Vòng đời của chính sách kinh tế - xã hội/Vòng đời của chính sách công
Public policy life - cycle

Hình minh hoạ (Nguồn: unpri)
Vòng đời của chính sách kinh tế - xã hội
Khái niệm
Vòng đời của chính sách kinh tế - xã hội hay vòng đời của chính sách công trong tiếng Anh được gọi là Public policy life - cycle.
Mỗi chính sách kinh tế - xã hội (dù giải quyết vấn đề muôn thuở) đều ra đời và phát huy tác dụng theo những qui luật nhất định, với những giới hạn nhất định tạo nên vòng đời của chinh sách.
Nội dung vòng đời
- Giai đoạn 1: Thông thường, lúc đầu chính sách ít được xã hội hưởng ứng và gặp nhiều trở lại do tính mới lạ của nó, do nó chi phối, san sẻ lợi ích của nhiều đối tượng, do những người tổ chức thực thi chính sách chưa đủ hiểu biết, chưa đủ kinh nghiệm (giai đoạn này gọi là giai đoạn đưa chính sách vào thực hiện – giai đoạn 1).
- Giai đoạn 2: Tiếp theo, chính sách phát huy được vai trò của mình, thực hiện được những mục tiêu đặt ra với hiệu lực và hiệu quả cao (giai đoạn 2 – giai đoạn hiệu lực và hiệu quả).
- Giai đoạn 3: Với những thay đổi không ngừng của các đối tượng và môi trường, hiệu lực của chính sách giảm dần. Quá trình thích ứng với sự biến đổi đòi hỏi những điều chỉnh ở cả nội dung chính sách và công tác tổ chức thực thi (giai đoạn hiệu lực giảm).
- Giai đoạn 4: Đến một lúc nào đó, những cố gắng điều chỉnh sẽ không còn mang lại kết quả mong muốn, chính sách gần như mất hiệu lực (giai đoạn 4 – giai đoạn lạc hậu). Chính sách đã thực hiện xong sứ mệnh của mình và cần được thay thế bởi những chính sách mới thích hợp với điều kiện mới.
Xuất phát từ vòng đời của mỗi chính sách, Nhà nước cần tìm ra được những hình thức, công cụ thực hiện chính sách cho thích hợp.
Sau điểm ngưỡng – điểm phân cách giữa hai giai đoạn 2 và 3 của vòng đời chính sách, Nhà nước cần tính toán để chuẩn bị cho sự ra đời của chính sách mới thay thế cho chính sách cũ.
Dĩ nhiên cũng có những chính sách có vòng đời dài, diễn biến phức tạp cần được đặc biệt lưu ý để xử lí cho thoả đáng.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, TS. Nguyễn Thị Lệ Thuý, TS. Bùi Thị Hồng Việt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, 2012)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?