Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong quý I, ngành du lịch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, xây dựng phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch. Các hoạt động đã góp phần duy trì và thúc đẩy tăng trưởng cho du lịch Thủ đô.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó: khách du lịch quốc tế ước đạt 709 nghìn lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024; khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu lượt khách, tăng nhẹ 6,2% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 10.960 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025, Thủ đô Hà Nội ước đón 7,30 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó: khách du lịch quốc tế ước đạt 1,85 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2024; khách du lịch nội địa ước đạt 5,45 triệu lượt khách, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 29.930 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong tháng 3/2025, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn tháng 3/2025 ước đạt 62,25%, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2024. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú quý I, ước đạt 61,6%, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đăng Hương Giang cho biết, cùng với công tác quản lý nhà nước như triển khai Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành Du lịch Thủ đô năm 2025; dự kiến trong quý II, Sở Du lịch sẽ tổ chức khai trương, ra mắt các sản phẩm du lịch mới: Sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với các giá trị di sản - di tích tại điểm du lịch Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng; tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội tại các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên; mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức; mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn tại xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ.
Theo số liệu báo cáo (tính đến ngày 18/03/2025) trên địa bàn Hà Nội có 2.045 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 524 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 32 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, 07 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài; 6.528 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; 2.412 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 158 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang hoạt động.
Sở Du lịch cũng sẽ tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thẩm định công nhận khu, điểm du lịch trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước (VTV, HanoiTV...) và kênh CNN quốc tế, các kênh truyền thông quốc tế khác, trang website, các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook…) và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp để tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt "Hà Nội - Đến để yêu" và "Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn".
Tổ chức các chuỗi sự kiện, chương trình hấp dẫn, đặc sắc, quảng bá du lịch Thủ đô theo hướng chuyên nghiệp như: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025.
Trong Quý II, Sở Du lịch cũng sẽ chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch tại các thị trường trong nước và quốc tế từ đầu năm, theo hướng chuyên nghiệp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội có chất lượng cao.
Tiếp tục biên tập, dịch các bài thuyết minh đã được chuẩn hóa từ tiếng Việt sang ngôn ngữ nước ngoài bao gồm 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Chủ động phối hợp, liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời ba đội ngũ: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch thực sự chuyên nghiệp về nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch trong đào tạo, giảng dạy, tiến đến áp dụng các tiêu chuẩn nghề theo chuẩn quốc tế.
Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư làm du lịch kỹ năng nghề và kỹ năng mềm, ứng xử văn minh du lịch, nâng cao ý thức trách nhiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững; Tổ chức các lớp nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp-nông thôn, cộng đồng, văn hóa…cho cộng đồng dân cư làm du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng địa chỉ số trong hoạt động du lịch; tiếp tục số hóa hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, thị trường du lịch Hà Nội; Xây dựng hệ thống phần mềm tiện ích, thông minh hỗ trợ công tác quản lý, phục vụ khách du lịch tra cứu thông tin, quảng bá du lịch Hà Nội; duy trì, vận hành và cập nhật dữ liệu phần mềm cơ sở dữ liệu du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; Số hóa, kết nối, tích hợp dữ liệu về du lịch vào hệ thống thông tin, dữ liệu quản lý chung theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đặc biệt, ngành du lịch sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ khách du lịch góp phần xây dựng môi trường du lịch Thủ đô an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh.
Triển khai kiểm tra, thanh tra các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố; quản lý chất lượng các dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa đảm bảo an toàn môi trường hoạt động du lịch các sự kiện lớn năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Việt Nam là quốc gia được nhiều du khách ghé thăm nhất ở Đông Nam Á trong năm 2024, vượt mặt Singapore. Đứng đầu là Thái Lan và Malaysia, với lần lượt 35 triệu và 25 triệu du khách.
Chiều 14/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của TP HCM chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty CP Hana HP Group, địa chỉ tầng 5 Tòa tháp ngôi sao Star Tower, đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.
Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 383/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/4 cho biết sẽ công bố mức thuế quan áp dụng đối với chip bán dẫn nhập khẩu trong tuần, đồng thời cho biết sẽ có một số linh hoạt đối với các công ty trong ngành, theo Reuters.
Cảnh sát xác định, từ năm 2021 đến nay, đường dây này đã sản xuất tới 573 nhãn hiệu sữa bột hướng đến nhiều đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai. Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã liên doanh, liên kết với nhiều người khác, lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái sản xuất, phân phối sữa giả.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, vừa kiểm tra đột xuất 2 cơ sở mang tên 'Thẩm mỹ viện Athena' và 'Bvien Mỹ' hành nghề khám, chữa bệnh thẩm mỹ trái phép.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW)
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố.
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những công cụ then chốt giúp lan tỏa thông tin quý giá, thu hút cộng đồng tham gia vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế, chính sách, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Ngày 9/4, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?