ phú Đào Hữu Huyền đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Đức Giang, Bảo Thắng là một trong 50 người giàu có và quyền lực nhất sàn chứng khoán năm 2015 với tổng giá trị cổ phiếu lên đến 700 tỷ đồng.

Với sự lãnh đạo của ông Huyền, tập đoàn Đức Giang phát triển từng bước, ngày một vững chãi. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh bột giặt, Đức Giang còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: Sản xuất các hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết,….Mỗi mặt hàng sản phẩm đều đem đến những lợi nhuận đáng kể. Để được như vậy, cũng nhờ sự lãnh đạo tài tình tận tâm của doanh nhân Đào Hữu Huyền.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang hiện nay là ông Đào Hữu Duy Anh là con trai của ông Đào Hữu Huyền. Ông Đào Hữu Duy Anh sinh năm 1988, tốt nghiệp thạc sỹ Hoá đại học Cambridge, Anh.

Hóa chất Đức Giang kinh doanh ra sao? Vì sao Cổ phiếu DGC sụt giảm?
Ông Đào Hữu Huyền hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Trong 1 bài phỏng vấn với Người đồng hành vào năm 2018, vị Chủ tịch trẻ tuổi này đã tiết lộ nhiều câu chuyện về bản thân và công việc tại hoá chất Đức Giang.

Giành được một phần học bổng của Đại học Cambridge và có những năm tháng du học ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Anh, song cứ đến kỳ nghỉ hè, Duy Anh lại trở về Việt Nam và gần như dành toàn bộ khoảng thời gian này để làm quen với công việc kinh doanh từ nhỏ nhất của gia đình.

Vì sao cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang giảm?

Cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang giảm 60,2% so với mức đỉnh, nhưng thay vì mua vào để hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư, Chủ tịch HĐQT Hóa chất Đức Giang lại muốn bán ra, giảm tỷ lệ sở hữu.

Trong hơn 2 năm vừa qua, cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang trở thành “hiện tượng” khi liên tục tăng nóng, sau đó rớt mạnh, khiến không ít nhà đầu tư “kẹp hàng” vùng đỉnh và chưa biết ngày “về bờ”.

Hóa chất Đức Giang kinh doanh ra sao? Vì sao Cổ phiếu DGC sụt giảm?
Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang hiện nay là ông Đào Hữu Duy Anh (ảnh bên trái) là con trai của ông Đào Hữu Huyền (ảnh bên phải).

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, một nhà đầu tư cá nhân than thở về việc mua cổ phiếu DGC ở vùng giá 140.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó, cổ phiếu liên tục giảm, thời điểm ngày 30/3 chỉ còn 51.300 đồng/cổ phiếu.

Đây chỉ là một trong số nhiều nhà đầu tư đã trót “đu đỉnh” cổ phiếu DGC. Dữ liệu từ ngày 16/6/2022 đến ngày 30/3/2023 cho thấy, cổ phiếu DGC liên tục giảm, mức giảm lên tới 60,2%.

Trước đó, từ 31/12/2019 đến 16/6/2022, cổ phiếu DGC tăng 15,66 lần, từ 7.730 đồng/cổ phiếu lên 128.770 đồng/cổ phiếu.

Một trong những lý do chính hỗ trợ đà tăng nóng của cổ phiếu DGC giai đoạn trước tháng 6/2022 là đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy giá sản phẩm phốt pho vàng (nguyên liệu đầu vào cho chất bán dẫn) - chiếm 50% doanh thu của Hóa chất Đức Giang và giá phân bón liên tục tăng cao, giúp lợi nhuận của Công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2022.

Trong đại dịch, tiền rẻ ngập tràn thị trường, thúc đẩy tài sản tài chính tăng chóng mặt. Nhưng sau đó, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đồng loạt tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, dẫn tới tài sản tài chính như cổ phiếu liên tục bị bán tháo trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cổ phiếu DGC cũng bị bán mạnh và liên tục giảm sâu từ cuối tháng 6/2022 tới nay.