Hàng loạt vi phạm ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Kết luận thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các dự án đầu tư; tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2015-2019 vừa được Thanh tra Chính phủ công khai. Qua đó hàng loạt vấn đề, vi phạm trong công tác quản lý tạp chí, quản lý các cơ sở nhà đất, thực hiện dự án đã "lộ sáng".

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Ban Kế hoạch-Tài chính, Ban Tổ chức cán bộ không tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức, hoạt động tài chính của các tạp chí theo quy chế tổ chức và hoạt động của các tạp chí. Nội dung quy chế hoạt động còn bất cập, không tiết kiệm ngân sách nhà nước. Các đơn vị để tồn số lượng lớn tạp chí, gây lãng phí ngân sách nhà nước số tiền trên 7,5 tỷ đồng.

Trong 5 năm, số lượng tạp chí tồn kho của 33 đơn vị lên tới 104.811 cuốn (Tiếng Việt 92.959 cuốn, Tiếng Anh 11.852 cuốn), lãng phí.

Cá biệt, có đơn vị để tồn kho số lượng lớn tạp chí, như: Tạp chí Triết học tồn 10.742 cuốn, Đông Nam Á 8.174 cuốn, Châu Phi và Trung Đông 6.381 cuốn, Hán Nôm 6.868 cuốn…; tạp chí Tiếng Anh (Tạp chí Tôn giáo in 1.850 cuốn, tồn 1.084 cuốn; Tạp chí Triết học in 4.000 cuốn, tồn 2.358 cuốn; Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội in 2.000 cuốn, tồn 840 cuốn).

"Các đơn vị tạp chí không xây dựng, lập các loại quỹ theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của các tạp chí"- Thanh tra Chính phủ nêu.

Trách nhiệm đối với các khuyết điểm của các tạp chí thuộc các đơn vị để tồn kho nhiều tạp chí và Ban Kế hoạch-Tài chính, Ban Tổ chức cán bộ thời kỳ 2015-2019.

Viện Hàn lâm chậm ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, không phê duyệt Quy chế phối hợp sử dụng chung trụ sở làm việc. Điều này dẫn đến các đơn vị trực thuộc thực hiện không đầy đủ các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Văn phòng Viện Hàn lâm không xây dựng phương án sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất được giao quản lý, dẫn đến có 5 cơ sở nhà, đất chưa có phương án sắp xếp chính thức; 3 cơ sở nhà đất chưa có phương án sắp xếp; 2 cơ sở chưa được phê duyệt sắp xếp; 10 cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số cơ sở nhà đất có tranh chấp chưa được giải quyết.

8 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng không hiệu quả trong thời gian dài phải được trả lại Nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Công bố quyết định thanh tra Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Người Lao động
Công bố quyết định thanh tra Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Người Lao động

Bảo tàng Dân tộc học, Văn phòng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở nhà, đất và liên doanh, liên kết trong thời gian dài nhưng không lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê; không thực hiện đấu giá, không thực hiện trích khấu hao tài sản; không thông báo công khai giá cho thuê…

Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tùy tiện cho doanh nghiệp sử dụng đất 10.000m2 không có hợp đồng, vi phạm Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ phát hiện Viện Hàn lâm phê duyệt điều chỉnh dự án "Đầu tư xây dựng công trình Viện Phát triển vùng Trung Bộ" không đúng tên dự án được duyệt; phê duyệt quyết toán, tên hạng mục không đúng thực tế công trình xây dựng; công trình xây dựng không đúng thiết kế cơ sở được phê duyệt, hiệu quả dự án không đúng mục tiêu đề ra. Cơ quan này cũng chưa chấp hành kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 456 triệu đồng.

Việc phê duyệt dự án Cơ sở nghiên cứu và đào tạo Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên không phù hợp thực tế, thừa so với tiêu chuẩn, định mức 5.099m2.

Phê duyệt chủ đầu tư dự án Học viện Khoa học xã hội trước khi có chủ trương đầu tư, không đúng quy định của Chính phủ; hợp đồng rà phá bom mìn không có cơ sở pháp lý, đưa một số chi phí vào hợp đồng không đúng quy định của Bộ Xây dựng, phải giảm trừ 303 triệu đồng.

Ban Quản lý dự án chuyên ngành của Viện Hàn lâm ký hợp đồng xây dựng không đúng quy định về tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vượt chi phí dự phòng, kiến nghị giảm trừ thanh toán 738 triệu đồng. Thành phần ban quản lý dự án không đáp ứng yêu cầu; không xây dựng quy chế hoạt động theo quy định của Chính phủ (dự án Cơ sở nghiên cứu khối các Viện nghiên cứu quốc tế).

Viện Khảo cổ học thành lập Trung tâm nghiên cứu khảo cổ dưới nước không đúng thẩm quyền theo quy định của Chính phủ; sử dụng tên gọi của dự án tùy tiện, không thống nhất; chưa báo cáo quyết toán chi phí đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.

Bảo tàng Dân tộc học thành lập Ban quản lý các dự án không đủ năng lực quản trị dự án; không đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Quản lý dự án còn nhiều yếu kém, dẫn đến trong quá trình thực hiện phải thay đổi model, xuất xứ so với hợp đồng. Thành lập tổ giám sát dự án đầu tư không đúng quy định của Luật Đấu thầu.

"Các dự án của Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên, lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhiều lần trong năm không đúng quy định của Luật Đấu thầu; năng lực Ban quản lý dự án không đảm bảo quy định. Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ chưa lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành các công trình sửa chữa, cải tạo"- kết luận thanh tra chỉ rõ.

Trong khi đó, Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện quy trình đấu thầu còn có khuyết điểm (không lập biên bản kiểm tra vật liệu xây dựng, không thực hiện thí nghiệm vật liệu; nhật ký công trình ghi sơ sài; bố trí cán bộ kỹ thuật không đúng chuyên ngành), mua phần mềm kế toán chưa tiết kiệm ngân sách. Xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành Viện Hàn lâm không đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống điều hành tác nghiệp của Viện Hàn lâm (dự án nâng cao năng lực quản lý, điều hành).

Hoàn thiện báo cáo Quốc hội chủ trương đầu tư ba dự án cao tốc

Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2758/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về hoàn thiện báo cáo Quốc hội về chủ trương đầu tư ba dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1).

Theo văn bản trên, Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là: bổ sung Kết luận của Bộ Chính trị nêu tại Thông báo số 15-TB/TW ngày 27/4/2022 của Văn phòng Trung ương Đảng; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Giao thông Vận tải cần bổ sung nội dung về cân đối nguồn vốn của ngân sách địa phương tham gia đầu tư các dự án thành phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 và cơ cấu lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của địa phương; nêu rõ tỉnh Đồng Nai đã có văn bản cam kết bố trí ngân sách tỉnh tham gia đầu tư, xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) và ý kiến của các Thành viên Chính phủ, rà soát kỹ lưỡng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các Dự án, các Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ba Dự án nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký các Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ba Dự án nêu trên.

Quận Đống Đa đang khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trong 5/2022

Về vi phạm trật tự xây dựng tại công trình nhà 5 tầng ở 84 đường Láng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn cho biết, khu đất 90 đường Láng được TP giao Công ty TNHH điện tử Ánh Sao được lập dự án, triển khai khu nhà đa năng 27 tầng nổi, 4 tầng hầm, được Sở Xây dựng cấp giấy phép và đến nay dự án này đang thi công cọc khoan nhồi.

Trên thực tế, cạnh khu đất này, có căn nhà của hộ dân ở số 84 đường Láng với 2 mặt tiếp giáp. Cuối năm 2019, dự án 90 đường Láng bắt đầu tháo dỡ công trình trên khu đất để triển khai dự án. Trong quá trình này máy móc va đập gây sụt lún 1 góc nhà 84 đường Láng.

Chủ đầu tư dự án 90 đường Láng đã thỏa thuận với nhà 84 đường Láng về việc gia cố, cải tạo lại nhà 84. Tuy nhiên, tháng 12/2019, phường Ngã Tư Sở và cơ quan chuyên môn của quận phát hiện ngoài việc gia cố, nhà 84 Đường Láng có xây thêm ốp trần ở phía sau. Quận đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm rõ, xử lý nghiêm.

Cụ thể, UBND quận đã chỉ đạo các đơn vị mời chủ đầu tư dự án 90 và chủ nhà 84 đường Láng lên làm việc. Tuy nhiên sau 5 lần mời từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, hai chủ thể nói trên không hợp tác, đóng cửa và thậm chí thuê người ngăn cản sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Các biên bản của chính quyền địa phương lập đều không có hai chủ thể liên quan.

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho rằng, việc chậm trễ trong xử lý vi phạm bên cạnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì có sự không hợp tác của 2 chủ thể nói trên. Quận đã họp tham vấn các Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp để thiết lập hồ sơ vi phạm. Đầu năm 2022, quận đã có hướng dẫn chính thức của các sở ngành để thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm ở công trình này.

Công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng (Ảnh: internet)Công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng (Ảnh: internet)
Công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng (Ảnh: internet)

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo Thành ủy, UBND TP, quận Đống Đa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị, phòng ban về việc kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 Đường Láng. Đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp các Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tư pháp, Thanh tra TP trong tiến hành công tác kiểm tra, xác minh, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại khu vực số nhà 84 đường Láng và Dự án khu nhà đa năng số 90 đường Láng.

Đặc biệt, quận cũng đã ban hành quyết định tạm đình chỉ các cán bộ, công chức liên quan tại Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận và UBND phường Ngã Tư Sở để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý theo quy định.

Theo đó, từ ngày 8 - 22/4/2022, UBND quận Đống Đa đã đề nghị, phân công các đơn vị nội chính, các phòng, đơn vị thông báo, mời làm việc, kiểm tra thực tế tại hiện trường với các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Xác định diện tích, mốc giới, quy mô, tính chất công trình vi phạm với 3 tổ chức và 3 cá nhân.

Đồng thời, tiến hành quy trình kiểm tra, thiết lập các hồ sơ để xử lý vi phạm trật tự xây dựng; xây dựng phương án cưỡng chế phà dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng đúng quy định và dự kiến tổ chức thực hiện từ ngày 25/5 - 5/6/2022.

Nhà phố thương mại Đồng Đăng Center Park Lạng Sơn mở bán với giá từ 3,5 tỷ đồng/căn

Đồng Đăng Center Park có tị trí nằm tại 2 trục đường Trần Quốc Toản và Nguyễn Đình Lộc, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án có vị trí nằm cạnh các tuyến đường lớn như quốc lộ 1A, quốc lộ 4A, đường 1B thuận tiện di chuyển đến các tỉnh lân cận.

Đồng Đăng Center Park có tổng diện tích 3.498 m2, cung cấp ra thị trường 26 căn shoptel. Các sản phẩm shoptel có diện tích đất từ 73,25 – 181 m2, được thiết kế với chiều cao 4 tầng với mật độ xây dựng từ 74 - 97%.

Mỗi một căn shoptel đều sở hữu một không gian thiết kế 2 đến 3 mặt tiền, với thiết kế mặt tiền rộng từ 7- 12 m. Bên cạnh đó, các căn Shoptel tại đây đều có thiết kế thang máy để thuận tiện cho kinh doanh và sinh hoạt.

Phối cảnh phố thương mại Đồng Đăng Center Park Lạng Sơn
Phối cảnh Dự án nhà phố thương mại Đồng Đăng Center Park Lạng Sơn.

Dự án Đồng Đăng Center Park sở hữu những tiện ích ngoại khu như: nằm ngay cạnh ủy ban, trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở và chợ Đồng Đăng. Chỉ cách sân vận động và bến xe 250 m, cách đền Mẫu khoảng 300 m. Và dễ đang di chuyển đến các cửa khẩu như cách cửa khẩu Hữu Nghị 2 km, cách cửa khẩu Tân Thanh 13 km.

Chủ đầu tư dự án Đồng Đăng Center Park là Công ty TNHH Phúc Hoàng Nguyên, Hợp Nhất Land là đơn vị phân phối của dự án.

Dự án Đồng Đăng Center Park được khởi công vào tháng 06/2021, các sản phẩm shoptel thuộc dự án có mức giá tham khảo trên thị trường từ 3,5 tỷ đồng/căn.