Chứng khoán Mỹ 'dậy sóng'
Chứng khoán Mỹ 'dậy sóng'

Cổ phiếu Nvidia nhảy vọt 4.8%, phục hồi phần nào từ mức giảm 8% trong tuần trước. Các cổ phiếu công nghệ lớn khác như Meta Platforms và Alphabet cũng đều tăng hơn 2%. CrowdStrike là cổ phiếu có kết quả tệ nhất thuộc S&P 500, trượt giá 13.5% và nối dài đà lao dốc gần 18% trong tuần trước.

Các cổ phiếu công nghệ đã chịu áp lực vào tuần trước khi nhà đầu tư chuyển từ những cổ phiếu đó sang những cổ phiếu nhỏ hơn, khiến S&P 500 giảm gần 2% trong tuần trước. Nasdaq Composite sụt hơn 3% trong cùng thời gian.

Bất chấp đà tăng mạnh của cổ phiếu công nghệ, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ vẫn tăng giá. Chỉ số Russell 2000 tiến 1.7% vào thứ Hai.

Theo Reuters, Phố Wall đã có phiên giao dịch sôi động đầu tuần khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng thắng cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 sau khi Tổng thống Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua.

Màn rút lui của ông Biden có thể khiến các nhà đầu tư đặt cược rằng chiến thắng của Đảng Cộng hòa sẽ làm tăng áp lực tài chính và lạm phát tại Mỹ.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng cho rằng thị trường có thể được hưởng lợi từ khả năng xảy ra việc chính phủ bị chia rẽ dưới chính quyền tiếp theo.

Ross Mayfield, nhà phân tích chiến lược đầu tư tại Baird, cho biết: “Có thể có suy thoái nhẹ trong giao dịch ủng hộ vốn hóa nhỏ theo chu kỳ mà chúng tôi đã thấy nếu tỷ lệ cuộc đua thu hẹp lại một chút". Dù vậy, vị này nói thêm rằng "sự luân chuyển trên thị trường được thúc đẩy nhiều hơn bởi giảm phát và khả năng cắt giảm lãi suất hơn là bất cứ điều gì mang tính chính trị.”

"Thước đo nỗi sợ hãi" của Phố Wall đang giảm đi, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong 3 tháng, phản ánh sự bất an ngày càng tăng của nhà đầu tư.

Sự không chắc chắn về tấm vé của Đảng Dân chủ là biến động mới nhất trong chu kỳ bầu cử. Điều này còn xảy ra khi các nhà đầu tư chuẩn bị đón nhận các thông tin về kết quả kinh doanh hàng quý của những "gã khổng lồ" công nghệ là Google và Tesla.

Câu hỏi đặt ra là liệu đợt phục hồi gần đây của các cổ phiếu hàng đầu có thúc đẩy đà tăng trưởng.

Trọng tâm cũng sẽ chuyển sang dữ liệu quan trọng trong tuần, bao gồm chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), hàng hóa lâu bền và GDP quý II. Những chỉ số này sẽ làm rõ hơn về quỹ đạo chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Sự kết hợp giữa kết quả và dữ liệu kinh tế sẽ là một thử thách quan trọng đối với Phố Wall sau đợt bán tháo kéo dài 3 ngày khiến Nasdaq và S&P 500 ghi nhận mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ giữa tháng 4 vào thứ Sáu.

Những chỉ số nói trên cũng sẽ kiểm tra xem liệu việc luân chuyển dòng tiền từ cổ phiếu công nghệ lớn sang các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả có tiếp tục hay không. Trong khi đó, hợp đồng tương lai chỉ số Russell 2000 đã tăng 0,5% sau khi ghi nhận mức tăng hàng tuần lần thứ 2 liên tiếp.