Không chỉ bị UBND tỉnh Hưng Yên xử phạt hành chính trên 200 triệu đồng, Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên đang có dấu hiệu chiếm giữ tài sản là đất nông nghiệp của người dân.
Nhà máy vi phạm luật vẫn được ung dung xây dựng
Cuối năm 2020, tại xứ Đồng Giành, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên một nhà máy xây dựng trên hàng chục ngàn m2 đất nông nghiệp được lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ Xanh Hưng Yên tiến hành xây dựng.
Ngay từ tháng 2/2020, đơn vị này từng bị lãnh đạo UBND xã Đại Đồng ban hành quyết định xử phạt hành chính vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai theo NĐ 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Tuy nhiên, không hiểu việc quản lý đất đai của lãnh đạo UBND huyện Văn Lâm, UBND xã Đại Đồng và các sở ngành liên quan của tỉnh Hưng Yên chặt chẽ đến đâu mà sau khi nhận được các quyết định xử phạt, nhà máy vẫn được đàng hoàng xây dựng.
Ngày 20/5, PV đã tới UBND huyện Văn Lâm một mặt đặt lịch làm việc, mặt khác cung cấp thông tin việc nhà máy của Công ty TNHH Công nghệ Xanh Hưng Yên xây dựng và một số công trình cạnh đó xây dựng trên đất nông nghiệp, có dấu hiệu không tuân thủ các quy định khác của pháp luật trong việc xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, cũng như lãnh đạo UBND xã Đại Đồng, phía UBND huyện Văn Lâm không có hồi âm tới PV về các hoạt động kiểm tra đơn vị này. Kết quả, ngày 2/7, PV quay lại nơi đây, nhà máy của Công ty TNHH Công nghệ Xanh Hưng Yên từ chỗ dang dở đã được hoàn thiện.
Trước đó, ngày 28/5, UBND xã Đại Đồng mới mời lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ Xanh Hưng Yên tới trụ sở xã làm việc. Tại đây, đại diện cty là ông Cao Huy Trang và Dương Tùng Sơn chỉ đưa ra được Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa đại diện Cty là bà Cao Thị Lan Thu với hai hộ dân sinh sống tại xã Đại Đồng; Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Hưng Yên, ký ngày 25/10/2017 và một số giấy tờ thuộc dạng bản sao khác. Từ đó cho thấy, cty này vẫn chưa có đầy đủ các giấy tờ pháp lý để được thực hiện dự án xây nhà máy.
Hiện công dân không thể vào được phần đất nông nghiệp của mình do phía Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên đã lập chốt bảo vệ và xây tường rào. Ảnh: K.H.
Xây trên đất nông nghiệp của dân
Không chỉ bị lãnh đạo xã Đại Đồng xử phạt hành chính, hiện nhà máy của Công ty TNHH Công nghệ Xanh Hưng Yên đang bị công dân tố cáo về hành vi có dấu hiệu chiếm giữ tài sản là đất nông nghiệp của người khác.
Làm việc với PV, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, thôn Đại Từ, xã Đại Đồng kể lại: “Năm 1993 gia đình tôi gồm 04 khẩu bao gồm: Bố tôi, mẹ tôi, em trai và tôi được chính quyền chia mảnh ruộng để trồng lúa sinh sống tại xứ đồng Giành, xã Đại Đồng, diện tích 2.352 m2.
Năm 2018, bà Cao Thị Lan Thu, SN 1980, quê quán thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên làm Giám đốc Công ty TNHH công nghệ xanh Hưng Yên đã đến gặp bố mẹ tôi và đặt vấn đề mua ruộng đang canh tác của gia đình. Đương nhiên, do bận công việc nên tôi và em trai không hề biết đến thỏa thuận này giữa đại diện công ty với bố mẹ chúng tôi. Ngay từ khi phát hiện ra công ty đang xây dựng trên đất nông nghiệp đứng tên của tôi và em trai tôi, bản thân tôi trong tháng 5/2021 đã gửi đơn tới lãnh đạo xã Đại Đồng, lãnh đạo huyện Văn Lâm đề nghị dừng ngày việc thi công; Yêu cầu trả lại đất cho chị em tôi”.
Được biết, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng - Ông Trần Văn Thành đã có buổi làm việc với đại diện gia đình chị Trang và Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên. Trong biên bản làm việc thể hiện rõ quan điểm của lãnh đạo xã là yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên dừng thi công. Trên thực tế việc xây dựng của công ty vẫn diễn ra bình thường. Đến thời điểm tháng 7/2021, mọi hạng mục xây dựng nhà máy gần như đã hoàn thành.
Chị Trang bức xúc: “Hiện tại, những chủ đất như tôi và em trai tôi không thể đặt chân được vào mảnh đất đang đứng tên của mình vì bị bảo vệ cũng như tường bao quanh công ty ngăn cản”.
Làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên, PV được biết, ngày 28/6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên. Theo đó, người đại diện theo pháp luật là ông Cao Huy Trang, Giám đốc Cty. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Mục tiêu dự án: Sản xuất phân vi sinh và chế phẩm sinh học: 30 000 tấn/năm; dịch vụ kho bãi, lưu giữ, ký gửi hàng hoá.
Sau khi nhận được phản ánh từ báo chí và người dân, nhà máy của Công ty TNHH Công nghệ Xanh Hưng Yên không bị xử lý mà còn được tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ảnh: K.H.
Hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện là: “Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, với diện tích chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 hecta (Thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất năm 2020); vi phạm Điểm g, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Hành vi vi phạm hành chính trên áp dụng tình tiết tăng nặng: Công ty đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và Chủ tịch UBND xã Đại Đồng xử phạt vi phạm hành chính tại quyết định số 39/QĐ-XPVPHC ngày 10/2/2020”. Từ đó, UBND tỉnh Hưng Yên quyết định xử phạt chính Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên 210 triệu đồng.
Trước khi UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định xử phạt hành chính thì Sở TN&MT Hưng Yên đã có Tờ trình số 271/TTr-STNMT ngày 17/6/2021 về việc đề nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên.
Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên rất rõ ràng. Tuy nhiên, không hiểu căn cứ vào đâu, một giám đốc thuộc một sở của tỉnh Hưng Yên đã gọi điện cho chồng chị Trang để thanh minh hộ Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Yên. Điều này khiến người dân hết sức khó hiểu.
Nội dung cuộc điện thoại này ra sao sẽ được chúng tôi đề cập ở số báo tới.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển, doanh nghiệp dự án đã đề xuất điều chỉnh, nâng cấp quy mô cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E.
Quy mô thị trường đầu tư ESG tăng trưởng vượt bậc những năm gần đây. Sự gia tăng này cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để tạo ra cả lợi nhuận tài chính và tác động xã hội, môi trường tích cực.
Trên thế giới, nhiều tổ chức tín dụng, nhà đầu tư lớn như GRESB, IFC, ADB hay quỹ đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đang sử dụng ESG như một tiêu chí “lọc” dự án bất động sản xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang hình thành rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tận dụng các trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập để xây dựng nhà đỗ xe thông minh kết hợp trạm sạc xe điện và thư viện mini.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
Từ 1/7, chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị du lịch Nhơn Phước, tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch.
Dự án Sân Golf Uông Bí được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sân Golf Hạ Long Bay, với quy mô xây dựng lên tới 140ha tại khu vực hồ Yên Trung, thuộc phường Phương Đông, tương lai sẽ là phường Yên Tử.
Ngày 14/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng (giai đoạn 1); vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã phê duyệt thiết kế đô thị, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Thông báo số 191/TB-UBND về việc thu hồi đất đối với Dự án Du lịch nghỉ dưỡng Phương Thảo do Công ty TNHH Lộc Phát Bình Thuận làm chủ đầu tư, tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình. Lý do thu hồi là chủ đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, TP Hà Nội chưa có bất kỳ chủ trương hay chỉ đạo gì liên quan đến bổ sung quy hoạch tuyến hầm hay đầu tư xây dựng tuyến hầm nối từ cầu Tứ Liên đến đường Văn Cao - Hồ Tây như dư luận phản ánh.
Theo , ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho rằng việc sửa đổi các quy định tại Điều 50, 51 của Nghị định 103 và điểm d khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là hết sức cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào và khơi thông nguồn cung nhà ở.
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ Long vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt làm chủ đầu tư dự án Khu chung cư, dịch vụ thương mại tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?