GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63%
Tin tức6 tháng đầu năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP Hà Nội ước tính tăng 7,63%
Bản tin COVID-19 sáng ngày 17/5 đáng chú ý với thông tin Hà Nội đã tiêm vaccine COVID-19 cho gần 170.000 trẻ từ 5-11 tuổi và Triều Tiên đã có hơn nửa triệu người nhiễm COVID-19.
Chiều 16/5, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 24 giờ qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 437 ca COVID-19.
Cụ thể, 437 bệnh nhân phân bố tại 138 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (47); Đông Anh (42); Hoàng Mai (41); Long Biên (38); Nam Từ Liêm (37).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là hơn 1,59 triệu ca.
![]() |
1 tháng, Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 cho gần 170.000 trẻ từ 5-11 tuổi. Ảnh minh họa |
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố còn 92.470 ca dương tính COVID-19 đang điều trị, trong đó có 146 ca điều trị tại bệnh viện và hơn 92.300 ca theo dõi tại nhà.
Đây là ngày thứ 27 thành phố không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong.
Về tiêm vaccine phòng COVID-19, tính từ chiều 16/4 cho đến hết ngày 15/5, Hà Nội đã triển khai tiêm mũi 1 cho gần 169.300 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo thông tin của Bộ Y tế, ngày 16/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.550 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 1.548 ca ghi nhận trong nước (giảm 46 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.355 ca trong cộng đồng).
Đây cũng là ngày có số ca mắc COVID-19 thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Đồng thời tổng số ca mắc trong ngày chỉ bằng 1/100 so với những ngày cao điểm của đầu tháng 3/2022.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.698.180 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.093 ca nhiễm).
![]() |
Cả nước chỉ còn hơn 290 ca COVID-19 nặng. Ảnh minh họa |
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.690.425 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.595.538), TP. Hồ Chí Minh (608.973), Nghệ An (483.573), Bắc Giang (386.445), Bình Dương (383.693).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.359.763 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.296.352 trường hợp, trong đó có 299 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 252; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19; Thở máy không xâm lấn: 4; Thở máy xâm lấn: 22; Thở ECMO: 2.
Hôm qua, 16/5, UBND TP HCM có kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân.
Theo đó, đối tượng tiêm chủng lần này là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.
Thời gian tiêm chủng bắt đầu ngay khi Bộ Y tế cung ứng vaccine, theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.
Vaccine được sử dụng để tiêm là mRNA (vaaccine Pfizer hoặc Moderna, vaccine AstraZeneca, vaccine cùng loại với mũi 3). Tiêm sau ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi 3. Đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 thì hoãn tiêm 3 tháng.
Cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm lập danh sách người bệnh đang quản lý, điều trị tại đơn vị; tổ chức tiêm theo hướng dẫn chuyên môn nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng theo quy định hoặc hướng dẫn người bệnh về địa phương đăng ký tiêm.
Cơ sở y tế lập danh sách người làm việc tại đơn vị đủ điều kiện tiêm vaccine mũi 4 để tổ chức tiêm (nếu cơ sở đủ điều kiện); trong trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm chủng thì chủ động phối hợp với cơ sở tiêm chủng khác hoặc địa phương nơi trú đóng để tổ chức tiêm vaccine cho người lao động đang làm việc tại đơn vị theo quy định.
Cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy có quản lý điều trị người nhiễm HIV lập danh sách người bệnh đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vaccine cho người bệnh.
![]() |
UBND TP HCM có kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân. Ảnh minh họa |
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp chính quyền địa phương nơi đơn vị trú đóng tổ chức tiêm.
UBND phường, xã, thị trấn lập danh sách người dân thuộc các nhóm đối tượng nêu trên đã đến thời hạn tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) để tổ chức điểm tiêm tại địa phương.
UBND TP yêu cầu tổ chức tiêm chủng thuận lợi cho người dân và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng, an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, giám sát, xử trí và báo cáo kịp thời, đầy đủ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
Tùy vào số lượng người đến hạn tiêm chủng để tổ chức các điểm tiêm; thông báo lịch tiêm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận điểm tiêm dễ dàng.
Tất cả điểm tiêm chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị cấp cứu. Bố trí mạng lưới cấp cứu ngoại viện và xe cấp cứu của các bệnh viện trực tại vị trí thuận tiện để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm khi có tình huống phát sinh.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng và y tế ngành về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 - mũi 4.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bản, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 4 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Sở Y tế các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022.
Số người sốt do COVID-19 lan rộng ở CHDCND Triều Tiên kể từ cuối tháng 4. Triều Tiên cho biết tới nay đã có 243.630 người khỏi bệnh và 280.810 người đang cách ly điều trị. Số trường hợp tử vong do COVID-19 là 27 người.
Làn sóng COVID-19 ập tới Triều Tiên cũng giống như các quốc gia khác. Nam Phi đã thông báo đợt nhiễm mới còn Mỹ tuần trước đã ghi nhận hơn 80 triệu ca mắc COVID-19 kể từ đầu đại dịch tới nay. Hơn 1 triệu người Mỹ đã tử vong do COVID-19, con số mà Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả là "cột mốc thảm họa". Những diễn tiến trên toàn cầu cũng cho thấy đại dịch COVID không có dấu hiệu thoái trào.
Triều Tiên đã áp đặt các biện pháp phòng dịch tối da kể từ đợt phong tỏa toàn quốc vào thứ 6 tuần trước sau khi thừa nhận chiến lược "zero COVID" đã không còn tác dụng.
![]() |
Dịch COVID-19 đang bùng phát ở Triều Tiên với trên nửa triệu ca mắc, 27 trường hợp tử vong. |
Trong cuộc họp khẩn nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết sự lan rộng của dịch COVID-19 đã gây ra xáo trộn lớn đối với Triều Tiên.
Đợt bùng phát dịch hiện nay tiềm ẩn mối nguy cơ nghiêm trọng đối với Triều Tiên, bởi tiêm phòng vaccine COVID-19 chưa được tiến hành rộng rãi cho 26 triệu người dân. Theo các chuyên gia y tế quốc tế, hệ thống y tế còn yếu của Triều Tiên cũng sẽ gặp khó khăn để chống đỡ với đợt bùng phát dịch lớn.
Ông Kee Park, chuyên gia y tế của Trường Y Harvard cho rằng Triều Tiên hiện mới chỉ đủ năng lực để xét nghiệm cho 1.400 người mỗi tuần.
CHDCND Triều Tiên trước đó đã khẳng định không ghi nhận ca mắc COVID-19 nào kể từ khi đóng cửa biên giới trước đại dịch từ 2 năm trước đây. Động thái đó cũng đã dừng việc giao thương với Trung Quốc và gây tổn hại cho nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên và lệnh trừng phạt của LHQ.
6 tháng đầu năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP Hà Nội ước tính tăng 7,63%
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành công văn khẩn cấp đình chỉ lưu hành và thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam phân phối. Lý do là công thức của các sản phẩm không đúng như hồ sơ đã công bố.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến tới một mốc thời điểm quan trọng khi cuộc đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước đang tiến tới thời điểm đạt thỏa thuận.
Ngày 2/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đường Văn Thiết (năm sinh 1981, thường trú tại phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến rộng rãi với nhiều thay đổi lớn trong quản lý hộ kinh doanh. Theo đó, các hộ sẽ được phân loại theo 4 ngưỡng doanh thu, tiến tới bỏ thuế khoán và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng hơn.
Ngày 2/7, Cục Hải quan cho biết, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa khởi tố vụ án xuất khống 1.400 tấn nguyên liệu thực phẩm là chân gà đông lạnh, dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng và hành vi chuyển tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan.
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu khổng lồ của Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ sít sao, mở đường cho một gói chính sách sẽ giảm mạnh thuế, cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và kiểm soát nhập cư. Dù điều này có thể khiến nợ công Mỹ tăng thêm 3.300 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/7 cho biết chính quyền của ông sẽ “phải xem xét” khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk sau khi người sáng lập Tesla tiếp tục công kích Tổng thống về dự luật chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ngày 2/7, C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Sản phẩm Désembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe toàn tuyến trong tháng 7/2025 và chính thức đón phương tiện lưu thông vào ngày 19/8/2025 tới đây.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, khẩn trương triển khai xây dựng, đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia từ ngày 19/8/2025…
Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố có tới 46 khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực như hàng không, công nghiệp, nông nghiệp, chứng khoán, xây dựng… được giảm mạnh 50%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Từ sau ngày 1/7, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh lại cấu trúc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư khi đưa ra thị trường để phù hợp với quy định mới và không còn bao gồm các quyền lợi khác đính kèm như: tai nạn, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, nằm viện...
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Xây dựng cho phép thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn so với quy định hiện hành, giúp mở rộng quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?