Đây là thông tin dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) vừa đưa ra. Cũng theo dự báo, giá thịt gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào.
Giá thịt lợn có thể tăng trong dịp cuối năm do lượng cầu có tính chu kỳ - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10/2022 không có diễn biến bất thường.
Giá có xu hướng tăng từ quý II khi thị trường thế giới có nhiều biến động, chi phí vận chuyển và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nguồn cung giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại ở một số địa phương.
Sang tháng 8 và tháng 9, giá có xu hướng giảm trở lại do nguồn cung tăng nhưng lại có xu hướng tăng ở một số khu vực trong nửa đầu tháng 10. Cụ thể, giá thịt lợn mặc dù vẫn ở mức cao so với trước khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nhưng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, giá lợn hơi dao động trong khoảng 56.000 - 63.000 đồng/kg trong tháng 9 nhưng nửa đầu tháng 10 biến động theo xu hướng tăng ở nhiều nơi.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định những tháng cuối năm có nhiều yếu tố tác động đến mặt bằng giá như xung đột tại Ukraine, chính sách Zero COVID của Trung Quốc, lạm phát tăng cao ở Mỹ, châu Âu và nhiều nước trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực...
Giá xăng dầu tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp do những biến động của các yếu tố chính trị và kinh tế.
"Đồng USD tiếp tục tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Các yếu tố này dẫn đến chi phí logistic tăng, tác động đến giá cả hàng hóa thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu và gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.
Việc tăng cường sản xuất sẽ giúp ngành nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Về an ninh lương thực tại Việt Nam vẫn được đảm bảo. Cụ thể về mặt hàng lúa gạo, trong 9 tháng năm 2022, giá lúa gạo tại miền Bắc có xu hướng tăng, giá lúa gạo tại miền Nam có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL biến động tăng, giảm trái chiều trong tháng 9 nhưng giữ ổn định trong nửa đầu tháng 10, nhu cầu tiêu thụ giảm, nguồn cung cuối vụ khan hiếm. Trong khi đó, thị trường gạo các tỉnh miền Nam tiếp tục bình ổn.
Cùng với đó, giá thịt gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. Giá thu mua gia cầm tại trại biến động tăng giảm trái chiều tại các vùng miền trong tháng 9/2022.
Để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước, góp phần ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kiến nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT xem xét chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể trong điều hành giá một số mặt hàng nông sản thiết yếu.
Cụ thể, Cục Trồng trọt đánh giá cụ thể tình hình sản xuất, cân đối cung cầu các mặt hàng lúa gạo, rau quả phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng miền, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường.
Theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo sản xuất kịp thời, hiệu quả; tăng cường tuyên truyền, định hướng sản xuất các dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao phục vụ các phân khúc thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo dõi tình hình sản xuất và thu hoạch cây ăn quả trên cả nước; đề xuất chỉ đạo rải vụ với các đối tượng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu đảm bảo phù hợp với thị trường tiêu thụ; tuyên truyền, hướng dẫn địa phương tăng cường phối hợp, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và cách thức tổ chức tiêu thụ các 5 nhóm sản phẩm đã kết thúc vụ thu hoạch thành công (vải Bắc Giang, Hải Dương, xoài Sơn La, nhãn Hưng Yên, Sơn La...).
Cục Chăn nuôi đánh giá cụ thể tình hình chăn nuôi, tình hình nhập khẩu và cân đối cung cầu các mặt hàng thịt lợn, gia cầm và gia súc ăn cỏ phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng miền, địa phương để ổn định giá cả thị trường.
Hướng dẫn địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn, tiếp tục tập trung thúc đẩy sản xuất tái đàn, chế biến, điều hòa và đảm bảo nguồn cung để bình ổn giá thịt lợn; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; khẩn trương tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống, bảo đảm tổng đàn lợn cả nước đáp ứng đủ nhu cầu trong nước từ nay đến cuối năm, nhất là cho Tết Nguyên đán Quý Mão.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với thức ăn chăn nuôi.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới và các biện pháp ứng phó của các nước; đặc biệt tại các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam; cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế để kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
Phối hợp với Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành hàng và các đơn vị thuộc Bộ tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ nông lâm thủy sản của các địa phương, đặc biệt trong dịp gần Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư mới của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực, quy định mức giảm giá tối đa trong các chương trình khuyến mại là 50% so với giá bán trước thời điểm áp dụng.
Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng chứng kiến lực mua mạnh mẽ trên cả 5 mặt hàng trong nhóm trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Israel và Iran bao trùm thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả chính thức về mức thuế chống bán phá giá (CBPG) trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, từ ngày 01/8/2022 tới ngày 31/7/2023.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý.
Căn cứ sổ bộ theo dõi của cơ quan thuế, số hộ kinh doanh ngừng nghỉ trong 2 tháng 5 và 6 là 2.961 hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử chỉ là 263 hộ (chiếm tỷ lệ 8,8%/số hộ ngừng nghỉ).
Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra do dự hơn khi cân nhắc chuyển từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện. Xu hướng này diễn ra rõ nét hơn tại châu Âu so với Mỹ, theo kết quả khảo sát được Shell công bố mới nhất
Tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá của nhiều mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh tại Mỹ đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, theo một báo cáo mới của Quốc hội Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường năng lượng khi giới đầu tư đánh giá lại tác động của những diễn biến chính trị phức tạp về địa chính trị tại khu vực Trung Đông.
Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đưuojc điều chỉnh đồng loạt tăng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?