Ngày 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hình thức biểu quyết điện tử với tỷ lệ tán thành cao.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hình thức biểu quyết điện tử.
Kết quả biểu quyết cho thấy, có 448/450 đại biểu biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội). Như vậy, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Lê Tấn Tới cho biết: Ngày 01/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.
Các ý kiến của các vị ĐBQH đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để giải trình, tiếp thu và đã được thể hiện đầy đủ, toàn diện trong dự thảo Luật và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.
Triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Lê Tấn Tới cho biết, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, UBTVQH đã chỉ đạo quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW, chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội về thực hiện các giải pháp đổi mới trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.
Bảo đảm các quy định rõ ràng, thực chất, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, không trùng lặp với nội dung đã được quy định trong các luật khác, không quy định chung chung, quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội, bám sát thực tiễn, bảo đảm tính khả thi.
Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực thực thi.
Triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy (đã cắt giảm được 27 thủ tục hành chính, từ 37 thủ tục hành chính hiện hành xuống còn 10 thủ tục hành chính), giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Không quy định trong luật những nội dung về thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ mà giao Chính phủ, các Bộ quy định theo thẩm quyền để linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết, tạo thuận lợi cho việc phân cấp phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
So với dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 thì dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua có 55 điều (giảm 04 điều do bỏ 02 điều quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung quản lý nhà nước về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; ghép nội dung 02 điều thành 01 điều (Điều 28); chuyển nội dung Điều 56 thành khoản 6 Điều 55)…
Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 8): Có ý kiến đề nghị quy định rõ cơ sở chỉ cần phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cơ sở phải thành lập Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Lê Tấn Tới, tại khoản 4 Điều 37 của dự thảo Luật đã giao “Chính phủ quy định cơ sở phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, cơ sở phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành…”.
Còn cơ sở không thuộc 02 danh mục nêu trên thì không bắt buộc thành lập Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Trường hợp không thành lập Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì phải phân công người thực hiện nhiệm vụ Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở đó.
Quy định bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy, thiết bị truyền tin báo cháy theo lộ trình
Về phòng cháy đối với nhà ở (Điều 20): Có ý kiến đề nghị thay cụm từ “thành phố trực thuộc trung ương” tại khoản 5 bằng từ “địa phương” hoặc từ “đô thị” để quy định nhà ở tại các khu vực này phải trang bị thiết bị truyền tin báo cháy.
Đối với nhà ở tại các khu vực đô thị có mật độ dân cư rất cao, chật chội, trong ngõ, hẻm sâu, không bảo đảm hạ tầng giao thông hoặc nguồn nước phục vụ chữa cháy theo quy định của pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, chủ yếu là ở các thành phố lớn (thành phố trực thuộc trung ương) và do lịch sử quy hoạch, xây dựng trước đây.
Để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương hiện nay, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép quy định bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy, thiết bị truyền tin báo cháy theo lộ trình do Chính phủ quy định đối với các nhà ở thuộc các khu vực không bảo đảm hạ tầng giao thông hoặc nguồn nước phục vụ chữa cháy tại 05 thành phố trực thuộc trung ương.
Còn đối với nhà ở tại khu vực khác thì khuyến khích trang bị thiết bị truyền tin báo cháy, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.
Có ý kiến đề nghị bổ sung một khoản quy định về phòng cháy đối với nhà ở sau khi chuyển đổi công năng sang nhà dùng để kinh doanh như kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường.
Đối với nhà ở muốn chuyển đổi công năng như kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường phải thực hiện quy trình chuyển đổi công năng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp nhà ở chuyển đổi công năng thành cơ sở (thuộc diện phải quản lý về phòng cháy, chữa cháy) thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy đối với cơ sở quy định tại Điều 23 của dự thảo Luật.
Mặt khác, tại khoản 8 Điều 14 của dự thảo Luật đã quy định hành vi cấm chuyển đổi, bổ sung công năng sử dụng công trình, hạng mục công trình không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định này vào Điều 20 của dự thảo Luật.
Công tác chữa cháy là một nội dung trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, được nhà nước bảo đảm ngân sách
Về nguồn tài chính và ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 49 và Điều 50): Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình phải chịu một phần kinh phí về công tác chữa cháy khi lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình theo quy định của pháp luật và giao Chính phủ quy định mức phí cụ thể trong từng trường hợp.
UBTVQH cho biết, công tác chữa cháy là một nội dung trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, được nhà nước bảo đảm ngân sách thực hiện đối với các lực lượng theo quy định của pháp luật (khoản 3 và khoản 4 Điều 50 của dự thảo Luật).
Khi xảy ra cháy, nổ thì cơ quan, tổ chức, gia đình đã phải chịu thiệt hại nhất định về người và tài sản, nếu bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình đó phải chịu một phần kinh phí khi lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình sẽ gia tăng khó khăn cho người dân sau khi đã bị thiệt hại về người, tài sản trong vụ cháy.
Vì vậy, để phù hợp với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và thể hiện tính nhân văn trong quy định của pháp luật, UBTVQH đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình chịu một phần kinh phí về công tác chữa cháy khi lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định “trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng, an ninh hằng năm của UBND các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” cuối khoản 1 Điều 50.
UBTVQH xin báo cáo như sau: Quy định “trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng, an ninh hằng năm của UBND các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” được kế thừa tại khoản 2 Điều 55 của Luật Phòng cháy và chữa cháy hiện hành, đã được thực hiện ổn định trong thời gian qua, tạo thuận lợi cho công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, không phát sinh vướng mắc và không mâu thuẫn với Luật Ngân sách nhà nước.
Vì vậy, để tiếp tục tạo thuận lợi công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành và có chỉnh sửa lại cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi tại khoản 1 Điều 50 của dự thảo Luật.
Những điểm mới cơ bản của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có những điểm mới cơ bản sau:
Một là, bổ sung điều kiện cơ bản bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp kinh doanh.
Hai là, bổ sung quy định cụ thể, đầy đủ hơn về trách nhiệm trong việc bảo đảm điều kiện an toàn khi sử dụng điện của các tổ chức, cá nhân đối với quản lý, kiểm tra việc lắp đặt, sử dụng điện an toàn tại cơ sở, hộ gia đình.
Ba là, bổ sung quy định về cứu nạn cứu hộ trong dự thảo luật, cụ thể, quy định 1 chương về phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức cứu nạn cứu hộ; quyền, trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn cứu hộ;
Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn cứu hộ; xây dựng, thực tập phương án cứu nạn cứu hộ của cơ quan công an; trách nhiệm cứu nạn cứu hộ; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn cứu hộ.
Bốn là, bổ sung quy định cụ thể về bồi dưỡng, chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (luật hiện hành chưa có quy định cho hoạt động cứu nạn cứu hộ).
Năm là, bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
Sáu là, bổ sung quy định hoạt động khoa học công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học công nghệ; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
Bảy là, bổ sung quy định xử lý chuyển tiếp đối với công trình xây dựng đã đưa vào sử dụng mà không đảm bảo quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Dự kiến, kinh phí thực hiện Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 khoảng 26.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp thành phố khoảng 13.800 tỷ, còn ngân sách cấp huyện khoảng 12.400 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Người tham gia BHYT có thể đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT cấp ban đầu, cấp cơ bản trong toàn quốc. Trong một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein.
Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập tới việc đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã công bố các quyết định xử phạt đối với các cơ sở nha khoa và phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
Mới đây, Tổ chức Giải thưởng thế giới World Travel Awards công bố Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024. Đây là lần thứ 5 Việt Nam được vinh danh ở hạng mục này, các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023.
Theo Bộ Tài chính, qua quá trình thực tế thực hiện, có quan điểm cho rằng Biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) lũy tiến từng phần hiện hành là chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp.
Trường hợp nếu để xảy ra tai nạn giao thông chết người, thì người cho mượn phương tiện bị xử lý “Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 264 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra của UBND tỉnh, từ ngày 08 - 21/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã tổ chức kiểm tra, làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka - chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá và 94/94 cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá; lập 95 biên bản kiểm tra, biên bản làm việc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/11, bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp 8, với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ. Trong đó nêu rõ quy định về quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?