Trong Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, mục tiêu tới năm 2025, ngành Hải quan sẽ cơ bản hoàn thành hải quan số, 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan xử lý trên môi trường mạng, 80% hoạt động kiểm tra Hải quan thực hiện trên môi trường số.
Bộ Tài chính vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 trước khi trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.
Theo đó, kế hoạch đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành Hải quan số. Bên cạnh đó, sẽ hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan, hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng; 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.
Tới năm 2030, có 100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang điện tử, tiến tới số hóa. Tất cả cảng, cửa khẩu hải quan quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống giám sát hàng hoá tự động. Tất cả hàng hóa rủi ro chở bằng container được giám sát hải quan bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại. Phấn đấu mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên.
Đến năm 2025: 80% hoạt động kiểm tra Hải quan sẽ thực hiện trên môi trường số
Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan thông minh.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đặt ra yêu cầu ngành hải quan nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan và thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan, giải phóng hàng.
Tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan; triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh; cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu. Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đổi mới tổ chức bộ máy hải quan với cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới; phát triển quan hệ hợp tác, đối tác giữa Hải quan với các bên liên quan tạo nền tảng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan.
Điểm nổi bật trong Dự thảo chiến lược là đặt ra mục tiêu xây dựng tổ chức bộ máy hải quan 3 cấp, gồm cấp tổng cục, vùng và chi cục nhằm tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ hải quan tập trung thông minh.
Tổ chức hoạt động mỗi hải quan vùng chỉ 1 địa chỉ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan. Việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, giám sát sản xuất và gia công hàng hóa của doanh nghiệp do chi cục hải quan cửa khẩu, hoặc chi cục hải quan địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện…
Cùng đó, kiện toàn bộ máy làm kiểm định hải quan để triển khai mô hình kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng cơ quan hải quan là đấu mối thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu.
Ngày 19/6, Bộ Công an cho biết sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 do Công ty Z Holding sản xuất không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng sản phẩm.
Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo vấn đề dân sinh.
Các hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi cuộc đua mở rộng quy mô đội bay đầy khốc liệt. Dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn khác khu vực khác.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Lĩnh vực khách sạn đang chứng kiến một xu hướng khách du lịch hoàn toàn mới đang dần hình thành – những người có thể chẳng bao giờ ghé thăm trang web, không nhấp vào quảng cáo, thậm chí cũng không cần nói chuyện với nhân viên lễ tân.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đợt thiên tai từ ngày 10–14/6 do ảnh hưởng của bão số 1 (WUTIP) có tính chất đặc biệt, bất thường và cực đoan, hiếm gặp trong lịch sử khí tượng thủy văn khu vực miền Trung.
Trải qua 10 năm xây dựng doanh nghiệp, doanh nhân Đỗ Ngọc Tú – Chủ tịch Ngọc Tú Group định hướng con đường phát triển xuyên suốt là thượng tôn pháp luật, chất lượng sản phẩm bền vững và đạo đức kinh doanh là cốt lõi. Trong kỷ nguyên đất nước vươn mình, doanh nhân Ngọc Tú hưởng ứng phong trào “toàn dân thi đua làm giàu để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù nhiều tên tuổi lớn trong ngành AI khẳng định siêu trí tuệ AI sắp ra đời, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những khiếm khuyết căn bản trong các mô hình lý luận hiện tại vẫn hạn chế công nghệ AI còn lâu mới vượt qua trí thông minh con người.
Theo luật sư, sức khoẻ của bị có Trịnh Văn Quyết rất yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hơn so với lần trước. Do đó, có đơn xét xử vắng mặt, đồng thời giữ nguyên lời khai tại phiên toà trước đó.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức... không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
Sáng 16/6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó tăng trách nhiệm với người quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang khuấy đảo ngành quảng cáo và khiến giới đầu tư phải "bối rối". Thị trường quảng cáo đang chịu sức ép từ sự xuất hiện của các công cụ AI tạo sinh, cho phép sản xuất nội dung với tốc độ chưa từng có.
Theo số liệu công bố ngày 16/6, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi tín hiệu trái chiều: giá nhà mới giảm tháng thứ hai liên tiếp, kéo dài đà suy yếu suốt hai năm qua, trong khi doanh số bán lẻ bất ngờ khởi sắc nhờ loạt chương trình kích cầu tiêu dùng và lễ hội mua sắm lớn.
Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 14/6 với hơn 94% đại biểu tán thành, mức thuế suất chung với các doanh nghiệp là 20%. Theo Luật này, công ty con, đơn vị liên kết của doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi 15-17%, để tránh lợi dụng chính sách.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?