Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, Mã chứng khoán FTS, sàn HoSE) vừa có báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, mã chứng khoán FTS, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng). Theo đó, kết thúc đợt phát hành vào ngày 15/5/2025, FPTS đã phân phối thành công 30,59 triệu cổ phiếu thưởng cho 18.105 cổ đông. Số 1.693 cổ phiếu lẻ phát sinh sẽ bị hủy bỏ. Ngày chuyển giao số cổ phiếu thưởng này dự kiến trong quý II - III/2025.
Đợt phát hành được thực hiện theo tỷ lệ 10:1, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu cũ sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Nguồn vốn cho đợt phát hành này được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, với giá trị tối đa là 305,9 tỷ đồng. Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng.
Sau đợt phát hành, FPTS đã nâng tổng số lượng cổ phiếu lưu hành lên 336,5 triệu đơn vị, tương ứng vốn điều lệ đạt hơn 3.365 tỷ đồng.
Đồng thời, FPTS đã chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi trả là 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 500 đồng. Với hơn 305,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành (tính trước thời điểm phát hành cổ phiếu thưởng), ước tính FPTS sẽ chi khoảng gần 153 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Ngày dự kiến thanh toán là 12/6/2025.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý I/2025 của FPTS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 312 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong cơ cấu doanh thu, mảng cho vay đóng góp lớn nhất với gần 174 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 88 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán giảm 50%, chỉ còn hơn 37 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí hoạt động của FPTS tăng 34% lên gần 122 tỷ đồng. Trong đó, chi phí dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi, lỗ suy giảm giá trị tài sản tài chính và chi phí đi vay của các khoản cho vay chiếm tới 77 tỷ đồng. Kết quả, FPTS báo lãi ròng quý I/2025 gần 153 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 31/03/2025, tổng tài sản của FPTS đạt hơn 10.706 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là các khoản cho vay với giá trị gần 7.612 tỷ đồng, tăng 8% sau 3 tháng; trong đó, dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) là hơn 7.000 tỷ đồng.
Danh mục các tài sản tài chính FVTPL của công ty có giá gốc hơn 1.506 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm và đang ghi nhận tạm lãi 37%. Cụ thể, tiền gửi có kỳ hạn cố định và chứng chỉ tiền gửi chiếm hơn 839 tỷ đồng; trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng là gần 651 tỷ đồng. Đáng chú ý trong danh mục cổ phiếu niêm yết, khoản đầu tư vào cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng có giá trị ghi sổ 572 tỷ đồng, tương ứng mức lãi gấp 42 lần giá gốc.
Về nguồn vốn, tổng nợ vay của FPTS tính đến cuối quý I/2025 là gần 6.088 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, toàn bộ đều là các khoản vay từ ngân hàng.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, mã chứng khoán TAL) vừa thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Đầu tư Taseco Hà Nam.
Do áp lực thuế quan, niềm tin người tiêu dùng Mỹ gần đây giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi tiêu cho ô tô, nhà ở và du lịch vẫn ổn định, theo nhận định từ các CEO tham dự Hội nghị Thượng đỉnh CNBC CEO Council.
Trước ngày họp ĐHCĐ APEC mới tiết lộ cho cổ đông mới được biết mục tiêu lãi gần 80 tỷ đồng trong năm nay, dấu hiệu tích cực cho thấy APEC kỳ vọng trở lại quỹ đạo có lãi sau hai năm thua lỗ liên tiếp.
Kể từ ngày 24/11/2024, do Coteccons chưa tự nguyện thanh toán nên phải thanh toán thêm tiền lãi chậm trả bổ sung với mức lãi suất được nêu tại Phán Quyết Trọng Tài.
Công ty cổ phần City Auto (Mã chứng khoán CTF) mới tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 để thông qua kết quả kinh doanh, định hướng hoạt động 2025 và một số chiến lược phát triển.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã chứng khoán SCR) đã thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Khối Tài chính đối với ông Trần Văn An kể từ ngày 20/5/2025.
Hãng tin Reuters đưa tin ngày 20/5, nhà sản xuất xe Honda của Nhật Bản sẽ cắt giảm đầu tư vào xe điện do nhu cầu đối với dòng xe này đang chững lại, đồng thời chuyển hướng tập trung vào các mẫu xe hybrid (xe lai điện).
Mới đây, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) công bố năm thứ ba liên tiếp có lãi và ghi nhận doanh thu kỷ lục trong năm 2024. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn thu cho thấy sự phụ thuộc lớn vào nguồn trợ giá từ ngân sách nhà nước.
Tập đoàn Thiên Long (mã chứng khoán TLG) vừa mới thông báo công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tân Lực Miền Nam (công ty con) sẽ nhận chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông hiện hữu của CTCP Văn hóa Phương Nam (Mã: PNC).
Tại hội nghị công nghệ lớn nhất châu Á – Computex 2025 diễn ra ở Đài Loan (Trung Quốc), ông Jensen Huang – CEO kiêm đồng sáng lập Nvidia – đã công bố loạt công nghệ và sản phẩm mới nhằm duy trì vị thế trung tâm của hãng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) cho biết đang lên kế hoạch xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần nhằm mục đích hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.
Nhóm quỹ thành viên Dragon Capital vừa giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) xuống dưới 7% sau khi bán ròng 4 triệu cổ phiếu trong ba tháng qua.
Ông Trần Tấn Lộc nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Eximbank kể từ ngày 16/5.
Công ty Cổ phần Đường Man vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận khoản lỗ vượt hơn 50 tỷ đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp công ty này rơi vào tình trạng thua lỗ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?