Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương
Central Institute for Economic Management - CIEM

Hình minh họa
Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM)
Khái niệm
Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương trong tiếng Anh là Central Institute for Economic Management; viết tắt là CIEM.
Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương là cơ quan nghiên cứu xây dựng và phát triển khoa học quản lí kinh tế ở Việt Nam, đề xuất các chính sách đổi mới cơ chế quản lí kinh tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển của đất nước, là cơ quan tư vấn kinh tế quan trọng và tin cậy của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; đồng thời được bạn bè và các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế.
Các đóng góp chính của Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương từ năm 2008 đến năm 2018
Về công tác nghiên cứu, tham mưu về cơ chế chính sách
Trong 10 năm (năm 2008 – 2018), Viện được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng hơn 200 đề án, báo cáo, dự thảo văn bản qui phạm pháp luật trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Các đề án, báo cáo nghiên cứu của Viện đã phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác tham mưu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đóng góp kịp thời cho việc ban hành các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Chính phủ.
Trong tình hình mới, để theo kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, Viện được giao thực hiện các đề án, báo cáo có tính chất mới như: Đề án kinh tế chia sẻ; đề án Chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đề án xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.
Đây là những đề án nhằm tham mưu các cơ chế, chính sách phù hợp để Việt Nam có thể tiếp cận và tận dụng được cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển đất nước.
Về công tác nghiên cứu khoa học
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018, Viện đã thực hiện 07 đề tài khoa học cấp Nhà nước; hàng chục đề tài khoa học cấp Bộ và đề tài cơ sở. Các đề tài do Viện thực hiện đều nhằm phục vụ trực tiếp cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao.
Về công tác đào tạo
Hiện nay, Viện tập trung vào công tác đào tạo tiến sĩ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành quản lí kinh tế; mở các lớp huấn luyện có liên quan đến phổ biến, tuyên truyền nội dung luật pháp kinh tế và các lớp chuyên đề về kinh doanh, cơ chế chính sách và quản lí kinh tế cho cán bộ, lãnh đạo cũng như các doanh nghiệp trong cả nước.
Về hợp tác quốc tế
Viện tích cực hợp tác nghiên cứu với nhiều nước và tổ chức quốc tế như: Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) do Chính phủ Australia tài trợ; Chương trình hợp tác phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP); Tổ chức hợp tác quốc tế Đức – GIZ (Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng xanh); v.v...
Nhiều dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế có tính thực tiễn cao như: Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam; Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng xanh; tham gia vào hoạt động của Ủy ban Kinh tế, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tập trung vào các nội dung cải cách cơ cấu mới của APEC và nhóm công tác về Luật và Quản trị doanh nghiệp; v.v...
Ngoài ra, Viện còn thiết lập quan hệ hợp tác rộng rãi và có hiệu quả với một số nước và tổ chức quốc tế như: Pháp, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore, Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) v.v...
(Tài liệu tham khảo: Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?