Long An: 'Cấp giấy chứng nhận đầu tư mở rộng KCN trong một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín'

Đó là thông tin được ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết tại Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2022 chủ đề 'Khơi thông làn sóng đầu tư mới', do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức sáng 11/8.

Ông Nguyễn Thành Thanh cho biết theo quy định của Nghị định 35 ngày 28/5/2022 là 60 ngày. Ở Long An, cấp giấy chứng nhận đầu tư là 1 ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín. Tuy nhiên, thực tế diễn ra đều trên 1 năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thời gian cho thuê đất đầu tư thứ cấp còn khoảng hơn 30 năm, chứ không phải 50 năm, lại tốn thêm thời gian GPMB, đầu tư hạ tầng, có những khu chỉ còn thời gian sử dụng dưới 30 năm, gây khó khăn thu hút đầu tư.

Ông Thanh cho biết hiện nay, để làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, các khu công nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay vì nộp cho địa phương như trước đây. Bộ sẽ lấy ý kiến các cơ quan liên quan, địa phương giải trình, nhà đầu tư giải trình cùng nhiều vấn đề khiến dự án kéo dài 1 năm hoặc trên 1 năm.

Tính đến nay, Long An có 37 KCN với tổng diện tích 12.285 ha. Trong đó, 35 KCN đã được Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam với tổng diện tích là 11.945 ha, còn 2 KCN nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Long An với tổng diện tích 340 ha.

Long An đã bồi thường giải phóng mặt bằng được 7.121 ha, đạt 70% so với tổng diện tích đất các KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Theo Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An, quỹ đất sạch của Long An phục vụ KCN còn trên 2.500 ha, đủ điều kiện kêu gọi đầu tư 800 ha. Quỹ đất còn lại nằm trong diện xúc tiến kêu gọi đầu tư. Thế mạnh của Long An là công nghiệp phụ trợ, ưu tiên công nghiệp ít sử dụng lao động và thân thiện môi trường. Long An có vị trí thuận lợi nằm sát TP HCM, có nhiều cửa khẩu và cảng biển cửa ngõ ĐBSCL, có điều kiện kết nối giao thông, đồng bộ hạ tầng.

Nhưng, nền đất địa phương còn yếu nên suất đầu tư cao, giá cho thuê lại, đầu tư thứ cấp cao nên việc kêu gọi đầu tư vào Long An gặp khó khăn. Tuy nhiên ông Thanh cho rằng các doanh nghiệp đã đầu tư vào địa phương lân cận nhiều nên Long An vẫn có cơ hội thu hút đầu tư..

Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An. Ảnh: Nhà Đầu Tư
Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An. Ảnh: Nhà Đầu Tư

Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư KCN liên quan đến quy hoạch, khảo sát, hiện trạng, liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời, các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng KCN phải đáp ứng yêu cầu vốn, kinh nghiệm.

Trong quá trình lập hồ sơ xin ý kiến các bộ ngành, liên quan vấn đề đất đai, quy hoạch xây dựng, nhà đầu tư cần chuẩn bị tốt năng lực tài chính, hồ sơ dự án đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt nội dung liên quan đất đai. Với các dự án KCN thì quan trọng việc chuyển đổi đất lúa, đất rừng, các tài sản công trình công cộng. Do đó, việc thực hiện dự án hạ tầng KCN mất nhiều thời gian….

Thời gian tới, các bước quy hoạch tỉnh, điều tra, khảo sát xây dựng sẽ được thực hiện trước khi lập hồ sơ dự án KCN, do đó doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, quy định luật đã bỏ quy hoạch KCN, đưa vào quy hoạch tỉnh, góp phần giảm bớt thời gian cho nhà đầu tư.

Cũng tại diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Phương cho hay, vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó đã bổ sung các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới, bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp để giảm bớt thủ tục hành chính và bổ sung, sửa đổi một số quy định để nâng cao hiệu quả sử dung đất trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và đồng hành cùng với nhà đầu tư để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh của khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng minh bạch, thuận lợi.

Bổ sung 3,5 ha để dời 12 ụ bê tông tại sân bay Tân Sơn Nhất

Bộ GTVT vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-2030.

Trong đó, Bộ GTVT điều chỉnh bổ sung diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý là 3,54 ha để di dời hệ thống ụ bê tông xi măng tại khu vực phía Đông Bắc của sân bay. Đồng thời, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất với tổng diện tích đất là 787,46 ha (không bao gồm diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý).

Diện tích đất Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện hữu là 545,10 ha, trong đó, diện tích đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ là 19,79 ha. Diện tích đất quốc phòng liên danh với hàng không dân dụng là 15,26 ha. Diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Nam có 25,66 ha và diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Bắc gồm 171,65 ha.

Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu báo cáo thẩm định của Vụ Kế hoạch - Đầu tư. Cùng đó, rà soát, hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ quy hoạch đảm bảo phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phù hợp với quy định hiện hành.

Diện tích đất Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện hữu là 545,10 ha. Ảnh: PLO.vn
Diện tích đất Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện hữu là 545,10 ha. Ảnh: PLO.vn

Theo tìm hiểu,, Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu Quân chủng Phòng không - Không quân triển khai tháo dỡ 12 ụ bê tông xi măng trong phạm vi dải lăn của đường lăn W11A thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất.

12 ụ bê tông tại sân bay Tân Sơn Nhất có chiều dài gần 20 m, rộng hơn 10 m, cao gần 3 m, hình chữ U. Công trình được xây dựng trước năm 1975.

Một lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân đánh giá 12 ụ bê tông nói trên là công trình chiến đấu. Do đó, quá trình phá dỡ và di dời không ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị.

Một chuyên gia về an toàn hàng không đánh giá, 12 ụ bê tông này được tháo dỡ việc điều phối máy bay thân lớn sẽ được cải thiện rất nhiều lần, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn hàng không quốc tế.

Lý do, đường lăn W11A hiện có nhiều ụ bê tông này nằm ở vị trí mương thoát nước nên khi máy bay thân rộng sải cánh lớn sẽ choàng lên các ụ bê tông gây tình trạng mất an toàn trong quá trình máy bay di chuyển.

Hà Nội quy hoạch 4 phân khu đô thị ngoại thành rộng hơn 3.000 ha

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành hàng loạt quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, 2, 4, 5 và 6, tỷ lệ 1/2.000. Bốn quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn có tổng diện tích gần 3.500 ha trên các xã Phù Linh, Tiên Dược, Mai Đình, Đông Xuân, Quang Tiến, Phù Lỗ và thị trấn Sóc Sơn.

Đầu tiên, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 625,15 ha; quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 49.560 người.

Khu vực quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Phù Linh, Tiên Dược, Mai Đình và thị trấn Sóc Sơn. Phía Tây Bắc giáp đường tỉnh lộ 131 và đường Quốc lộ 3; phía Bắc giáp khu dân cư và đất nông nghiệp thôn Phù Mã, xã Phù Linh; phía Đông giáp hành lang bảo vệ đường sắt quốc gia Hà Nội – Thái Nguyên; phía Nam giáp đường quy hoạch mặt cắt 50m (đường từ cụm công nghiệp tập trung đi xã Xuân Giang).

Phân khu này có vai trò là trung tâm của đô thị và dịch vụ thương mại nhà ở, trở thành trung tâm phát triển hỗn hợp của đô thị vệ tinh Sóc Sơn.

Thứ hai, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch Phân khu đô thị Sóc Sơn Khu 4, với diện tích đất lập quy hoạch khoảng 554 ha; quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 21.150 người.

Khu vực quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến. Phía Tây Bắc giáp đường tỉnh lộ 131 (giáp phân khu 5); phía Đông Bắc và phía Đông giáp tuyến đường nối từ sân bay Nội Bài đi trung tâm đô thị vệ tinh (giáp phân khu 1 và phân khu 2); phía Nam giáp quy hoạch Quốc lộ 18 (mới).

Theo Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn, phân khu này có tính chất là cụm công nghiệp tập trung (gồm khu công nghiệp Nội Bài, các cụm công nghiệp CN2, CN3, khu nhà ở công nhân và công trình công cộng) và khu dân cư làng xóm được giữ lại cải tạo chỉnh trang theo hướng hiện đại hóa.

Thứ ba, Quy hoạch Phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5 (khu vực hồ Đồng Quan và phụ cận) với quy mô diện tích đất lập quy hoạch khoảng 1.340 ha; dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 59.900 người.

Khu vực quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Quang Tiến, Phù Linh, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn. Phía Bắc giap khu du lịch văn hóa, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc (thuộc phân khu đô thị Sóc Sơn khu 7); phía Đông Bắc giáp đường nối từ Quốc lộ 3 đi đền Sóc; phía Đông Nam giáp các phân khu 1 và phân khu 4 đô thị Sóc Sơn, một phần phía Đông giáp tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Thái Nguyên (phân khu 3); phía Tây giáp đường quy hoạch liên khu vực mặt cắt 50m (trùng ranh giới đô thị vệ tinh).

Phân khu này bao gồm phần nội thị và ngoại thị, trong đó phần nội thị có diện tích 515ha gồm: Các khu vực đô thị, chức năng đô thị, các khu vực làng xóm hiện hữu được cải tạo, khu vực an ninh quốc phòng. Phần ngoại thị có diện tích khoảng 825 ha gồm: Khu cây xanh tập trung, cụm du lịch đền Sóc – hồ Đồng Quan, khu vực làng xóm hiện hữu được cải tạo, khu vực an ninh quốc phòng, phòng thủ.

Thứ tư, Quy hoạch Phân khu đô thị Sóc Sơn khu 6 với quy mô khoảng 523 ha; dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 16.330 người.

Khu vực quy hoạch thuộc địa gới hành chính các xã Đông Xuân, Mai Đình, Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn. Phía Đông giáp nút giao đường quốc lộ 18 hiện có với đường quốc lộ 18 quy hoạch mới; phía Bắc giáp hướng tuyến đường quốc lộ 18 quy hoạch mới (giáp phân khu 2 và 3; phía Nam giáp đường quốc lộ 18 hiện có; phía Tây giáp đường nối từ sân bay Nội Bài đi trung tâm đô thị vệ tinh.

Phân khu này có tính chất là cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các khu vực làng xóm hiện hữu, công viên cây xanh sinh thái.

Tại các quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trên, TP Hà Nội giao UBND huyện Sóc Sơn là đơn vị lập quy hoạch, chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định; phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan đơn vị liên quan để xác định các dự án đầu tư trong khu vực nghiên cứu; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về nội dung các đồ án quy hoạch phân khu.

UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các sở ngành trực thuộc UBND Thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu cho UBND huyện Sóc Sơn phục vụ công tác nghiên cứu lập đồ án quy hoạch phân khu đô thị đảm bảo đồng bộ với các quy hoạch ngành, chuyên ngành, lĩnh vực liên quan.

Dự án đất nền nghỉ dưỡng The Green Farmhouse tại Lâm Đồng có giá bán chỉ từ 1,5 triệu đồng/m2

Dự án đất nền nghỉ dưỡng The Green Farmhouse có vị trí tại xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Dự án The Green Farmhouse cách Đà Lạt 29 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột 140 km, cách thành phố Nha Trang 180 km.

Dự án The Green Farmhouse có diện tích 6 ha, với quy mô 25 lô đất nền được chia làm 4 khu vực A, B, C, D với diện tích dao động từ 207 – 1.090 m2, đường nội khu dự án rộng 6 m.

Tiện ích dự án The Green Farmhouse: Cách trung tâm huyện Lâm Hà 19 km, sân bay Liên Khương 27 km, khu du lịch Thác Voi 6 km, chùa Linh Quy Pháp Ấn 90 km, cafe Mê Linh 12 km, trang trại sầu riêng Tân Lâm Nguyên…

Dự án The Green Farmhouse
Dự án The Green Farmhouse.

Dự án The Green Farmhouse Lâm Đồng do Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Phát triển Lâm Nguyên làm chủ đầu tư, công ty có trụ sở chính tại số 23 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Phát triển Lâm Nguyên thành lập ngày 08/07/2019 do ông Ngô Ngọc Toàn làm người đại diện pháp luật, hoạt động chính trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Dự án The Green Farmhouse được chủ đầu tư Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Phát triển Lâm Nguyên áp dụng mô hình “Farmhouse” trồng, quản lý, chăm sóc cây ăn trái (sầu riêng, bơ, mít…) cho từng nhà vườn. Dự án The Green Farmhouse giai đoạn 1 mở bán 1,7 ha.

Dự án The Green Farmhouse có giá bán trên thị trường từ 1,5 triệu đồng/m2.