Ông chủ chuỗi Gogi, Manwah… 'quay xe' dừng chia cổ tức
Doanh nghiệpCTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) đã điều chỉnh lại kế hoạch chi trả cổ tức 2023 cho cổ đông, từ mức 53% về 0%.
Trong thị trường ngành làm đẹp ở Việt Nam, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam được biết đến là một thương hiệu có tiếng. Tuy nhiên, bên cạnh những lời quảng cáo cáo có cánh, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cũng không ít lần khiến khách hàng sợ hãi bởi các sự cố làm đẹp.
Tháng 9/2015, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường vừa có quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với Bệnh viện thẩm mỹ viện Kangnam (Quang Trung, Hà Nội) do vi phạm về quảng cáo.
Theo đó, thẩm mỹ viện này đã quảng cáo trên website các dịch vụ nâng ngực, hút mỡ bụng, phẫu thuật hàm mặt, căng da mặt..., trong khi đây là các dịch vụ không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện. Đây cũng là các dịch vụ ngoài danh mục được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện Kangnam.
Theo giải thích của thẩm mỹ viện, các dịch vụ này không thực hiện tại địa chỉ của thẩm mỹ viện Kangnam, mà thẩm mỹ viện thuê một bệnh viện khác để thực hiện các ca phẫu thuật, chỉ có “bác sĩ là của Kangnam”.
Tuy nhiên ông Cường cho biết dịch vụ không có trong danh mục hành nghề được cấp phép thì không được quảng cáo.
Đã có 2 nạn nhân tử vong sau khi làm phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chi nhánh tại TP HCM. |
Sáng 23/4/2016, bà Đ. đến Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam và được đưa đi làm các xét nghiệm trước phuật thuật. Bà Đ. được xác định đủ sức khoẻ để tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ.
Đầu giờ chiều cùng ngày, bà Đ. được đưa vào phòng phẫu thuật. Bác sĩ căng da mặt, da trán cho bà là bác sĩ tên G., còn người cắt mí là bác sĩ tên L..Sau ca phẫu thuật mặt bà bị sưng nặng và mí mắt bị lệch.
Bà Đ. sau đó đã được nhân viên của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đưa tới khám tại Bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh Quốc tế (đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú). Tại đây bà được kết luận bị tổn thương dây thần kinh số 7 (dây thần kinh có chức năng điều khiển vận động cơ mặt). Cũng theo bà Đ., bệnh viện tại Châu Âu đã chứng nhận bà bị mất 50% sức khoẻ do thương tật.
Tháng 9/2017, bà Đ. quay về Việt Nam để yêu cầu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải quyết vụ việc của mình. Sau khi được Kangnam hỗ trợ tổng số tiền khoảng gần 1 tỷ đồng, bà Đ. lại tiếp tục bay sang Châu Âu để điều trị. Bà Đ. cho biết, chi phí bà chữa trị ở nước ngoài sau khi bị Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam phẫu thuật hỏng đã lên đến khoảng gần 20 tỷ đồng.
Bà Đ. bị biến dạng khuôn mặt sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại Kangnam. |
Gần đây nhất, vào tối 22/4/2022, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM xác nhận vụ việc, một nữ bệnh nhân tên L.L.P. (61 tuổi, ngụ quận 1, TP Hồ Chí Minh) tử vong sau khi phẫu thuật cấy mỡ ngực tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn (địa chỉ 666 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình).
Theo bà Như, thanh tra Sở Y tế TP HCM đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, làm rõ vụ việc.
Thông tin ban đầu cho thấy, nữ khách hàng này đã đến Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn khám tiền phẫu và được hẹn thực hiện cấy mỡ ngực vào ngày 20/4.
Trong ngày phẫu thuật, bà L. bị khó thở và được hỗ trợ y tế. Sau đó chuyển từ Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn về Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục hồi sức. Tuy nhiên, bệnh nhân tử vong vào chiều 20/4.
Cơ quan công an quận Tân Bình, thanh tra Sở Y tế TP HCM đã phối hợp kiểm tra, niêm phong hồ sơ bệnh án, yêu cầu cơ sở tạm ngưng hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ cho đến khi có kết luận điều tra.
Nguyên nhân sự cố tử vong này theo đại điện Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán ban đầu được đưa ra có thể do sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một dạng tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Tỷ lệ phần trăm xảy ra nhỏ và khó nhận biết nhưng một khi đã gặp phải thì nguy cơ tử vong rất cao…
Đến thời điểm hiện tại, kết luận cuối cùng về nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của bà L.L.P. vẫn đang chờ hội đồng chuyên môn xác định và các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam xảy ra sự cố có người tử vong khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Cuối năm 2019, dư luật xôn xao về vụ việc một phụ nữ tên L. (ngụ TP HCM) tử vong sau ca phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (số 84A Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3, TP HCM).
Theo nội dung vụ việc, sáng 11/10/2019, bà L. đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để thực hiện căng da mặt, kết quả khám sức khoẻ cho thấy bà đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.
Chiều cùng ngày bà được thực hiện phẫu thuật căng da mặt, sau ca phẫu thuật tình trạng sức khoẻ vẫn ổn định. Nhưng đến 21h cùng ngày bà L. xuất hiện triệu chứng khó thở, mặt tím tái.
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã gọi Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ và chuyển bà L. sang Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, đến tối 14/10 bệnh nhân tử vong.
Sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế TP HCM đã công bố kết luận về sự cố y khoa nghiêm trọng này.
Theo đó Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TP HCM kết luận: “Đối với sự cố y khoa xảy ra tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam: Nguyên nhân dẫn đến tử vong của bệnh nhân C.T.L sau phẫu thuật căng da mặt ngày 11/10/2019 là do sốc phản vệ (mức độ 3,4) liên quan đến sử dụng thuốc tê trong quá trình phẫu thuật”.
Qua kết luận của Hội đồng chuyên môn, lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo Ban Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam thực hiện các yêu cầu sau: Tổ chức họp để phân tích sai sót, rút kinh nghiệm toàn bệnh viện để tránh lập lại sự cố tương tự; Củng cố các quy trình chuyên môn, tổ chức giám sát sự tuân thủ các quy định chuyên môn trong khám chữa bệnh, quy chế hồ sơ bệnh án của nhân viên y tế, đặc biệt là công tác gây mê hồi sức; Xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của từng vị trí hành nghề trong bệnh viện (bác sĩ trực, bác sĩ gây mê hồi sức, phẫu thuật viên, bác sĩ hồi sức cấp cứu, điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại khoa, điều dưỡng phòng mổ); Thực hiện báo động đỏ liên viện đến bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ kịp thời khi có tình huống người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch.
Tiếp tục, vào tháng 3/2020, nữ Việt kiều tên L.Đ. đã đệ đơn khởi kiện Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đòi bồi thường 20 tỷ đồng vì bà bị liệt dây thần kinh số 7 sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại đây.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam (Công ty Cổ phần Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) có trụ sở tại Hà Nội (địa chỉ 190 Trường Chinh, quận Đống Đa). Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0106521588 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 24/4/2014. Tại TP HCM, trước đây Bệnh viện này hoạt động tại địa chỉ 84A Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3 với tên gọi Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam (không có chữ “Sài Gòn” ở cuối tên). Sau đó, được chuyển tới địa chỉ 666 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình mang tên gọi BVTM Kangnam Sài Gòn (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0315694785 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp ngày 21/5/2019). Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam do bà Lê Thị Minh Đương là đại diện pháp luật, giám đốc. Giấy phép hoạt động số 194/BYT-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 001697/HNO-CCHN. |
CTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) đã điều chỉnh lại kế hoạch chi trả cổ tức 2023 cho cổ đông, từ mức 53% về 0%.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT vừa có báo cáo về tình hình thanh toán gốc lãi lô trái phiếu do BIDV là trái chủ.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố nghị quyết HĐQT số 28/2024/NQ-HĐQT-VINGROUP phê duyệt việc sử dụng tài sản của tập đoàn để bảo lãnh các nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP Vinhomes (HoSE: VHM).
HĐQT Nam Long quyết định không tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 theo dự kiến. Bên cạnh đó, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: mã chứng khoán STK) vừa ra thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu nhằm trả cổ tức. STK sẽ phát hành gần 14,5 triệu cổ phiếu mới, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, đem lại tổng giá trị phát hành 144,9 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo về kết quả chào mua công khai cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco, Mã chứng khoán SBB, sàn UPCoM).
Vietnam Airlines ước đạt doanh thu hợp nhất 114.741 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, hãng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử và đánh dấu sự chấm dứt của 4 năm thua lỗ liên tiếp.
Nghị định số 167/2024/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về: Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước.
Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn với giá trị tối đa tính theo mệnh giá là 7.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) vừa thông báo 8/1/2024 tới là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15%.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán VIB) vừa thông báo về việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính. Ông Long dự kiến mua thêm 12 triệu cổ phiếu VIB nhằm mục đích đầu tư tài sản giá trị.
Công ty cổ phần (CTCP) Quốc tế Holding bị xử phạt hành chính gần 378 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận, thực hiện nhiều giao dịch “chui”.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) báo cáo đã thanh toán 200 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu của mã HAGLBOND16.26 vào ngày 26/12.
Hội đồng quản trị LPBS đã tiến hành họp và nhất trí miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Đức Quân Tùng và bổ nhiệm bà Vũ Ngọc Anh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Theo Nghị quyết ngày 25/12 của HĐQT, Tập đoàn Bamboo Capital dự kiến mua lại toàn bộ trái phiếu BCG122006 phát hành ngày 20/1/2022 có tổng giá trị 500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, tức đáo hạn vào 20/1/2027.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: mã chứng khoán VJC) công bố kế hoạch chào bán 20.000 trái phiếu 3 không gồm: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.
Văn Phú Invest dự kiến dùng 14 triệu cổ phiếu VPI thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức liên quan Chủ tịch Tô Như Toàn làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu.
Theo thông tin trên website chính thức của Công ty SJC, doanh nghiệp này đã có những thay đổi về nhân sự cấp cao.
Số liệu tổng kết của SCIC cho thấy, năm 2024 SCIC đã đạt được những kết quả kinh doanh nổi bật. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.140 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) vừa công bố tình hình kinh doanh 11 tháng đầu năm 2024, với doanh thu thuần đạt 122.298 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 98% kế hoạch năm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?