Thêm 1,7 triệu liều vaccine Pfizer do Mỹ hỗ trợ đến Việt Nam

1,7 triệu liều vaccine PfizerBioNTech đã được chuyển tới Hà Nội thông qua chương trình COVAX, nâng tổng số vaccine do Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam lên tới gần 40 triệu liều.

"Vẫn còn nhiều việc phải làm, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác cùng Việt Nam để hỗ trợ và đảm bảo sự phục hồi an toàn và mạnh mẽ sau đại dịch", Đại sứ quán Mỹ khẳng định.

Mỹ viện trợ vắc-xin cho Việt Nam thông qua chương trình COVAX. Ảnh: UNICEF
Mỹ viện trợ vắc-xin cho Việt Nam thông qua chương trình COVAX. Ảnh: UNICEF

Mỹ vừa đạt được một dấu mốc quan trọng: phân phối 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đến hơn 110 quốc gia trên khắp thế giới.

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòngCOVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Có 2 loại vaccine được tiêm cho trẻ em độ tuổi này là vaccine Pfizer và Moderna.

Trong tháng 4, Chính phủ Úc đã viện trợ Việt Nam hơn 7,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Moderna dành cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Các liều vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em sẽ giúp tăng cường nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát COVID-19 thông qua việc mở rộng tiêm vaccine để bảo vệ những người trẻ tuổi ở Việt Nam.

Bộ Y tế: Người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm nếu ảnh hưởng đến việc cấp "hộ chiếu vaccine" của người dân

Ngày 19/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành về việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và triển khai ký xác nhận hộ chiếu vaccine.

Theo Bộ Y tế, để khẩn trương thực hiện các giải pháp "làm sạch" dữ liệu hàng triệu mũi tiêm chủng COVID-19 đã có thông tin về số định danh cá nhân nhưng chưa thể xác thực (do sai sót các thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh,....) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Đồng thời, để kịp thời phục vụ cho việc đi lại, giao thương quốc tế của người dân, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành rà soát, xác thực, bổ sung thông tin sai lệch, còn thiếu của người dân tiêm chủng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành trước ngày 30/04/2022.

Tổ chức rà soát, xử lý dứt điểm các phản ánh của người dân về thông tin tiêm chủng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và duy trì việc xử lý phản ánh theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 9458/BYT-CNTT trước ngày 25/04/2022.

Thực hiện ký số toàn bộ đối tượng tiêm chủng đã được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1908/BYT-CNTT, hoàn thành trước ngày 25/04/2022.

Cùng ngày, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng về việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và triển khai ký xác nhận "Hộ chiếu vaccine".

Tại văn bản, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao Tổ công tác Đề án 06 của các tỉnh, thành phố chủ trì chỉ đạo thực hiện "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19 theo Công văn số 1495/BYT-CNTT ngày 24/03/2022 về việc đôn đốc, bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng COVID-19 phục vụ kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Thời gian hoàn thành trước ngày 05/05/2022.

Bản tin COVID-19 sáng 20/4: Thêm 1,7 triệu liều vaccine Pfizer do Mỹ hỗ trợ đến Việt Nam
Bộ Y tế: Người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm nếu ảnh hưởng đến việc cấp "hộ chiếu vaccine" của người dân. Ảnh minh họa

Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn: Tổ chức rà soát, xử lý dứt điểm các phản ánh của người dân về thông tin tiêm chủng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và duy trì việc xử lý phản ánh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thực hiện ký số toàn bộ đối tượng tiêm chủng đã được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thời gian hoàn thành hai nội dung này trước ngày 30/04/2022.

Cả 2 văn bản này, Bộ Y tế nêu rõ, người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm nếu thông tin tiêm chủng của người dân bị sai sót không được cập nhật kịp thời, ảnh hưởng đến việc cấp hộ chiếu vaccine, phục vụ cho việc đi lại, giao thương quốc tế.

Bộ Y tế cũng đề nghị Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành lập danh sách cán bộ đầu mối phụ trách công tác tiêm chủng (bao gồm các thông tin: Họ và tên, Đơn vị, Chức vụ, Số điện thoại) gửi về Bộ Y tế để phối hợp trong việc "làm sạch" dữ liệu và cấp hộ chiếu vaccine.

Báo cáo kết quả triển khai các nội dung trên về Bộ Y tế (qua Cục Công nghệ thông tin, bản mềm gửi về địa chỉ email: hungnb.cntt@moh.gov.vn) trước ngày 5-6/05/2022 để tổng hợp báo cáo Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 19/4: Có 13.500 ca COVID-19 mới, số khỏi bệnh nhiều gấp gần 10 lần

Tính từ 16h ngày 18/4 đến 16h ngày 19/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.500 ca nhiễm mới tất cả đều ghi nhận trong nước (tăng 1.489 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.231 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.022), Phú Thọ (838), Yên Bái (605), Quảng Ninh (584), Nghệ An (571), TP. Hồ Chí Minh (557), Vĩnh Phúc (554), Hải Dương (531), Bắc Kạn (483), Đắk Lắk (478), Tuyên Quang (457), Thái Nguyên (432), Lào Cai (411), Bắc Giang (343), Cao Bằng (282), Gia Lai (281), Thái Bình (268), Bắc Ninh (244), Quảng Bình (231), Hưng Yên (231), Nam Định (230), Hòa Bình (220), Hà Giang (219), Đà Nẵng (206), Ninh Bình (191), Bà Rịa - Vũng Tàu (190), Sơn La (190), Quảng Nam (189), Điện Biên (179), Hà Tĩnh (176), Lai Châu (172), Tây Ninh (168), Lạng Sơn (166), Hải Phòng (146), Hà Nam (135), Quảng Trị (131), Quảng Ngãi (123), Bình Định (123), Cà Mau (121), Đắk Nông (115), Vĩnh Long (111), Bình Dương (75), Thanh Hóa (60), Bến Tre (53), Bình Phước (51), Thừa Thiên Huế (50), Phú Yên (48), Long An (44), Bình Thuận (40), Khánh Hòa (37), An Giang (32), Sóc Trăng (26), Bạc Liêu (22), Trà Vinh (19), Kon Tum (11), Đồng Nai (8 ), Cần Thơ (7), Đồng Tháp (6), Hậu Giang (4), Kiên Giang (3).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (-141), Yên Bái (-110), Hà Nội (-87).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+257), TP. Hồ Chí Minh (+220), Đắk Lắk (+155).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 18.051 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều 19/4.
Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều 19/4.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.489.319 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.052 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.481.571 ca, trong đó có 9.062.877 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.535.789), TP. Hồ Chí Minh (607.520), Nghệ An (477.183), Bình Dương (382.886), Bắc Giang (380.933).

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 124.630 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.065.694 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.010 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 732 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 122 ca

- Thở máy không xâm lấn: 29 ca

- Thở máy xâm lấn: 124 ca

- ECMO: 3 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 18/4 đến 17h30 ngày 19/4 ghi nhận 18 ca tử vong tại: Đắk Lắk (4), Kiên Giang (3), Đồng Nai (2), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Bến Tre (1), Hà Nam (1), Hà Nội (1), Lào Cai (1), Quảng Ninh (1), Vĩnh Long (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 17 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.975 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).