Từ đầu tháng 7, thuế giá trị gia tăng (VAT) giảm từ 10% xuống còn 8% với nhiều mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm khô, nước giải khát, bánh kẹo, hàng gia dụng... đồng bộ từ khâu nhập khẩu, sản xuất cho đến gia công, tiêu dùng. Đây là tin vui và cơ hội tích cực cho tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm. Thuế giá trị gia tăng giảm, người dân được mua hàng hoá giá rẻ hơn. Về phía doanh nghiệp, khi hàng hoá giảm sức mua của người dân tăng sẽ có doanh thu. Doanh nghiệp phát triển thì kinh tế phát triển, doanh thu tăng, tiền thuế sẽ tăng thu thêm vòng sau vì vậy gián tiếp được lợi là Chính phủ.

Người dân, người tiêu dùng

Đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này bởi việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Không chỉ tiết giảm được một phần chi phí sản xuất, giảm thuế GTGT đợt này còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, từ đó kích cầu mua sắm, góp phần tăng doanh thu bán hàng.

Các doanh nghiệp

Nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT thuế suất 10%. Nếu được Quốc hội thông qua, việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Điểm tên những đối tượng hưởng lợi khi thuế giá trị gia tăng giảm 2%
Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, giảm thuế GTGT là đòn bẩy cho doanh nghiệp phục hồi. Cụ thể, giảm thuế GTGT sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, vượt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thêm khoản tài chính để tiếp tục mở rộng đầu tư và mua thêm máy móc mới, và đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định...

Việc thuế GTGT giảm 2% chính thức áp dụng, doanh nghiệp rất phấn khởi. Ví dụ với một doanh nghiệp có quy mô lớn lên đến 5.000 lao động, 2% thuế được giảm này tương đương với hàng trăm triệu đồng.

Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là đối tượng cuối cùng được hưởng lợi. Nghe thì có vẻ vô lý bởi theo Bộ Tài chính tính toán, dự án giảm thuế GTGT 2% lần này sẽ làm giảm số thu của Ngân sách Nhà nước khoảng 35 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ tăng trưởng kinh tế thì việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp làm ra và bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn thì doanh thu tăng, dẫn đến số tiền đóng thuế cũng sẽ tăng theo.

Cụ thể, doanh nghiệp phát triển thì kinh tế phát triển, doanh thu tăng, tiền thuế sẽ tăng thu thêm vòng sau. Một mũi tên trúng nhiều đích. Chính sách này giảm khó khăn cho doanh nghiệp nhưng lại mang lợi ích gián tiếp cho Chính phủ.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, doanh nghiệp là trung tâm của sự phát triển, nếu doanh nghiệp phát triển thì sẽ thanh toán được nợ ngân hàng,thanh toán được nợ trái phiếu, tạo được công ăn việc làm,thanh toán được bảo hiểm,nộp thuế đầy đủ. Như vậy, chính sách tài khóa sẽ ngày một vững mạnh. Vì vậy, các hành động chúng tôi đều hướng về doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.