Tại COP 26 vừa qua, các quốc gia cam kết về việc phát triển năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió), tuy nhiên, để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo này nhất thiết phải có một nguồn điện nền ổn định. Trong bối cảnh Việt Nam đã hết dư địa để phát triển điện nền (nhiệt điện than và thuỷ điện), Bộ Công Thương cho rằng phát triển điện hạt nhân là xu hướng tất yếu.
Thông tin được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra chiều ngày 30/5, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành đến nay”.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện yêu cầu của Tổng Thư ký Quốc hội và yêu cầu của Đoàn Giám sát của Quốc hội, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch của Bộ Công Thương kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.
Bộ Công Thương đã triển khai nghiêm túc chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch. Những tồn tại, hạn chế của Bộ Công Thương chủ yếu là chưa đạt tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 so với yêu cầu và kỳ vọng. Về hạn chế này, Bộ Công Thương đã phân tích, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân, đồng thời đã có giải pháp tích cực để đẩy nhanh tiến độ.
Đến nay, Bộ Công Thương đã hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương gồm các quy hoạch: Điện, năng lượng, khoáng sản và hạ tầng dầu khí. Trong đó, 1 quy hoạch đã thẩm định xong trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quy hoạch điện VIII), còn lại 3 quy hoạch ngành đang trong quá trình thẩm định.
Riêng quy hoạch ngành về thăm dò, khai thác, khoáng sản, Bộ trưởng cho biết hiện chưa đủ điều kiện để xây dựng quy hoạch này do thiếu dữ liệu điều tra về chất lượng. Việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm nhưng chưa thực hiện xong. Bộ Công Thương đã có báo cáo Chính phủ xin phép lùi thời hạn lập quy hoạch ngành về thăm dò, khai thác, khoáng sản đến năm 2023.
Đề xuất bổ sung các quy hoạch ngành quốc gia về công nghiệp
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết Bộ đồng ý về các giải pháp chủ yếu trước mắt mà Chính phủ đã đề xuất để Quốc hội ban hành Nghị quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập và để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch các ngành, các cấp thời kỳ 2021-2030.
Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ Công Thương cho rằng cần thiết phải tổng kết, đánh giá, rà soát để điều chỉnh Luật Quy hoạch phù hợp với thực tiễn, theo đó, bổ sung các nội dung như: Bộ Công Thương đề nghị bổ sung quy định về điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Trong đó có quy định về tiêu chí, nguyên tắc điều chỉnh cục bộ; quy định về trình tự, thủ tục, điều chỉnh cục bộ vừa bảo đảm linh hoạt trong quá trình thực hiện, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, đồng bộ và bảo đảm việc không điều chỉnh cục bộ tràn lan, phá vỡ tính liên kết, ổn định của hệ thống quy hoạch.
Đồng thời, cơ quan này cũng đề nghị bổ sung vào Danh mục quy hoạch trong Luật Quy hoạch các quy hoạch ngành quốc gia quan trọng để bảo đảm việc thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (các ngành công nghiệp mang tính nền tảng, không phải là sản phẩm cụ thể như: Ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, ngành công nghiệp sản xuất ô tô...).
Rà soát, sửa đổi Nghị định, tránh phát sinh thêm thủ tục
Về việc giải trình và làm rõ hơn về các văn bản do Bộ Công Thương xây dựng và ban hành về hướng dẫn công tác quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình ban hành Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý cụm công nghiệp.
“Nghị định này được ban hành sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, các nội dung liên quan đến quy hoạch cụm công nghiệp được sửa đổi phù hợp với Luật Quy hoạch, đó là quy hoạch phát triển cụm công nghiệp không lập riêng mà được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh dưới hình thức phương án phát triển cụm công nghiệp. Như vậy, Nghị định này không có nội dung trái Luật Quy hoạch”, Bộ trưởng khẳng định.
Đối với việc quán triệt các nội dung về định hướng phát triển công nghiệp và thương mại tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ trưởng cho biết: Bộ Công Thương đã ban hành văn bản gửi Sở Công Thương (Văn bản số 3415/BCT-CTĐP ngày 14/6/2021) và trong văn bản này có lồng ghép nội dung hướng dẫn Sở Công Thương về việc tích hợp các nội dung về lĩnh vực công nghiệp và thương mại trong Quy hoạch tỉnh làm cơ sở để Sở Công Thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình lập các hợp phần quy hoạch. Nội dung của văn bản này không có nội dung nào mâu thuẫn với Luật Quy hoạch.
“Tuy nhiên, tại Nghị định 66/NĐ-CP và Văn bản 3415/BCT-CNDP nêu trên có một nội dung về việc: Đề nghị gửi Bộ Công Thương tham gia ý kiến đối với các phương án phát triển cụm công nghiệp nhưng chưa nêu rõ việc lấy ý kiến này không nhất thiết phải thực hiện độc lập mà có thể lồng ghép trong quá trình tỉnh xin ý kiến đối với quy hoạch tỉnh đã gây hiểu lầm là phát sinh thủ tục. Về việc này, trong quá trình rà soát Nghị định về quản lý cụm công nghiệp, Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh phù hợp”, Bộ trưởng thông tin.
Cần thiết phát triển điện hạt nhân
Đối với ý kiến của các đại biểu về vấn đề xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Việc tạm dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được các cấp có thẩm quyền cho chủ trương và được Quốc hội biểu quyết tạm dừng.
“Cần nói rõ Nghị quyết của chúng ta là ‘tạm dừng’, không phải ‘huỷ bỏ’. Do vậy, về nguyên tắc không có cơ sở về việc bỏ hoàn toàn dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Mặt khác, Ninh Thuận là địa điểm đã được các đối tác cũng như các bộ, ngành liên quan nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong thời gian dài và đã khẳng định đây là địa điểm phù hợp nhất để phát triển điện hạt nhân”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thông tin thêm về việc Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ về việc cần thiết phải phát triển điện hạt nhân. Bởi lẽ, tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua, các quốc gia cam kết về việc phát triển năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió). Nhưng để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo này nhất thiết phải có một nguồn điện nền ổn định.
“Điện nền hiện nay chỉ có nhiệt điện than hoặc thuỷ điện. Nhưng điện than chúng ta đã không còn điều kiện để phát triển và thủy điện cũng đã hết dư địa. Trong khi đó, chúng ta cần phải thực hiện những gì đã cam kết ở COP26 và phát triển điện hạt nhân cũng là xu hướng tất yếu các quốc gia trên thế giới đang thực hiện”, Bộ trưởng cho biết.
Người đứng đầu ngành công thương dẫn chứng 2 quốc gia Mỹ và Đức 3 năm qua đã giảm điện hạt nhân nhưng đến nay đã phải xây dựng lộ trình để phát triển mạnh hơn loại hình này, làm cơ sở khai thác và phát triển năng lượng tái tạo.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Trước phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 26/12, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã có đơn xin hoãn tòa vì tình trạng sức khỏe không tốt. Bị cáo đang trong quá trình điều trị bệnh lao ác tính với các triệu chứng ho ra máu, viêm gan, viêm dạ dày và đang phải điều trị tích cực.
Ngày 26/12, Tòa án nhân dân TP HCM tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Hoàng Oanh cùng 34 đồng phạm trong đường dây mua bán ma túy từ khu vực Tam giác vàng về Thành phố và Hải Phòng tiêu thụ. Bị cáo Vũ Hoàng Oanh cùng 27 đồng phạm trong vụ án bị đề nghị mức án tử hình.
Bộ Y tế dự kiến đề xuất mức xử phạt vi phạm hành chính với người hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1-2 triệu đồng. Bên cạnh đó sẽ có một số biện pháp bắt buộc như cai nghiện thuốc lá điện tử; nếu công chức, viên chức vi phạm gửi thông báo về cơ quan để cơ quan xử lý.
Ngày 24/12, Công an TP Hà Nội cho biết, đã khám xét khẩn cấp trụ Công ty cổ phần Triệu nụ cười, nhà ở của Hồ Quốc Thân (SN 1992, ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), là giám đốc có dấu hiệu lừa đảo với thủ đoạn kêu gọi đầu tư vào đồng QFS.
Theo Nghị định 147, chỉ những tài khoản đã được xác thực bằng số điện thoại hoặc định danh cá nhân mới được viết bài, bình luận, livestream và chia sẻ trên mạng xã hội.
Hiện tại, không có di sản nào của Việt Nam nằm trong danh sách 56 di sản thế giới bị đe dọa. Do đó, thông tin về nguy cơ Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không đúng sự thật.
Nội dung trên nằm trong báo cáo lương, thưởng Tết 2025 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM sau khi ghi nhận từ 1.570 doanh nghiệp với 310.000 lao động.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1621/QĐ - TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sapa, tỉnh Lào Cai theo phương thức PPP đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg ngày 21/10/2021.
Chiều 20/12, tại cuộc gặp mặt báo chí thông tin về các hoạt động của Bộ Y tế trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã thông tin về tiến độ xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù và giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự với bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC).
Ngày 19/12, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu đông dân, đấu giá đất bãi bồi ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu.
Liên tục có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, Phòng khám Đa khoa Hồng Cường bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM đưa vào danh sách cần giám sát thường xuyên. Cùng đó, Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam… bị xử phạt do vi phạm trong khám, chữa bệnh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (sinh năm 1973; thường trú tại Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội; hiện trú tại: Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội; có 2 tiền án về tội “cướp tài sản” và “trộm cắp tài sản”) để điều tra về hành vi Giết người.
Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 01/01/2025, Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, và sẽ bị trừ điểm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Liên quan đến danh mục hàng hóa thực phẩm phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) nhập khẩu, từ năm 2021 đến nay, Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% số dòng hàng phải kiểm tra nhà nước trước thông quan.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?