168 dự án nhà ở tại Hà Nội còn thiếu các công trình hạ tầng

Chiều 14/10, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về quản lý, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có khoảng 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên, tập trung ở các quận mới thành lập và các huyện đang triển khai đề án phát triển thành quận. Trong đó, có 98 dự án đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, các công trình trường học, nhà trẻ, y tế, văn hóa, chợ được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân.

Tại phiên giải trình, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng chỉ rõ, trong 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở quy mô từ 2ha trở lên, hiện có tới 168 dự án chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chiếm 63%.

Một số khu đô thị, khu nhà ở sau khi đưa vào khai thác, sử dụng vẫn chưa đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định; chưa khớp nối đồng bộ với hạ tầng khu vực. Có thể kể đến Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy triển khai từ cách đây 20 năm, nhưng có đường số 1 khu đô thị có chiều dài khoảng 500m, mặt cắt ngang 17,5m kết nối đường Vành đai 2,5 với phố Khúc Thừa Dụ vẫn chưa hoàn thành. Tại Khu đô thị mới C2 Gamuda, quận Hoàng Mai, còn tuyến đường phía bắc có mặt cắt 30m nhiều năm chưa được triển khai do chồng lấn Khu công nghiệp Vĩnh Tuy giai đoạn 2…

Tại phiên giải trình, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố cũng chỉ rõ một số dự án công trình hạ tầng xã hội thiết yếu như: trường học, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí... chậm triển khai, chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch theo dự án được phê duyệt, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Cá biệt, Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm được phê duyệt năm 2007, có quy hoạch Công viên - hồ điều hòa, nhưng phần diện tích công viên đã biến thành bãi tập kết rác thải,15 năm đã trôi qua mọi thứ vẫn còn dở dang. Tại khu đô thị Dương Nội, có Công viên Thiên văn học được Tập đoàn Nam Cường xây dựng từ quý II/2017, với tổng vốn đầu tư 260 tỷ đồng, có tổng diện tích 12 ha, nhưng sau hai năm kể từ khi hoàn thành, công viên này vẫn chưa một lần mở cửa… Các hạng mục phía bên ngoài công viên đã xuống cấp…

168 dự án nhà ở tại Hà Nội còn thiếu các công trình hạ tầng
168 dự án nhà ở tại Hà Nội còn thiếu các công trình hạ tầng. Ảnh minh họa: Báo Giao thông

Bức xúc trước những vi phạm tại các dự án, công trình trong các khu đô thị, nhà ở, tại phiên giải trình, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố chỉ rõ, những bất cập này có trách nhiệm của chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương trong phê duyệt, giám sát, thanh tra, kiểm tra. Chính vì vậy, những hạn chế này rất cần được nhận diện, quy rõ trách nhiệm, rõ địa chỉ, rõ chế tài xử phạt, bảo đảm thực hiện nghiêm kỷ cương, đúng quy định pháp luật.

Giải trình, làm rõ các vấn đề cử tri và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố quan tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên một phần do các quy định hiện hành còn chồng chéo, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chưa được tháo gỡ. Việc xây dựng kế hoạch lập quy hoạch còn hạn chế, chưa dự báo và lường được hết những khó khăn vướng mắc trong khi triển khai. Mặt khác, trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư tự ý chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án khi chưa đủ điều kiện...

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Thực hiện Chương trình giám sát năm 2022, với tinh thần khẩn trương, kịp thời, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố đã chỉ đạo các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố khảo sát, chuẩn bị nội dung, xây dựng kế hoạch tổ chức phiên giải trình về quản lý, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn.

Qua đó, nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở; xác định rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó đề ra các giải pháp, lộ trình để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở bảo đảm đồng bộ, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Hơn 4,8 tỷ USD vốn FDI chảy về các khu công nghiệp tại Hải Dương

Đến tháng 10/2022, các khu công nghiệp tại Hải Dương đã thu hút được tổng số 235 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD.

Theo báo Hải Dương, từ đầu năm đến ngày 13/10, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt trên 241 triệu USD, vượt 20% kế hoạch năm và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 23 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư, với số vốn tăng thêm 221 triệu USD, vượt 81% so với kế hoạch năm và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp liên tục tăng vốn, mở rộng sản xuất. Việc tăng vốn tập trung ở các công ty TNHH như Huyndai Kefico Việt Nam (tăng 50 triệu USD), Hitachi Cable Việt Nam (tăng 39,3 triệu USD), LMS Vina (tăng 30 triệu USD)...

Tính đến tháng 10/2022, các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút được tổng số 235 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD.

Hiện tại, tỉnh Hải Dương đang triển khai 6 KCN mới, trong đó có ba KCN mở rộng. Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu giải phóng mặt bằng (GPMB) và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 6 KCN, gồm: Gia Lộc, An Phát 1, Kim Thành, Tân Trường mở rộng, Đại An mở rộng và Phúc Điền mở rộng với tổng diện tích gần 1.135 ha.

Các KCN mới này sẽ có 760 ha đất công nghiệp cho thuê, còn lại phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đại diện Ban Quản lý các KCN tỉnh thông tin với 11 KCN đã đi vào hoạt động, quỹ đất công nghiệp có thể cho thuê chỉ còn khoảng 140 ha.

UBND tỉnh đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ GPMB các KCN, bảo đảm tiến độ đề ra nhằm tạo quỹ đất công nghiệp mới thu hút đầu tư.

Bộ Công an thông báo kết luận định giá loạt dự án tại Phan Thiết

Ngày 15/10, nguồn tin Tiền Phong cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có thông báo số 2384/TB-VPCQCSĐT về kết luận giám định tài sản.

Theo thông báo nêu trên, kết quả định giá quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết tại thời điểm 10/4/2015 đến 25/11/2015 là hơn 2.863 tỷ đồng. Số tiền này chỉ là phần diện tích 363.523,6 m2 đất ở đô thị được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, trong tổng số 620.656 m2 của dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết.

Trong khi trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2 nêu trên là 936,8 tỷ đồng.

Như vậy, số tiền mà tỉnh Bình Thuận đã áp thu đối với dự án nêu trên thấp hơn khoảng 1.900 tỷ đồng so với kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp Bộ.

Dự án Khu du lịch đô thị biển Phan Thiết của Công ty TNHH Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, thuộc Tập đoàn Rạng Đông (trụ sở tại TP.Phan Thiết, Bình Thuận) có diện tích hơn 62 ha. Toàn bộ dự án này trước đây là sân golf Phan Thiết, được một tỷ phú Mỹ được xây dựng từ năm 1993, đến năm 1997 đưa vào khai thác cùng với khách sạn Phú Thủy (nay là Ocean Dunes).

Đến ngày 15/11/2013, dự án được chuyển nhượng chủ đầu tư lần thứ 4 sang Công ty CP Rạng Đông. Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Bình Thuận cấp với mục tiêu “xây dựng và kinh doanh một sân golf đạt chuẩn quốc tế và các công trình phục vụ kèm theo”. Nhưng hơn 1 tháng sau, ngày 24/12/2013, Công ty CP Rạng Đông có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển hơn 36 ha đất thể dục, thể thao của sân golf Phan Thiết thành đất ở đô thị để kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng và các công trình phụ trợ.

Tại Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận ngày 26/12/2014 về việc ban hành qui định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019, giá đất đường Nguyễn Tất Thành 11 triệu đồng/m2, giá đất đường Tôn Đức Thắng 14 triệu đồng/m2 và giá đất trục đường ven biển là 8,4 triệu đồng/m2.

Đến ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Bình Thuận lại có Quyết định số 3371/QĐ- UBND về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2 được phép chuyển mục đích sử dụng đất của dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết. Trong đó, tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2 là 936,8 tỉ đồng, tức chỉ gần 2,6 triệu đồng/m2.

Dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị” của Công ty Trường Phúc Hải, ở P. Đức Long, TP.Phan Thiết đã bán thương mại. Ảnh Thanh Niên
Dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị” của Công ty Trường Phúc Hải, ở P. Đức Long, TP.Phan Thiết đã bán thương mại. Ảnh: Thanh Niên

Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã gửi thông báo tới UBND tỉnh Bình Thuận về kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp Bộ đối với dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị” của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải (phường Đức Long, TP.Phan Thiết, tên thương mại là Hammubay Phan Thiết).

Toàn bộ diện tích đất 269.915,2 m2 giai đoạn 1 của dự án Hammubay Phan Thiết (trong đó có 105.079 m2 là đất ở đô thị và 3.474,6 m2 là đất ở kết hợp thương mại dịch vụ) được định giá thời điểm mà UBND tỉnh Bình Thuận giao đất vào ngày 27/2/2018 với số tiền định giá là hơn 476,8 tỷ đồng. Còn tại thời điểm ngày 15/5/2021, số tiền định giá tại dự án Hammubay Phan Thiết là hơn 1.382 tỷ đồng.

Trong khi đó, Cục Thuế tỉnh Bình Thuận đã có thông báo tạm nộp tiền sử dụng đất, thuê đất ở dự án Hammubay Phan Thiết với số tiền là hơn 248 tỷ đồng cho toàn bộ diện tích đất 269.915,2 m2 nêu trên. Công ty Trường Phúc Hải đã nộp vào ngân sách tỉnh Bình Thuận số tiền này.

Tương tự, dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài, TP.Phan Thiết) được Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp Bộ định giá 3 lô đất mà UBND tỉnh Bình Thuận giao cho Công ty CP Tân Việt Phát (lô 18,19 và 20) số tiền định giá thời điểm ngày 7/3/2017 là hơn 156,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, thời điểm mà UBND tỉnh Bình Thuận giao đất cho Công ty CP Tân Việt Phát không đấu giá 3 lô đất ở dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 với giá 111 tỷ đồng.

Dự án biệt thự Valley of Dreams II – Luxury tại EcoLakes Mỹ Phước

Valley of Dreams II – Luxury (Thung Lũng Ước Mơ II) là khu biệt thự thuộc dự án EcoLakes Mỹ Phước, có vị trí nằm tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Dự án nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, thuận tiện di chuyển qua Thủ Dầu Một và thành phố Hồ Chí Minh bằng tuyến đường Quốc lộ 13.

Valley of Dreams II – Luxury có quy mô 7,98 ha, được bao quanh bởi 2 công viên sinh thái là Forest Park và Dreams Park rộng 5 ha. Dự án được quy hoạch với mô hình biệt thự với tổng vốn đầu tư 2,5 triệu USD.

Được thiết kế theo phong cách hiện đại, dự án Valley of Dreams II - Luxury với 259 căn biệt thự, bao gồm các mẫu đơn lập, song lập và dinh thự. Tại giai đoạn 1 và 2 dự án cung cấp ra thị trường bao gồm 178 căn biệt thự, trong đó:

- Dinh thự có ký hiệu Z1C với số lượng 2 căn. Diện tích từ 617 – 791 m2, diện tích xây dựng lên đến 326 m2, tổng diện tích sàn lên đến 1.005 m2.

- Biệt thự đơn lập gồm các căn có ký hiệu SV14-4E (18 căn), Z1D (7 căn), SV12-3E (57 căn), SV12-3F (10 căn). Diện tích từ 300 – 558 m2, diện tích xây dựng 137 – 187 m2 với tổng diện tích sàn khoảng 407 – 602 m2.

- Biệt thự song lập: SD10-3E (60 căn), SD10-3F (20 căn),SD10-3G (4 căn). Diện tích đất từ 20 – 305 m2, diện tích xây dựng khoảng 140 m2 với tổng diện tích sàn 389 – 414 m2.

Các sản phẩm tại dự án Valley of Dreams II – Luxury có mức giá bán tham khảo trên thị trường từ 22,7 triệu đồng/m2.
Các sản phẩm tại dự án Valley of Dreams II – Luxury có mức giá bán tham khảo trên thị trường từ 22,7 triệu đồng/m2.

Dự án sở hữu 2 công viên lớn là Forest Park và Dreams Park, cùng hệ thống tiện ích ngoại khu như: hồ bơi vô cực, phòng gym, sân bóng đá, sân tennis, khu BBQ…

Chủ đầu tư dự án Valley of Dreams II – Luxury là Công ty Cổ phần SetiaBecamex, được thành lập vào ngày 08/11/2007, đặt trụ sở tại khu nhà văn phòng, đường R11-1, Ecolakes Mỹ Phước, khu phố 6, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Công ty Cổ phần SetiaBecamex được liên doanh bởi 3 thành viên gồm: Công ty SP Setia (Malaysia) đóng góp 50%, Công ty Becamex (Bình Dương) góp 45% và Treasure Lik (Hồng Kông) góp 5%. Do ông Leong Swee Chow là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Ngày 20/05/2022, tổ chức lễ động thổ thi công hạ tầng khu biệt thự Valley of Dreams II – Luxury.

Các sản phẩm tại dự án Valley of Dreams II – Luxury có mức giá bán tham khảo trên thị trường từ 22,7 triệu đồng/m2.