CMC là doanh nghiệp gì? Tập đoàn CMC kinh doanh ra sao?
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC đứng vị trí thứ 110 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay.

CMC là doanh nghiệp gì?

CMC là cách gọi tắt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG, tên giao dịch quốc tế: CMC Corporation) CMC là doanh nghiệp có ngành kinh doanh chính là công nghệ và thông tin, các dịch vụ thông tin khác.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC tiền thân là Trung tâm ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện tử, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia thành lập năm 1991. Năm 2006, CMC thực hiện tái cấu trúc Công ty theo hình thức Công ty mẹ-Công ty con, trong đó CMC là Công ty mẹ và 3 Công ty thành viên: Công ty máy tính CMS, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC, Công ty Giải pháp Phần mền CMC, Công ty CP tập đoàn công nghệ CMC được chuyển đổi từ công ty TNHH Máy tính truyền thông và được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015824 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/02/2007.

Năm 2010, CMC chính thức niêm yết hơn 63,5 triệu cổ phiếu với mã CMG tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, CMC là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với 23 năm xây dựng và phát triển. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con với 10 công ty thành viên, liên doanh và viện nghiên cứu hoạt động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, CMC đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực, quốc tế. Tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC được biết đến như là một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án CNTT cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: chính phủ, giáo dục, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm, điện lực, ngân hàng, tài chính.

CMC có địa chỉ tại Tòa nhà CMC - Số 11 Phố Duy Tân - Phường Dịch Vọng Hậu - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Lãnh đạo CMC là ai?

Chủ tịch Tập đoàn CMC hiện nay là ông Nguyễn Trung Chính (60 tuổi), ông Chính hiện có tài sản cá nhân 57,69 tỷ đồng.

CMC là doanh nghiệp gì? Tập đoàn CMC kinh doanh ra sao?
Chủ tịch Tập đoàn CMC hiện nay là ông Nguyễn Trung Chính

Quá trình công tác ông Nguyễn Trung Chính:

- Từ 1981-1982: Thực hiện Nghĩa vụ quân sự tại Binh chủng Kỹ thuật Thông tin. Chức vụ: Quân Nhân

- Từ 1982-1987: Học tạo tại Khoa Kỹ thuật Điện tử - Đại học Bách Khoa. Chức vụ: Sinh viên

- Từ 1987-1993: Công tác tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (NACENTEACH), Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học (ADCOM). Chức vụ: Kỹ sư viên Vi điện tử

- Từ 1993-1995: Công tác tại Công ty TNHH HT & NT. Chức vụ: Phó Giám đốc

- Từ 1995-1999: Công tác tại Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMC. Chức vụ: Phó Giám đốc

- Từ 01/2000 - 01/2007: Công tác tại: Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMC. Chức vụ: Tổng Giám đốc/ Thành viên HĐQT

- Từ 02/2007 - 05/2016: Công tác tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Chức vụ: Tổng Giám đốc/ Phổ Chủ tịch HĐQT

- Từ 06/2016 -08/2020: Công tác tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Chức vụ: Chủ tịch HĐQT/ Tỏng Giám đốc

- Từ 08/2020: Công tác tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Chức vụ: Chù tịch HĐQT/Chủ tịch Điều hành Tập đoàn.

Tổng Giám đốc hiện nay là Hồ Thanh Tùng, ông Tùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn CMC tại kỳ Đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 21/7/2023.

Tập đoàn CMC kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, tính riêng năm 2020, tổng doanh thu của Tập đoàn Công nghệ CMC đạt 5.666 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 241 tỷ, tăng 16% so với năm trước.

Năm vừa qua, CMC lựa chọn đối tác McKinsey thực hiện dự án tư vấn chiến lược phát triển, chuyển đổi số, tiến hành tái cấu trúc để phát triển mạnh mẽ và hợp nhất năng lực. Tập đoàn cũng định vị là nhà tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số hàng đầu cho doanh nghiệp và tổ chức. Bước đi này phù hợp với bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu số hóa quản trị, chuỗi cung ứng, trao đổi thông tin. Một trong những dự án thành công điển hình của CMC là tư vấn chuyển đổi số cho Tập đoàn Hòa Phát. Dự án kéo dài trong 6 tháng, đặt mục tiêu xây dựng lộ trình chuyển đổi số toàn diện, giúp các công ty và Khối sản xuất thép của Hòa Phát số hóa quy trình sản xuất kinh doanh.

CMC là doanh nghiệp gì? Tập đoàn CMC kinh doanh ra sao?
Tập đoàn CMC kinh doanh ra sao?

Ngoài con số doanh thu, lợi nhuận, CMC nâng cao năng lực về dịch vụ, giải pháp và sản phẩm. Năng lực điện toán đám mây của Tập đoàn được đánh giá là dẫn đầu thị trường bao gồm các dịch vụ: tư vấn, triển khai, và quản trị. Hạ tầng điện toán đám mây made by CMC – CMC Cloud là nền tảng cốt lõi cho hạ tầng số COPE2N.COM cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp và tổ chức đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, CMC tự hào là nhà cung cấp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp giải pháp Multi Cloud bao gồm Private Cloud (giải pháp điện toán đám mây dành riêng cho tổ chức) và Public Cloud (mô hình điện toán đám mây với các dịch vụ IT được phân phối qua internet).

CMC khẳng định năng lực an ninh an toàn thông tin với sản phẩm bảo mật CMDD đạt chứng nhận chuẩn toàn cầu VB100 điểm tuyệt đối. Cùng với đó, CMC đã mở rộng Trung tâm an ninh mạng (SOC) tại Hà Nội và xây dựng SOC thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh để đem đến chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và chuẩn quốc tế cho khách hàng.

Trên thị trường quốc tế, CMC cung cấp dịch vụ CNTT cho các khách hàng toàn cầu, mở rộng thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, APAC và EU với số lượng nhân sự vượt 1500 người.

Dự án CMC Creative Space - Tổ hợp không gian sáng tạo tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã được CMC đầu tư và dự kiến cuối năm 2021, khu vực Văn phòng làm việc và Trung tâm dữ liệu lớn tiêu chuẩn tier 3 quốc tế, quy mô 1.200 racks với công nghệ 2N..mới nhất được đưa vào sử dụng, đưa Tập đoàn trở thành đơn vị hàng đầu về cung cấp hạ tầng điện toán đám mây.

Mục tiêu CMC giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2021-2025, CMC đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp toàn cầu, đẳng cấp quốc tế với doanh thu tỷ USD và quy mô hơn 10.000 nhân sự, tăng gấp 3 lần so với hiện tại. Trong quá trình làm việc với đối tác McKinsey, CMC xác định được các bước chuyển dịch lớn - Big Moves với 20 sáng kiến ở ba khối chủ lực: Giải pháp công nghệ, Kinh doanh quốc tế và Dịch vụ viễn thông. CMC đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ hội tụ cho khách hàng doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và đứng đầu ở thị trường dữ liệu (Data Center) và điện toán đám mây (Cloud).

Thêm vào đó, với mục tiêu đạt 5.000 nhân sự, CMC Global hướng tới vị thế nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại châu Á và xa hơn và rộng sang các nước khác ở Mỹ, châu Âu.

Bên cạnh chiến lược doanh thu, CMC đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Sau 7 năm thành lập, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST) đã xây dựng hệ sinh thái sản phẩm công nghệ tương tác ở năm lĩnh vực: internet vạn vật - thiết bị thông minh (Internet of Things/Smart-Devices), dữ liệu lớn (Bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI), hồ sơ dữ liệu (Datalake), công nghệ chuỗi - an ninh thông tin (Blockchain - Security).