Thời gian qua, giá đường thế giới tiếp tục leo thang lên mức kỷ lục, hiện tại đã trở lại vùng đỉnh hồi cuối tháng 8, ghi nhận 19,93 USD/Lbs (1 Lbs = 0,453 kg). Còn trong nước, giá đường trong nước bán tại nhà máy cũng đã lên mức trên dưới 20.000 đồng/kg.

Và "cơn sóng" của cổ phiếu CBS của Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng đã bắt đầu diễn ra khi Chủ tịch HĐQT CBS là ông Nông Văn Thuyết công bố trở thành cổ đông lớn từ đầu tháng 8 và tiếp tục đăng ký mua thêm 20.000 cổ phiếu CBS trong tháng 9. Tuy nhiên, ông Thuyết đã không thành công gom thêm cổ phần trong tháng 9.

Từ đầu tháng 9 tới nay, giá trị cổ phiếu CBS đã tăng tới 402%, từ mức 13.200 đồng/cổ phiếu leo lên ngưỡng 66.300 đồng/cổ phiếu.
Từ đầu tháng 9 tới nay, giá trị cổ phiếu CBS đã tăng tới 402%, từ mức 13.200 đồng/cổ phiếu leo lên ngưỡng 66.300 đồng/cổ phiếu.

Từ đầu tháng 9 đến nay, cổ phiếu CBS của Mía đường Cao Bằng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận khi tăng trần tới 12/14 phiên gần đây nhất. Giao dịch trên sàn UPCoM với biên độ dao động lớn nhất, đà tăng điểm của CBS càng trở nên đột biến, giá trị cổ phiếu đã tăng tới 402%, từ mức 13.200 đồng/cổ phiếu leo lên ngưỡng 66.300 đồng/cổ phiếu (tính từ đầu tháng 9 đến nay).

Lãnh đạo CBS bất ngờ đồng loạt thoái vốn khi giá cổ phiếu phá đỉnh

Trong khi đà tăng điểm đột biến của CBS đang khiến các nhà đầu tư dành nhiều sự chú ý thì hàng loạt lãnh đạo là cổ đông tại CBS cũng nhanh chóng đăng ký bán ra cổ phần, nhằm thu lời lớn trong bối cảnh giá cổ phiếu CBS liên tục phá đỉnh.

Từ ngày 6/10 đến ngày 26/10/2021, bà Mã Thị Quyết - Ủy viên HĐQT CBS và bà Hoàng Thị Quyết - Trưởng Ban kiểm soát CBS đã đăng ký bán ra lần lượt 40.000 cổ phiếu và 7.000 cổ phiếu CBS nhằm giữ nhằm mục đích dùng tiền cho tiêu dùng cá nhân. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh.

Còn ông Đàm Thịnh Hưng và ông Hoàng Văn Trường, lần lượt là chồng và anh trai bà Quyết cũng đăng ký bán toàn bộ cổ phần CBS, tổng cộng gần 14.000 đơn vị. Ngoài ra, bà Nông Thị Thủy, em ruột Chủ tịch Nông Văn Thuyết cũng đăng ký bán hết 7.222 cổ phiếu CBS.

Từ ngày 6/10 đến ngày 25/10, ông Đinh Bế Đính - Thành viên Ban kiểm soát CBS đăng ký bán 4.840 cổ phiếu CBS theo phương thức khớp lệnh, giảm cổ phần sở hữu từ 7.840 xuống còn 3.000 đơn vị.

Trước đó, bà Nông Thị Nậu - Phó tổng giám đốc Công ty cũng đăng ký bán toàn bộ hơn 28,8 nghìn cổ phiếu CBS, tỷ lệ 0,82%, dự kiến thời gian giao dịch từ ngày 4/10 đến 25/10/2021. Hai cổ đông khác là ông Nông Văn Ba - anh trai Ủy viên HĐQT và ông Trương Minh Đức - Thành viên HĐQT cũng đăng ký bán 5.762 và 8.000 cổ phiếu đang nắm giữ.

Hiện tại, vốn điều lệ của CBS hơn 35 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là ông Nông Văn Lạc - Thành viên HĐQT với việc nắm giữ 16,41 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 46,52%; đứng thứ 2 là CTCP Thương mại và Dịch vụ Song Phương sở hữu gần 2 triệu cổ phiếu CBS, ứng với tỷ lệ 5,56%.

Lãi sau thuế 2020-2021 gấp 4 lần cùng kỳ

Quyết định 1578/QĐ-BCT ngày 15/06/2021 của Bộ Công Thương sẽ ngăn chặn đường nhập khẩu từ Thái Lan được trợ giá, trợ cấp và làm chủ thị trường trong nước như những năm trước.
Quyết định 1578/QĐ-BCT ngày 15/06/2021 của Bộ Công Thương sẽ ngăn chặn đường nhập khẩu từ Thái Lan được trợ giá, trợ cấp và làm chủ thị trường trong nước như những năm trước.

Mới đây, CTCP Mía Đường Cao Bằng (UPCoM: CBS) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ cho NĐTC 2021-2022 (01/07/2021 - 30/06/2022). Đại hội dự kiến họp trực tuyến vào ngày 26/10 tới. Theo đó, kết thúc NĐTC 2020 - 2021, CBS đạt tổng doanh thu tiêu thụ gần 244 tỷ đồng, tăng 49% so với NĐTC trước; lãi sau thuế theo đó gấp gần 7 lần, đạt mức 56 tỷ đồng và vượt xa con số mục tiêu chỉ là 1,93 tỷ đồng. Đây cũng là con số lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của CBS.

Công ty tiết giảm được chi phí giá vốn 24% giúp lợi nhuận gộp ghi nhận tăng ấn tượng 3,3 lần lên 63 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp qua đó được cải thiện từ 7,4% lên gần 26%. Khấu trừ các khoản chi phí, CBS báo lãi sau thuế gấp gần 4 lần, vượt mức 56 tỷ đồng.

CBS cho biết năm 2022, theo dự báo tổ chức ISO, ngành mía đường vẫn duy trì tình trạng cung thiếu hụt so với cầu do sự giảm sản lượng ở Brazil, Australia và Thái Lan, ngoài ra có yếu tố tăng giá dầu thô của một số quốc gia sẽ chuyển nguồn nguyên liệu mía sang sản xuất Ethanol.

Dự báo vụ 2021-2022 sản lượng có tăng nhưng cũng không đáng kể sẽ sự giảm sâu sản lượng mía từ những vụ trước, mặc dù giá mía đã được điều chỉnh tăng theo giá đường.

Ngoài ra, quyết định 1578/QĐ-BCT ngày 15/06/2021 của Bộ Công Thương sẽ ngăn chặn đường nhập khẩu từ Thái Lan được trợ giá, trợ cấp và làm chủ thị trường trong nước như những năm trước.

Do đó CBS nhận định giá cả thị trường trong năm 2022 vẫn còn dư địa tăng. Tuy nhiên cũng tồn tại những yếu tố rủi ro đặc biệt là đại dịch Covid-19 sẽ làm giảm lượng tiêu thụ của thị trường.