Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
LVMH - tập đoàn sở hữu hàng loạt thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Dior, Tiffany & Co. và chuỗi mỹ phẩm Sephora - ghi nhận doanh thu quý I sụt giảm 3%, trái ngược với dự báo tăng trưởng 2% trước đó từ các chuyên gia phân tích.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sức mua suy yếu tại Mỹ đối với các mặt hàng mỹ phẩm và rượu cognac, trong khi thị trường Trung Quốc tiếp tục ảm đạm.
LVMH luôn được xem là một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất châu Âu với tổng vốn hóa khoảng 280 tỷ Euro, tương đương 317 tỷ USD. Thế nhưng doanh nghiệp đình đám sở hữu những thương hiệu nổi tiếng như Dior, Louis Vuitton này lại bị vượt mặt bởi Hermès chỉ vì thuế quan.
Cổ phiếu LVMH theo đó lao dốc 7,2% trong phiên giao dịch ngày 15/4, kéo giá trị vốn hóa thị trường xuống còn 246 tỷ euro (gần 278 tỷ USD), thấp hơn mức 247 tỷ euro của Hermès - thương hiệu nổi tiếng với các mẫu túi Birkin và Kelly có giá từ hàng chục nghìn USD, theo Reuters.
Chuyên gia cấp cao Jelena Sokolova từ Morningstar nhận định diễn biến thị trường lần này không chỉ là biến động ngắn hạn, mà phản ánh sự phân hóa rõ rệt trong hiệu suất kinh doanh và tâm lý nhà đầu tư đối với hai "ông lớn".
Theo bà, LVMH đang chịu áp lực nặng nề do phụ thuộc vào nhóm khách hàng trung lưu - phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh suy giảm chi tiêu xa xỉ. Trong khi đó, Hermès với chiến lược sản xuất giới hạn và tập trung phục vụ nhóm siêu giàu đã cho thấy khả năng chống chịu tốt hơn.
Hermès vốn duy trì tăng trưởng sản lượng chặt chẽ ở mức 6-7% mỗi năm và kiểm soát nghiêm ngặt chuỗi cung ứng, giúp giữ vững giá trị thương hiệu và sự khan hiếm sản phẩm - yếu tố then chốt trong chiến lược định vị cao cấp.
Theo FT, thực tế ngành công nghiệp xa xỉ đã gặp khó khăn hậu đại dịch Covid-19 do người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và mới đây nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Kết quả kinh doanh quý đầu tiên của LVMH mới được công bố cho thấy doanh số bán hàng trong bộ phận thời trang và đồ da chính của công ty đã giảm 5%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng trưởng 1% của các nhà phân tích.
Ngược lại, lượng khách hàng siêu giàu của Hermès lại vẫn tiếp tục rút ví cho sản phẩm này.
Chuyên gia phân tích Carole Madjo tại Barclays cho biết Hermés được hưởng quyền định giá cao do sức hấp dẫn thương hiệu vô song của mình, khiến thương hiệu này không cần phải tăng giá nhiều như các đối thủ để bù đắp tác động của thuế quan đối với biên lợi nhuận của mình.
Các chuyên gia cho rằng tính độc quyền được cân chỉnh cẩn thận và sản xuất được kiểm soát chặt chẽ đã giúp công ty vượt qua giai đoạn suy thoái gần đây tốt hơn so với các đối thủ.
Đó là chưa kể giới nhà giàu là bộ phận chịu tổn thương ít nhất từ đại dịch và chiến tranh thương mại.
Tờ FT cho hay Hermès đã liên tục thu hẹp khoảng cách về giá trị thị trường với LVMH. Khách hàng của công ty liên tục phải ngồi trong danh sách chờ suốt nhiều tháng, đôi khi là nhiều năm, để có được một trong những chiếc túi Kelly được thèm muốn với giá hơn 8.000 Euro. Túi Hermès thường có giá thậm chí còn cao hơn trên thị trường bán lại.
Chính sự độc quyền này khiến chỉ số P/E của Hermès đạt 50 lần, cao hơn nhiều so với bất kỳ tên tuổi nào khác trong ngành xa xỉ.
Flavio Cereda, Giám đốc chiến lược đầu tư vào ngành hàng xa xỉ tại GAM, bình luận rằng việc Hermès vượt LVMH về vốn hóa là tín hiệu đặc trưng của giai đoạn "hậu của hậu Covid-19", khi thị trường dần điều chỉnh sau thời kỳ bùng nổ tiêu dùng xa xỉ năm 2021-2022.
"Đây sẽ là giai đoạn nhiều đau đớn ngắn hạn với LVMH", ông nói. "Louis Vuitton - thương hiệu chủ lực - lại tập trung vào dòng sản phẩm tầm trung, vốn là phân khúc chịu áp lực lớn nhất hiện nay".
Theo chuyên gia Piral Dadhania từ ngân hàng RBC, kết quả kinh doanh quý I yếu kém của LVMH phản ánh một môi trường giao thương ngày càng khó khăn với toàn ngành xa xỉ. Ông đã hạ dự báo tăng trưởng doanh số hữu cơ của LVMH trong năm tài chính 2024 từ 3% xuống mức "đi ngang".
Tâm lý nhà đầu tư cũng đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại sau các tuyên bố tăng thuế mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu - yếu tố có thể giáng đòn mạnh lên nhu cầu hàng xa xỉ.
Cổ phiếu ngành hàng xa xỉ đã giảm mạnh kể từ cuối tháng 3. Cụ thể, LVMH, Kering (công ty mẹ của Gucci) và Burberry đều mất 14% giá trị, Richemont (chủ sở hữu Cartier) giảm 13%, Hermès cũng đi lùi 5%.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia tại Bernstein mới đây đã điều chỉnh dự báo doanh thu toàn ngành hàng xa xỉ năm 2024 từ tăng 5% xuống giảm 2%. Nếu kịch bản này xảy ra, đây sẽ là giai đoạn suy thoái dài nhất trong hơn hai thập kỷ qua của lĩnh vực này.
Gã khổng lồ xa xỉ hiện có 10 thương hiệu đồng hồ – bao gồm TAG Heuer, Hublot và Zenith, cùng với các thương hiệu thời trang và trang sức như Louis Vuitton, Bulgari và Dior. Hiện tại, LVMH đang nỗ lực giành thị phần trong lĩnh vực kinh doanh đồng hồ xa xỉ toàn cầu, với loạt mẫu mới có giá 30 tỷ USD.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
Đối với nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, làn sóng thuế quan mới của chính quyền Trump đã làm lung lay toàn bộ chiến lược, đồng thời đẩy họ vào trạng thái tê liệt và lo lắng.
HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán SGR) đã thông qua miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Huỳnh Thanh Hải (cựu CEO CTCP Cơ Điện Lạnh - REE).
CTCP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) báo cáo chỉ bán được hơn 2,5 triệu cp NVL trong số 5 triệu cp đăng ký, giao dịch được thực hiện ngày 4/4.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng năm 2025, Nam Long (NLG) quyết bàn giao loạt dự án trọng điểm.
Thanh tra UBCKNC ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn do không thực hiện công bố thông tin.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2025, chủ yếu dựa vào kỳ vọng phục hồi từ mảng bất động sản và duy trì sự ổn định của mảng năng lượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?