Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây chuyên giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi bán ra một số chợ, quán ăn, nhà hàng với số lượng lớn.
Từ công tác nắm tình hình địa bàn và phản ánh của người dân, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội đã chủ động tổ chức lực lượng trinh sát, phát hiện dấu hiệu nghi vấn về hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tại thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (cũ); thôn Dư Xá, thôn Đặng Giang, xã Hòa Xá, Hà Nội và tại chợ Phùng Khoang, phường Đại Mỗ, Hà Nội.
Theo Công an TP Hà Nội, quá trình theo dõi gặp nhiều khó khăn, đối với các lò mổ chỉ hoạt động vào ban đêm (từ 0h30 đến 3h sáng), quy trình tổ chức khép kín, đối tượng cảnh giới chặt chẽ.
Lực lượng chức năng phát hiện hành vi vận chuyển lợn bệnh mang ra chợ tiêu thụ. Ảnh: Công an TP Hà Nội
Đối với việc kinh doanh thịt lợn tại chợ Phùng Khoang, để tránh các lực lượng chức năng và người tiêu dùng phát hiện, các đối tượng không vận chuyển lợn ra Kiot chợ bằng đường chính mà thường xuyên vận chuyển bằng đường thôn, lối nhỏ, sau khi mang được lợn ra chợ,để lẫn thành phẩm lợn chết với lợn tươi sống khác trên bàn. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ trinh sát đã thu thập đủ tài liệu, chứng cứ.
Ngày 30/6 và 1/7, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phối hợp với Đội QLTT số 17, Phòng 3 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội và Chi cục Chăn nuôi – Thủy sản và Thú y TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ do Lê Văn Tươi (SN 1994) và Nguyễn Thị Thư (SN 1998) điều hành và tiến hành kiểm tra Kiot của đối tượng Dư Đình Hợi (sinh ngày 26/01/1983, trú tại: xóm Lương Sơn, thôn Đặng Giang, xã Hòa Xá, Hà Nội), Nguyễn Viết Chiếm (sinh ngày 11/10/1987, trú tại: xóm 9, thôn Dư Xá, xã Hòa Xá, Hà Nội), Trương Mạnh Kiên (sinh ngày 18/10/1979, trú tại: Nhân Hòa, Mỹ Hào, Hưng Yên), Nguyễn Đình Thao (sinh ngày 07/11/1975, trú tại TDP Lỗ Xá, Nhân Hòa, Mỹ Hào, Hưng Yên).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở giết mổ do Lê Văn Tươi và Nguyễn Thị Thư có 45 con lợn sống có biểu hiện nhiễm bệnh, 1.050kg thịt lợn nguyên con đã giết mổ, 450kg nội tạng. Tổng số hàng hóa vi phạm bị phát hiện, thu giữ là 4.300kg, trị giá là 318.255.700 đồng.
Tại Kiot của các đối tượng tại chợ Phùng Khoang, trong đó Kiot của Dư Đình Hợi có tổng khối lượng thịt: 367kg; Kiot của Nguyễn Viết Chiếm có tổng khối lượng thịt: 426kg; Kiot của Trương Mạnh Kiên có tổng khối lượng thịt: 91kg; Kiot của Nguyễn Đình Thao có tổng khổi lượng thịt: 93kg.
Lợn bệnh được các đối tượng thu gom với giá rẻ mang về lò mổ tiến hành xử lý và tuồn ra thị trường. Ảnh: Công an Hà Nội cung cấp.
Tổng số hàng hóa vi phạm bị phát hiện, thu giữ là 977kg, trị giá 97.927 triệu đồng đồng. Toàn bộ hàng không có giấy tờ kiểm dịch, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tại các lò mổ, các đối tượng khai nhận từ năm 2023 bắt đầu mua gom lợn ốm yếu từ các đầu nậu, trong đó có Đặng Văn Huy – người thu mua lợn bệnh tại huyện Ba Vì (cũ), rồi tổ chức giết mổ tại khuôn viên nhà ở. Trung bình mỗi ngày giết mổ hơn 50 con lợn, sau đó bán ra thị trường với giá khoảng 60.000 đồng/kg thịt. Cơ sở hoàn toàn không có giấy phép giết mổ, không thuộc hệ thống giết mổ được cấp phép của thành phố.
Đáng chú ý, các tiểu thương đến trực tiếp lò mổ của Tươi – Thư để chọn lợn; sau giết mổ, thịt được bán ngay cho các quầy tại các chợ đầu mối như: Phía Nam, Minh Khai,… Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã được tiêu thụ vào các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội. Với thủ đoạn thu mua lợn bệnh giá rẻ từ 35.000–40.000đ/kg hơi, sau đó giết mổ bán ra từ 55.000–60.000đ/kg, các đối tượng thu lợi bất chính hàng tháng khoảng 70–80 triệu đồng.
Tại chợ Phùng Khoang, các đối tượng khai nhận mua lợn chết của các đối tượng tại khu vực huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức (cũ), TP Hà Nội hoặc tỉnh Hòa Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ với giá khoảng 20.000 đồng/kg rồi mang về tập kết tại nhà riêng. Các đối tượng tiến hành mổ phanh và sử dụng ô tô tải vận chuyển lợn ra khu vực Kiot tại chợ Phùng Khoang để tiêu thụ.
Tại Kiot của các đối tượng tiến hành sơ chế lợn đã mổ thành từng bộ phận riêng (đầu, vai, đùi, bụng...) rồi trực tiếp bán cho khách hàng, trong đó chủ yếu bán cho những người có Kiot bán thịt lợn khác tại chợ Phùng Khoang với giá 40.000 đồng/kg, sau đó lại tiếp tục được bán cho 50.000 - 70.000 đồng/kg cho khách hàng cá nhân và các cửa hàng ăn, quán cơm bình dân, cơm văn phòng trên địa bàn Hà Nội.
Lực lượng chức năng kiểm tra các kiot bán thịt lợn tại chợ Phùng Khoang. Ảnh: Ảnh: Công an TP Hà Nội
Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu thịt và nội tạng dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF) – một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm từ lợn mắc bệnh không được phép sử dụng làm thực phẩm và buộc phải tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Ngày 2 và 3/7, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi để tiếp tục điều tra xử lý về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Vụ việc cho thấy tính chất nghiêm trọng, hành vi coi thường pháp luật, coi nhẹ sức khỏe cộng đồng để trục lợi. Cơ quan Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra, xác minh các đối tượng liên quan khác và làm rõ chuỗi tiêu thụ thịt bệnh ra thị trường.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân chỉ nên mua thịt có nguồn gốc, dấu kiểm dịch rõ ràng; đồng thời tố giác các hành vi giết mổ, kinh doanh thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm để cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Phát hiện hơn 5 tạ thịt lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ tập kết sắp đưa đi tiêu thụ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu thực phẩm sạch Ngọc Khang có địa chỉ tại xóm Mai Lộc, xã Hưng Đông, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Đoàn kiểm tra xác định đây là điểm trung chuyển cho hàng loạt đơn hàng được đặt qua nhiều tài khoản TikTok khác nhau, với nguồn hàng nhập từ trang thương mại điện tử 1688.com (Trung Quốc).
Cụ thể, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam (địa chỉ: số 12 ngõ 40 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đứng tên công bố và đưa ra thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Interpol bắt giữ Ngô Thị Thêu (vợ của Lê Khắc Ngọ, còn gọi là Mr Hunter) đang trốn tại Thái Lan, khi nghi phạm đang chuẩn bị hành lý để trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo quy định mới từ Bộ Y tế, đơn thuốc kê cho người bệnh phải có thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người bệnh. Quy định này nhằm quản lý việc kê đơn thuốc ngoại trú minh bạch hơn.
Ông Đỗ Anh Tú và ông Nguyễn Hồ Nam nằm trong số 15 bị can bị khởi tố với cáo buộc "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong vụ án xảy ra tại Công ty Bamboo Capital.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 5 người liên quan dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2, sau kết luận thanh tra về các vi phạm nghiêm trọng trong đấu thầu, có dấu hiệu gây lãng phí hơn 1.253 tỷ đồng.
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Theo công bố tại họp báo Tình hình Kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), so với cùng kỳ năm trước, bình quân 6 tháng, CPI tăng 3,27%; CPI quý II tăng 3,31%.
Bộ Tài chính đã ban hành hành Thông tư số 71/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 3/7 thông tin, phiên bản dự thảo mới nhất (lần thứ 8) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 có nhiều điểm mới.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành công văn khẩn cấp đình chỉ lưu hành và thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam phân phối. Lý do là công thức của các sản phẩm không đúng như hồ sơ đã công bố.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến tới một mốc thời điểm quan trọng khi cuộc đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước đang tiến tới thời điểm đạt thỏa thuận.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?