Đồng Nai không muốn làm cầu và quốc lộ đi qua Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Sau khi tỉnh Bình Phước đề xuất xây cầu Mã Đà bắc qua sông Mã Đà, nối đường tỉnh 753 của Bình Phước với đường tỉnh 761 của Đồng Nai và mở quốc lộ mới 13C, tỉnh Đồng Nai đã họp bàn và yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, bởi đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường, vừa có cuộc họp nhanh với lãnh đạo Khu bảo tồn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai cùng các chuyên gia, nhà khoa học để lấy ý kiến về việc tỉnh Bình Phước đề xuất xây cầu Mã Đà, làm đường xuyên tâm Khu bảo tồn.

Theo Sở Giao thông vận tải Đồng Nai, quy hoạch mở quốc lộ 13C để phát triển hạ tầng, kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ là hợp lý. Tuy nhiên, tuyến 13C quy hoạch sẽ đi qua khu rừng là khu dự trữ sinh quyển thế giới mà đây là khu vực không được tác động vào. Tỉnh Đồng Nai nhận thấy điều này bất cập nên chưa thống nhất.

Tại cuộc họp khẩn này, đại diện KBT cho rằng, Khu bảo tồn thuộc nhóm di sản về đa dạng sinh học cao, di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt. Khu bảo tồn không đồng ý việc mở quốc lộ 13C xuyên lõi Khu bảo tồn nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cách mạng Chiến khu D.

Trong khi đó, Phó chủ tịch thường trực Hội Đất ngập nước Việt Nam (VNWA), GS. Hoàng Văn Thắng nhận định: Nếu mở quốc lộ 13C sẽ vi phạm cùng lúc nhiều luật như Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định liên quan. Việc xây dựng dự án cầu Mã Đà và đường kết nối xuyên KBT cũng đồng thời vi phạm các cam kết quốc tế về khu dự trữ sinh quyển thế giới, sẽ bị Tổ chức UNESCO rút danh hiệu.

Việc kết nối đường tỉnh 753 và đường tỉnh 761 và nâng cấp mở quốc lộ 13C, sẽ tạo tuyến đường hơn 70 km đi xuyên qua Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; trong đó chiều dài xuyên lõi Khu bảo tồn khoảng 40 km. Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn, đánh giá rằng việc tạo ra tuyến đường gần 40 km đi xuyên qua vùng lõi rừng đặc dụng Khu bảo tồn sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ nghiêm diện tích rừng hiện hữu, sinh cảnh sống của các loài động vật quý hiếm và gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng do khu bảo tồn đang quản lý. “Việc xây dựng cầu Mã Đà trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp với Đề án bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, đã được phê duyệt”, ông Hảo nhấn mạnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuổi trẻ
Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuổi trẻ

GS. Hoàng Văn Thắng làm bài toán: Quốc lộ 13C nếu được thực hiện và xây dựng bốn làn đường thì ít nhất là 24 m chiều rộng và 40 km chiều dài, tổng diện tích chiếm dụng vào khoảng 50 ha. Theo quy định, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 50 ha ở vùng lõi cần phải được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Mới đây, tỉnh Đồng Nai đã có các cuộc họp bàn về đề xuất xây cầu Mã Đà và mở tuyến 13C xuyên lõi rừng Khu bảo tồn. Lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu có giải pháp để bảo vệ. Theo đó, tập thể Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai đã kết luận giao cho Ban cán sự Đảng ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xin ý kiến các bộ ngành để điều chỉnh hướng tuyến quốc lộ 13C đoạn qua Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Trước đó, ngày 29/2/2022, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đã có Văn bản số 227/BC-KBT-HKL về việc điều chỉnh hướng tuyến quốc lộ 13 đoạn qua Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai và cầu Mã Đà.

Văn bản 227 có đoạn nêu: Với nhận thức sâu sắc, Khu bảo tồn là tài sản vô giá, từ năm 1997 tỉnh Đồng Nai đã thực hiện việc đóng cửa rừng để bảo vệ nguyên vẹn các diện tích rừng tự nhiên hiện có và trồng bổ sung rừng.

Chọn 70-80% nội dung thẩm quyền cấp tỉnh để đề xuất làm cơ chế đặc thù cho Thủ Đức

Chiều 16/4, Thành ủy Thành phố Thủ Đức đã tổ chức Hội nghị lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi ghi nhận những kết quả TP Thủ Đức đã đạt được trong quý I/2022. Ông đề nghị Thành ủy Thủ Đức cần tập trung lãnh đạo nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù, vượt trội để trở thành trung tâm động lực mới cho TPHCM.

“Xây dựng TP Thủ Đức là trung tâm động lực mới cho TPHCM và cả vùng thì cần đề xuất chính sách đặc thù đáp ứng được yêu cầu đó” – ông Mãi nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị TP Thủ Đức rà soát, xác định những nội dung thuộc thẩm quyền của TPHCM để đề xuất cơ chế thí điểm cho Thủ Đức trong thời gian đợi một nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54.

Theo ông Phan Văn Mãi, Quốc hội cơ bản thống nhất cơ chế đặc thù cho TP Thủ Đức sẽ là một phần trong nghị quyết thay thế Nghị quyết 54. Tuy nhiên, ông cho biết, việc ban hành nghị quyết mất nhiều thời gian. Thông thường, cuối năm thông qua thì giữa năm sau mới áp dụng. Vì vậy, Thủ Đức cần rà soát và chủ động đề xuất cơ chế thí điểm thuộc thẩm quyền của TPHCM để phân quyền.

"Nên chăng, Thủ Đức chọn ra 70-80% nội dung thẩm quyền của cấp tỉnh để đề xuất áp dụng làm cơ chế đặc thù để phát triển" – ông Mãi gợi ý.

Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nhìn từ trên cao

Chọn 70-80% nội dung thẩm quyền cấp tỉnh để đề xuất làm cơ chế đặc thù cho Thủ Đức. Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND TPHCM còn cho hay ngày 1/7 tới là tròn một năm TPHCM thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Ông giao TP Thủ Đức làm điểm sơ kết mô hình chính quyền đô thị sau một năm triển khai, nhận diện các vấn đề để tìm cách giải quyết.

Đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, Chủ tịch Phan Văn Mãi yêu cầu căn cứ kế hoạch năm để điều hành và những nội dung TPHCM đã giao nhiệm vụ từ đầu năm để bám sát triển khai. Ông đề nghị Thủ Đức tập trung triển khai chương trình chuyển đổi số, chương trình nhà ở, tính lại vấn đề nhà trọ, nhà ven kênh rạch, nhà thay thế chung cư cũ, nhà ở xã hội... căn cứ nhu cầu, nguồn lực và có kế hoạch thực hiện từng năm.

Ngoài ra, ông Phan Văn Mãi yêu cầu Thủ Đức tập trung giải quyết và phối hợp giải quyết các vụ việc tồn đọng trên địa bàn; nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính. Ông đề nghị địa phương rà soát điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu để đến cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay có thể tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn.

“Rà soát điều chỉnh bố trí sắp xếp lại đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Mạnh dạn đưa vào những người xứng đáng và cũng mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch hoặc không quy hoạch những người không xứng đáng. Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ để phục vụ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” – ông Mãi yêu cầu.

Theo Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ TP Thủ Đức quản lý (giá thực tế) lũy kế đến tháng 3 là 23.064,78 tỷ đồng, tăng 22,8% so cùng kỳ (18.782,02 tỷ đồng), đạt 29,17% kế hoạch năm 2022 (79.070 tỷ đồng).

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp TP Thủ Đức quản lý (giá thực tế) lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất ngành công nghiệp là 7.836,45 tỷ đồng, tăng 7,93% so cùng kỳ (7.260,77 tỷ đồng), đạt 22,67% kế hoạch năm 2022 (34.560 tỷ đồng).

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo phân cấp thực hiện đến ngày 10/4/2022 là 8.575,101 tỷ đồng, đạt 39,81% so tổng dự toán năm 2022 (21.542 tỷ đồng) và bằng 276,42% so với cùng kỳ (3.102,256 tỷ đồng).

Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện đến ngày 10/4/2022 là 1.334,445 tỷ đồng, đạt 44,10% so tổng dự toán năm 2022 (3.026,290 tỷ đồng) và bằng 135,62% so với cùng kỳ năm trước (983,965 tỷ đồng).

Thanh Trì thiếu 3 tiêu chí để lên quận vào 2025

Hà Nội đề ra kế hoạch đến năm 2025 đưa 5 huyện Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì lên quận và dự kiến chi gần 83.000 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu này.

Để hoàn thành đề án thành quận, các huyện phải đạt được hai nhóm tiêu chí, gồm 27 tiêu chí để huyện thành quận và 15 tiêu chí để xã thành phường.

Với huyện Thanh Trì, đến nay địa phương đã đạt 24/27, thiếu 3 tiêu chí về: Cân đối thu, chi ngân sách; mật độ giao thông đô thị và đất cây xanh công cộng.

Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, 3 tiêu chí còn thiếu đang có sự chuyển biến tích cực.

Cụ thể, tỷ lệ cân đối thu, chi ngân sách của huyện đã đạt 52,3% tính đến hết năm 2021. Tiêu chí mật độ giao thông đô thị đạt 9,3km/km2 - còn thiếu khoảng 0,7 km/km2 so với tiêu chuẩn quận - tương ứng hơn 50 km đường giao thông đô thị.

Còn tiêu chí đất cây xanh công cộng trên địa bàn đạt 4,5 m2/người - thiếu 1,5 m2/người - tương đương thiếu hơn 41 ha đất cây xanh công cộng.

Để hiện thực hóa mục tiêu lên quận vào 2025, huyện Thanh Trì đặt lộ trình cụ thể nhằm giải quyết 3 tiêu chí còn thiếu.

Địa phương dự kiến tỷ lệ cân đối thu, chi ngân sách đạt 63,6% tính đến hết 2022; 77,5% vào 2023; 98,7% vào 2024 và 2025 sẽ vượt mức 109%.

Với tiêu chí mật độ giao thông đô thị, huyện đề xuất thực hiện 46 dự án đường giao thông giai đoạn 2021-2025. Nếu hoàn thành tất cả 46 dự án, đến hết năm 2025, số km đường giao thông đô thị trên địa bàn huyện sẽ tăng thêm khoảng 51,55 km, vượt tiêu chuẩn “mật độ đường giao thông đô thị” để lên quận.

Huyện cũng tập trung đầu tư 18 dự án hạ tầng cây xanh công cộng, 13 dự án trung tâm văn hóa kết hợp cây xanh công cộng tại các xã để hoàn thành tiêu chí cuối cùng về đất cây xanh công cộng trên địa bàn. Dự kiến đến hết 2022, tỷ lệ này tăng thêm 49,31 ha, vượt con số mà huyện đang còn thiếu.

Phó chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải gợi ý huyện Thanh Trì rà soát lại toàn bộ quy hoạch, đặc biệt dự báo dân số để đầu tư đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đảm bảo hiệu quả nhất.

Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến lưu ý tiêu chí khó nhất là cân đối thu, chi ngân sách. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, huyện cần hỗ trợ hàng chục nghìn hộ sản xuất kinh doanh để phát triển thành doanh nghiệp, nhằm tạo nguồn thu bền vững.

Hà Nội hiện có 12 quận gồm: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

17 huyện của thành phố gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn và Ứng Hòa.

Mở bán phân khu Best Western Premier - Charm Resort Hồ Tràm

Best Western Premier có vị trí nằm tại đường Ven Biển, ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án có phía Bắc giáp với đường Ven Biển, phía Nam giáp với Biển Đông và cách TP. Bà Rịa 30 km.

Phân khu Best Western Premier có tổng diện tích 7,2 ha, được xây dựng với mật độ 25%. Sản phẩm của dự án bao gồm các loại hình căn hộ biển, Wellness Spa và biệt thự như: graden villa, river villa, island villa, beach villa, ocean villa.

Graden villa có tổng diện tích đất là 150 m2, mật độ xây dựng 48%, được thiết kế chiều cao 3 tầng với 3 phòng ngủ và tổng diện tích sàn 258 m2.

River villa có tổng diện tích đất là 262 m2, mật độ xây dựng 44%, được xây thiết kế chiều cao 3 tầng với 4 phòng ngủ và tổng diện tích sàn 369 m2.

Island villa có tổng diện tích đất là 356 m2, mật độ xây dựng 49%, được thiết kế chiều cao 3 tầng với 4 phòng ngủ và tổng diện tích sàn 567 m2.

Mặt bằng thiết kế graden villa.
Mặt bằng thiết kế graden villa.

Beach villa có tổng diện tích đất là 390 m2, mật độ xây dựng 39%, được thiết kế chiều cao 3 tầng với 3 phòng ngủ và tổng diện tích sàn 493 m2.

Ocean villa tổng diện tích đất là 387 m2, mật độ xây dựng 45%, được thiết kế chiều cao 3 tầng với 4 phòng ngủ và tổng diện tích sàn 567 m2.

Tiện ích nội khu dự án Best Western Premier bao gồm: trung tâm nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, khu vườn tổ chức các sự kiện cộng đồng, bar rượu trên cao, sky pool, sàn yoga và vườn thiền, hồ bơi khoáng mặn trên không, bungalow spa, four season park, công viên nghệ thuật & vẹt, kid zone, mini golf, beach club, nhà hàng detox…

Chủ đầu tư dự án Phân khu Best Western Premier là Công ty Cổ phần Charm Group, đơn vị vận hành dự án Best Western, đơn vị phân phối của dự án là Realplus, Smartland, Danh Khôi Service, Unihomes…

Các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Best Western Premier Hồ Tràm có mức giá tham khảo khoảng từ 19 tỷ đồng/căn.