Sáng 9/12, tại kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 tiến hành phiên chất vấn trên hội trường.

Trả lời câu hỏi liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế - Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn qua tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp.

tỷ lệ tiêm chủng vắc xin 2 mũi hiện nay tại Hà Nội là trên 95%, nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin 2 mũi hiện nay tại Hà Nội là trên 95%, nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở.

Từ 11/10, số ca mắc tăng cao và với tình hình này có thể lên tới 1.000 ca/ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng hơn Delta.

Tuy nhiên, theo bà Hà, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin 2 mũi hiện nay tại Hà Nội là trên 95%, nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở.

Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết biến chủng mới Omicron có khả năng lây lan cao hơn Delta. Nhưng theo WHO, vắc xin có thể bảo vệ được người dân đã tiêm chủng trước biến chủng này.

“Dù chưa ghi nhận trong cộng đồng, nhưng Hà Nội luôn chủ động, tăng cường cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế; chỉ đạo CDC giải trình gen những trường hợp nghi ngờ; kiến nghị dừng chuyến bay từ các quốc gia có biến chủng này”, bà Hà nói.

Được biết, Hà Nội đã triển khai cách ly F1, điều trị F0 nhẹ tại nhà ở tất cả 30 quận, huyện thị xã. Qua rà soát trên 2,1 triệu hộ dân, hơn 800.000 hộ đủ điều kiện thực hiện việc này, và hiện 15.359 F1, hàng trăm F0 nhẹ đã điều trị tại nhà. Hà Nội đã phân các tầng điều trị F0. Với tầng 1 là tuyến y tế cơ sở và tại nhà, tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách, tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.

Bên cạnh đó, ngành y tế Hà Nội tiếp tục thực hiện tiêm phòng vắc xin cho những người chưa đủ 2 mũi, có kế hoạch tiêm mũi 3 theo sự phân bổ vắc xin của Bộ Y tế; ứng dụng công nghệ trong công tác xét nghiệm, quản lý F0, F1, không chủ quan lơ là, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ. Đồng thời, luôn cập nhật, theo dõi, cập nhật thông tin F0 trên phần mềm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp.